Đề Xuất đầu Tư Công 5.886 Tỷ đồng Xây Tuyến Cao Tốc Cao Lãnh - An ...
Có thể bạn quan tâm
- Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án
- Năm 2024, Nghệ An thu hút 1,7 tỷ USD vốn FDI, cao nhất từ trước đến nay
- Ninh Thuận: Thêm dự án du lịch chậm tiến độ bị thu hồi đất
- Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương nạo vét tuyến luồng hàng hải Kỳ Hà
- Ninh Thuận lên kế hoạch khắc phục 32 dự án chậm tiến độ
- Đề xuất cho doanh nghiệp tham gia giải phóng mặt bằng KCN Tam Anh - An An Hòa
- Sắp hết thời “thả rông” các tuyến cao tốc
- Chính thức “bật đèn xanh” cho Vingroup - Techcombank nghiên cứu cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
- Lãnh đạo Gia Lai đề xuất đầu tư đường cao tốc Pleiku - Quy Nhơn
Bình đồ tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu. |
Bộ GTVT vừa có tờ trình số 5239/TTr – BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1.
Tờ trình lần này đã được Bộ GTVT tiếp thu đầy đủ Báo cáo kết quả thẩm định Dự án số 2834/BC-BKHĐT ngày 29/4/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đề xuất mới nhất của Bộ GTVT, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu có điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Tổng chiều dài tuyến thuộc Dự án là 27,43 km, trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Tháp là 18,2 km và tỉnh Tiền Giang là 9,23 km.
Tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 205015, đoạn cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thuộc tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh có quy mô 4 làn xe. Căn cứ kết quả dự báo nhu cầu vận tải, quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Bộ GTVT đã chỉ đạo nghiên cứu nhiều phương án về quy mô đầu tư.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá kỹ về ưu, nhược điểm của từng phương án, trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn khó khăn, để phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị đầu tư phân kỳ mặt cắt ngang quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền 17 m, bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục) bảo đảm tốc độ khai thác 80 km/h, toàn bộ các yếu tố hình học, kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc với tốc độ thiết kế 100 km/h; giải phóng mặt bằng ngay theo quy mô quy hoạch được duyệt.
Với quy mô đầu tư như trên, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 khoảng 5.886 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây dựng và thiết bị là 4.016 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 856 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 321 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 693 tỷ đồng.
Bộ GTVT cho biết là suất vốn đầu tư của dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu khoảng 158 tỷ đồng/km, so sánh với các dự án lân cận thì suất vốn đầu tư của dự án tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thấp hơn suất đầu tư của dự án tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (khoảng 172,8 tỷ đồng/km); cao hơn dự án tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (khoảng 138,5 tỷ đồng/km) do tỷ lệ chiều dài cầu/km lớn hơn (dự án Cao Lãnh - An Hữu khoảng 150 md/km, Mỹ An - Cao Lãnh khoảng 119 md/km), số lượng nút giao nhiều hơn (dự án Cao Lãnh - An Hữu có 4 nút giao: 3 nút giao liên thông, 1 nút giao trực thông; Mỹ An - Cao Lãnh có 2 nút giao liên thông).
Trên cơ sở sự cần thiết, tính cấp bách, hiệu quả đầu tư, để bảo đảm triển khai thành công và sớm hoàn thành tuyến đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ triển khai đầu tư Dự án theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành xây dựng phương án để thu hồi vốn nhà nước. Đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng.
Trên cơ sở tiến độ triển khai các hạng mục công việc của Dự án, Bộ GTVT dự kiến nhu cầu bố trí vốn trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025 khoảng 3.486,8 tỷ đồng (khoảng 59,2% sơ bộ tổng mức đầu tư), chuyển tiếp, hoàn thành trong giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 2.399,2 tỷ đồng (khoảng 40,8% sơ bộ tổng mức đầu tư). Giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT dự kiến bố trí vốn thực hiện Dự án từ nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã dự kiến phân bổ cho Dự án và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ GTVT cho biết, thực tiễn triển khai cho thấy, các dự án đường bộ cao tốc có quy mô, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, tổng mức đầu tư lớn, thời gian chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật để khởi công dự án thường cần khoảng 3 năm (phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, đền bù giải phóng mặt bằng..), thời gian thi công hoàn thành công trình tối thiểu từ 2 - 3 năm.
Chính vì vậy, nếu theo trình tự, thủ tục hiện nay phần lớn các dự án đường bộ cao tốc khó có thể hoàn thành trong một kỳ trung hạn.
Bên cạnh đó, với đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu chủ yếu đi qua khu vực nền đất yếu, cần thời gian xử lý đất yếu chiếm tới 12 - 15 tháng; đây cũng là tuyến đi mới hoàn toàn, xa hệ thống đường hiện hữu nên điều kiện để tiếp cận mặt bằng, tập kết máy móc thiết bị, vật liệu để triển khai thi công khó khăn.
Đồng thời, đặc điểm thời tiết và khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn bởi mùa mưa thường từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm, mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm nên ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực tế thi công ngoài hiện trường.
Với các điều kiện đặc thù nêu trên, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tư vấn xây dựng, dự kiến tiến độ hoàn thành dự án như sau: chuẩn bị dự án năm 2022; khởi công năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2026.
Tại tờ trình số 5239, Bộ GTVT cho biết là chiểu theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Dự án thuộc đối tượng được áp dụng cơ chế đặc thù phân cấp cho các địa phương là cơ quan chủ quản thực hiện và Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc phân cấp cho các địa phương. Việc phân chia các dự án thành phần cần bảo đảm điều kiện vận hành độc lập.
Trên cơ sở nêu trên, Dự án được phân chia thành các dự án thành phần, gồm: Dự án thành phần 1 (Km0+000 – Km16+000) với chiều dài khoảng 16 km thuộc tỉnh Đồng Tháp, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.640 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 (Km16+000 – Km27+430) với chiều dài khoảng 11,43 km thuộc 2 tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 2.246 tỷ đồng.
Đối với các dự án thành phần được Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho địa phương là cơ quan chủ quản đầu tư, Bộ GTVT là Bộ quản lý chuyên ngành sẽ giao cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở; đóng vai trò là cơ quan rà soát, điều phối bảo đảm thống nhất về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; đồng thời, là cơ quan chủ trì tổng hợp trình điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Bên cạnh đó, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 nằm trong danh mục của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Chính phủ báo cáo và được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022. Đây cũng là "dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn, cấp bách về hạ tầng giao thông" và là " tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công".
Do vậy Bộ GTVT đề xuất Dự án được áp dụng cơ chế đặc thù tại khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 và thực hiện theo các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các dự án thuộc Chương trình.
Chọn đáp án đúng cho Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu Rủi ro về tiến độ liên quan đến việc thu xếp vốn tín dụng là nguyên nhân chính chuyển đổi phương thức đầu tư cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu từ... #cao tốc An Hữu - Cao Lãnh # đầu tư công # dự án # Tiền Giang # Đồng Tháp Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án
- Năm 2024, Nghệ An thu hút 1,7 tỷ USD vốn FDI, cao nhất từ trước đến nay
- Thừa Thiên Huế điều chỉnh quy hoạch chung Khu công nghiệp Phong Điền
- Ninh Thuận: Thêm dự án du lịch chậm tiến độ bị thu hồi đất
- Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương nạo vét tuyến luồng hàng hải Kỳ Hà
- Ninh Thuận lên kế hoạch khắc phục 32 dự án chậm tiến độ
- Thừa Thiên Huế điều chỉnh dự án đường trục chính Lăng Cô - Cảnh Dương
- Đề xuất cho doanh nghiệp tham gia giải phóng mặt bằng KCN Tam Anh - An An Hòa
- Gia Lai thu hút đầu tư vào lĩnh vực trọng điểm
- Đề xuất cơ quan có thẩm quyền mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
- Tạo mũi đột phá cho kinh tế trong “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
- 1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích
- 2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công
- 3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12
- 4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng
- 5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- Sao Vàng đất Việt 2024
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024
- MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025
Từ khóa » Ban đó Cao Tốc An Hữu - Cao Lãnh
-
Thủ Tướng Phê Duyệt đầu Tư đường Cao Tốc Cao Lãnh - An Hữu
-
Thủ Tướng Phê Duyệt Xây Cao Tốc Cao Lãnh – An Hữu Gần 5.900 Tỷ ...
-
Đề Xuất đầu Tư Hơn 6.000 Tỷ đồng Xây Cao Tốc Cao Lãnh - An Hữu
-
Dự án Cao Tốc Cao Lãnh-An Hữu Sẽ đưa Vào Sử Dụng Năm 2025
-
Rốt Ráo Chuẩn Bị Dự án Cao Tốc Cao Lãnh-An Hữu Hơn 6.000 Tỷ
-
Đồng Tháp Muốn Kéo Dài Tuyến Cao Tốc An Hữu - Cao Lãnh Thêm 4 Km
-
Báo Cáo Tiến độ Dự án Cao Tốc Cao Lãnh – An Hữu – Đài Phát Thanh ...
-
Thẩm định Dự án Cao Tốc Cao Lãnh - An Hữu Dài Gần 28 Km | THDT
-
Phê Duyệt Chủ Trương đầu Tư đường Cao Tốc Cao Lãnh – An Hữu
-
Cao Tốc Cao Lãnh – An Hữu Nối Tiền Giang Và Đồng Tháp
-
Gần 11.000 Tỷ đồng Cho Cao Tốc Cao Lãnh-An Hữu Và Cao Lãnh-Mỹ ...
-
Đồng Tháp: Cao Tốc Cao Lãnh - An Hữu Vốn đầu Tư Hơn 6.000 Tỷ ...
-
Đồng Tháp Thông Qua Nghị Quyết Xây Dựng 18,2 Km Công Trình Cao ...