Đề Xuất Giảm Giá FIT điện Gió: DN Kiến Nghị Kéo Dài ...

Bộ Công Thương có văn bản gửi các bộ, ngành, đơn vị liên quan đề nghị cho ý kiến đối với dự thảo Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án giải quyết khó khăn trong đầu tư xây dựng các dự án điện gió.

Trong dự thảo, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng đồng ý chủ trương kéo dài thời điểm áp dụng giá FIT (feed-in-tariff là cơ chế chính sách được đưa ra nhằm khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, tăng sức cạnh tranh của các nguồn năng lượng này với các nguồn năng lượng truyền thống) cho các dự án điện gió đến hết năm 2023.

Đáng chú ý là đề xuất giảm mức giá FIT giai đoạn sau 1/11/2021.

dien-gio-1702

Việc cắt giảm mức giá FIT sẽ làm ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các dự án điện gió mới. Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, các dự án vận hành từ tháng 11/2021 đến hết năm 2022 sẽ áp dụng mức giá mua vào 7,02 cent/kWh cho điện gió mặt đất (giảm khoảng 17% so với giá FIT trước đó là 8,5 cent/kWh) và 8,47 cent/kWh cho các điện gió ngoài khơi hoặc gần bờ (giảm khoảng 13% so với giá FIT trước đó là 9,8 cent/kWh). Các dự án vận hành từ năm 2023 sẽ áp dụng mức giá lần lượt 6,81 cent/kWh và 8,21 cent/kWh.

Trước đề xuất nêu trên, Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (GWEC) cho rằng, việc cắt giảm mức giá FIT sẽ làm ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các dự án điện gió mới đã lên kế hoạch ở Việt Nam, cũng như đe dọa vị trí hiện tại của đất nước là thị trường điện gió hàng đầu ở Đông Nam Á.

Bởi lẽ các nhà đầu tư vốn đã phải đối mặt với sự chậm trễ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và những thách thức chung gặp phải đối với thị trường điện gió, do đó, trong giai đoạn đầu sẽ gặp khó khăn về việc đóng tài chính, có thể dẫn đến "phá sản", làm giảm tới 80% việc lắp đặt điện gió mới vào năm 2023, và 25% mỗi năm sau đó.

Phân tích rõ hơn về vấn đề này, ông Ben Backwell, Giám đốc điều hành của GWEC cho biết, ngành công nghiệp điện gió đang trên đà đạt được lợi thế về quy mô và giảm chi phí, điều này sẽ đưa Việt Nam trở thành thị trường điện gió hàng đầu ở Đông Nam Á, nhưng nếu mức giá FIT theo đề xuất của Bộ Công Thương được thực hiện, sẽ gây ảnh hưởng lâu dài, dẫn đến giá năng lượng cao hơn vào thời điểm nhu cầu năng lượng của đất nước đang tăng.

GWEC cho biết, việc giảm nhẹ giá FIT sẽ đảm bảo đủ thời gian để các dự án đi vào hoạt động ổn định, đồng thời phát triển chuỗi cung ứng ngành điện gió. Nhưng nếu giảm giá mạnh mà không tính đến các thách thức liên quan, thị trường điện gió Việt Nam có thể phải đối mặt với chu kỳ "bùng nổ-phá sản" như các nước châu Âu, châu Mỹ trước đây.

Trên cơ sở đó, GWEC đề xuất gia hạn 6 tháng đối với mức giá FIT hiện tại do sự chậm trễ liên quan đến quy hoạch và gián đoạn từ COVID-19. Đồng thời, giảm nhẹ mức giá FIT cho các dự án gió trên bờ và dự án trên biển được đưa vào vận hành từ tháng 5/2022 trở đi.Cùng quan điểm với GWEC, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã có văn bản gửi Chính phủ và Bộ Công Thương, kiến nghị kéo dài giá FIT hiện tại của điện gió và điện mặt trời "thêm ít năm nữa" cho đến khi Chính phủ, Bộ Công Thương thực hiện được việc đấu thầu rộng rãi, lúc đó mới thay đổi giá điện gió, điện mặt trời.

Theo Chuyên gia năng lượng Nguyễn Thành Sơn, tỉ trọng điện từ nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam hiện là quá cao so với mức bình quân thế giới. Ông Sơn cho hay, năm 2019, tỉ trọng nguồn năng lượng tái tạo của thế giới là 26%, trong khi Việt Nam riêng về nguồn cũng đã trên 30%. Trong đó có điện gió và điện mặt trời, hai loại năng lượng này trong năm 2019 tỉ trọng bình quân thế giới là hơn 8%, hiện nay Việt Nam đã trên 12%.

Trong thời gian gần đây, các nguồn năng lượng tái tạo thế hệ mới như điện gió, điện mặt trời phát triển rất mạnh mẽ tại nhiều tỉnh do có cơ chế khuyến khích giá FIT của Chính phủ. Tuy nhiên, lưới điện 110 kV tại một số khu vực lại không phát triển kịp thời để giải tỏa công suất cho các nguồn điện này, gây ra nhiều thiệt hại cho nhà đầu tư.

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Đến cuối tháng 6/2020, thêm 7.000 MW điện gió được bổ sung vào quy hoạch, trong khi số dự án vận hành đến nay là 11 dự án, công suất 429 MW.

Theo đó, giá mua điện gió trên bờ theo Quyết định 39 là 8,5 cent/kWh, còn ngoài khơi là 9,8 cent/kWh với các dự án vận hành trước ngày 1/11/2021. Cơ chế giá FIT theo quyết định này đã tạo động lực thúc đẩy thị trường điện gió tại Việt Nam phát triển.

(Theo Báo điện tử Chính phủ)

Bài liên quan Phản ứng của chuyên gia, doanh nghiệp điện gió trước việc giảm giá FITPhản ứng của chuyên gia, doanh nghiệp điện gió trước việc giảm giá FIT Doanh nghiệp vừa đề xuất Quảng Trị bổ sung quy hoạch Điện VII 2 dự án Nhà máy Điện gió là ai?Doanh nghiệp vừa đề xuất Quảng Trị bổ sung quy hoạch Điện VII 2 dự án Nhà máy Điện gió là ai? Quảng Trị có thêm nhà máy điện gió tổng vốn đầu tư 1.696 tỷ đồngQuảng Trị có thêm nhà máy điện gió tổng vốn đầu tư 1.696 tỷ đồng Tập đoàn PNE muốn sớm triển khai siêu dự án điện gió 4,8 tỷ USD ngoài khơi ở Bình ĐịnhTập đoàn PNE muốn sớm triển khai siêu dự án điện gió 4,8 tỷ USD ngoài khơi ở Bình Định

Từ khóa » Giá Fit điện Gió