Đề Xuất Mức Lương Tối Thiểu Theo Giờ Từ ... - LĐLĐ Tỉnh Quảng Bình

  • Trang chủ
  • Các cơ quan QLHCNN
  • Hỏi đáp
  • Phần mềm QLVB
  • Thư điện tử công vụ
  • Phần mềm QLCĐ
Giới thiệu
  • Lịch sử Công đoàn Quảng Bình
  • Cơ cấu tổ chức
  • Chức năng - nhiệm vụ
    • Tin hoạt động
      • HOẠT ĐỘNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH
      • LĐLĐ Huyện, Thành phố, Thị xã
      • Công đoàn ngành
      • Công đoàn cơ sở
        • Các chuyên đề
          • Tuyên giáo
          • Chính sách pháp luật
          • Tổ chức
          • Kiểm tra
          • Nữ công
          • Tài chính
            • Hệ thống Văn bản
              • Đảng
              • Nhà nước
              • Tổng LĐLĐ Việt Nam
              • Liên đoàn lao động tỉnh
                • LỊCH LÀM VIỆC WEBSITE SỞ NGÀNH --- Liên kết website ---Bảo hiểm xã hội Quảng BìnhBảo hiểm xã hội Việt NamĐài PTTH Quảng BìnhSở Giáo dục và Đào tạo Quảng BìnhSở Thông tin và Truyền thôngTrang TTĐT tỉnh Quảng BìnhTrường Trung cấp nghề số 9 SỐ LƯỢT TRUY CẬP SỐ LƯỢT TRUY CẬP: TRUY CẬP TRONG NGÀY:
Trang chủTìm hiểu pháp luật Lao động và Công đoàn
Share twitter Bản in Gởi bài viết
Đề xuất mức lương tối thiểu theo giờ từ ngày 1/7 Lương tối thiểu giờ được đề xuất từ 15.600 đồng tới 22.500 đồng tương ứng bốn vùng, bên cạnh tăng lương tối thiểu tháng thêm 6% từ ngày 1/7.

Ngày 20/5, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bắt đầu lấy ý kiến 29 bộ ngành, cơ quan, hiệp hội về dự thảo nghị định quy định mức lương tối thiểu, áp dụng với lao động làm việc theo hợp đồng trong doanh nghiệp.

Dự thảo đề xuất lương tối thiểu tháng tăng thêm 6% từ ngày 1/7, tương ứng 180.000-260.000 đồng so với hiện hành. Nếu được thông qua, lương tối thiểu lần lượt vùng I là 4,68 triệu; vùng II 4,16 triệu, vùng III là 3,64 triệu và vùng IV là 3,25 triệu đồng. Mức hiện hành dao động 3,07-4,42 triệu đồng, giữ nguyên từ đầu năm 2020 đến nay.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng mức điều chỉnh này có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp. Thông thường, lương tối thiểu vùng được điều chỉnh sau một năm thực hiện, song từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch tác động tiêu cực khiến việc tăng lương tối thiểu vùng bị trì hoãn tới hai năm. Lương tối thiểu hiện tại không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình, thấp hơn khoảng 1,3% vào năm 2022, theo tính toán của Bộ phận kỹ thuật, Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Trên cơ sở này, lương tối thiểu theo giờ được đề xuất áp dụng tương ứng với vùng I là 22.500 đồng; vùng II là 20.000 đồng, vùng III là 17.500 đồng và vùng IV là 15.600 đồng. Lần đầu tiên, dự thảo đưa loại hình lương mới này vào, nhằm triển khai quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ tháng 1/2021.

Bộ Lao động lý giải, luật quy định lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo giờ, nên ngoài lương tối thiểu tháng, Chính phủ cần có quy định về lương tối thiểu giờ. Lương tối thiểu tháng chủ yếu áp dụng cho lao động làm công việc ổn định trong khu vực chính thức.

Với người lao động làm việc linh hoạt cho các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ như nhà hàng, siêu thị, quán cà phê... thì việc dùng lương tối thiểu tháng làm căn cứ thỏa thuận trả lương theo ngày, giờ, tuần đang cứng nhắc, ảnh hưởng quyền lợi lao động. Chính phủ cần quy định lương tối thiểu giờ để mở rộng độ bao phủ, bảo vệ các nhóm lao động làm công việc linh hoạt, bán thời gian.

Nghị định dự kiến áp dụng với lao động được trả lương theo tháng, theo giờ. Với loại hình khác như lương theo tuần, ngày, sản phẩm hoặc lương khoán sẽ do doanh nghiệp lựa chọn quy đổi sang mức lương tháng hoặc giờ, đảm bảo không thấp hơn lương tối thiểu tháng hoặc giờ. Doanh nghiệp không cần thay đổi hình thức trả lương mà chỉ quy đổi ra mức lương tháng hoặc giờ để đối chiếu, kiểm chứng độ tuân thủ quy định của Chính phủ.

Hội đồng Tiền lương quốc gia hôm 12/4 thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7/2022. Nếu được thông qua, đây là lần đầu tiên kể từ khi áp dụng lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp (năm 2009), tiền lương tăng vào giữa năm thay vì đầu năm và dự kiến kéo dài 18 tháng thay vì 12 tháng như thường lệ.

Đại diện VCCI đồng ý với mức tăng 6% song chưa hài lòng với thời điểm tăng từ 1/7, mong muốn điều chỉnh từ 1/1/2023 để doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị. Ngày 14/4, tám hiệp hội doanh nghiệp có công văn gửi Chính phủ kiến nghị lùi thời điểm tăng lương sang đầu năm sau. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sau đó có ý kiến, đề nghị các hiệp hội rút đề xuất này, trong bối cảnh khảo sát 56% lao động nói tiền lương không đủ sống.

X.H (Cập nhật)

[Trở về]
Các tin đã đăng
  • Thủ tục trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (18-05-2022)
  • Cập nhật chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn (10-05-2022)
  • Đề xuất tăng hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHXH (10-05-2022)
  • Toàn bộ trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến mới nhất (06-05-2022)
  • Hai đối tượng được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà (26-04-2022)
  • Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2022 (26-04-2022)
  • Những quy định về trách nhiệm bồi thường, người lao động cần chú ý (22-04-2022)
  • Gởi bài
  • Unicode
  • Góp ý
TRANG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG BÌNH Bản quyền thuộc về Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Bình. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Bình Giấy phép số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình cấp ngày 19/01/2015 Địa chỉ: Đường Thống Nhất - P. Đức Ninh Đông - TP. Đồng Hới  Điện thoại: (052) 3822368 - Fax: (052) 3825856 - Email: liendoanlaodong@quangbinh.gov.vn

Từ khóa » Mức Lương Tăng Theo Vùng Năm 2020