Đề Xuất Nhiệm Vụ KHCN

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Loading...
  • Hướng dẫn
  • Đăng nhập

Content Editor

  • Đề xuất, xét duyệt danh mục

    • Gửi đề xuất
    • Đề xuất đã công bố
  • Tuyển chọn, giao trực tiếp

    • Đăng ký tuyển chọn
  • Nhiệm vụ đang triển khai

  • Nhiệm vụ đang nghiệm thu

  • Nhiệm vụ đã hoàn thành

  • Tra cứu đề xuất

  • Lịch công tác

Tiếp nhận đề xuất nhiệm vụ KHCN Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn KHCN Tiếp nhận hồ sơ đăng ký nghiệm thu Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chuyên gia

KHCN.Apps - Block_GuiDeXuat

Đề xuất nhiệm vụ KHCN

Để gửi đề xuất xin mời nhấn vào Gửi đề xuất! Người đề xuất: Đào Trọng Hùng Thuộc cơ quan: Chọn cơ quan Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp mô hình toán trong giám sát sử dụng rơm rạ theo hướng nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ môi trường không khí vùng đồng bằng sông Cửu Long Cấp quản lý: Cấp Bộ Lĩnh vực: Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 theo Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Thuộc chương trình: Mục tiêu:

Mục tiêu chung:Đánh giá được thực trạng và xây dựng chiến lược tối ưu hóa việc quản lý rơm rạ để sử dụng quản lý dinh dưỡng cây trồng tuần hoàn cho sản xuất lúa theo hướng hữu cơ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại đồng bằng Sông Cửu Long. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được thực trạng và xu hướng sử dụng rơm rạ trong vòng 20 năm qua (số lượng và chất lượng) quản lý và sử dụng rơm rạ (vụ mùa, vụ đông xuân, vụ hè thu) vùng đồng bằng sông Cửu Long và ảnh hưởng của các phương thức sử dụng rơm rạ đến chất lượng đất (hàm lượng hữu cơ trong đất-SOC,…). - Xây dựng được quy trình lượng hóa mất chất dinh dưỡng (hàm lượng các bon, đạm, lân, kali) khi đốt rơm rạ trên đồng ruộng, thu gom rơm rạ vào mục đích khác sau thu hoạch và lượng hóa được mức độ ô nhiễm (CO2, CO, CH4, NOX, và SO2…), từ dữ liệu viễn thám kết hợp quan trắc lấy mẫu tại hiện trường. - Xây dựng được hệ thống các giải pháp tái sử dụng rơm rạ sau thu hoạch vào phục vụ sản xuất lúa theo hướng hữu cơ trong chuỗi kinh tế tuần hoàn, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa đến năm 2025 định hướng năm 2030.

Sản phẩm dự kiến:

- Báo cáo thực trạng (chất lượng, số lượng, phương thức sử dụng) quản lý và sử dụng rơm rạ, ảnh hưởng của các phương thức sử dụng này đến chất lượng đất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và xu thế sử dụng rơm rạ trong vòng 20 năm qua. - Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát và quan trắc diễn biến chất lượng đất các mô hình áp dụng các phương thức quản lý và sử dụng rơm rạ bền vững. - Quy trình lượng hóa được mất chất dinh dưỡng (hàm lượng các bon, đạm, lân, kali) khi đốt rơm rạ trên đồng ruộng, thu gom rơm rạ vào mục đích khác sau thu hoạch tại đồng bằng sông Cửu Long. - Báo cáo bộ chỉ số hàm lượng hữu cơ trong đất (SOC) và dự báo đến năm 2025-2030 (có tính đến tác động của biến đổi khí hậu). - Báo cáo mô hình chất lượng không khí CMAQ và lượng hóa được mức độ ô nhiễm CO2, CO, CH4, NOX, và SO2,.... giám sát và dự báo đến năm 2025-2030. - 03 – 06 mô hình thực nghiệm với quy mô 2 – 3 ha áp dụng kinh tế tuần hoàn, sử dụng hợp lý rơm rạ bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế (cao hơn 10 – 20%, so với canh tác hiện tại), giảm thiểu lượng phân hóa học, rơm rạ thay thế phân hữu cơ cần bón, góp phần bảo vệ môi trường. - Công bố 01-02 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI hoặc Scopus. - Đào tạo 1 thạc sĩ và tổ chức tập huấn, hội nghị đầu bờ cho 400 người dân, cán bộ khuyến nông trong vùng nghiên cứu nhằm thông tin, tuyên truyền mở rộng kết quả của đề tài. - Xây dựng hệ thống quan trắc diễn biến chất lượng đất các mô hình áp dụng các phương thức quản lý và sử dụng rơm rạ bền vững và chuyển giao công nghệ.

Khả năng ứng dụng:

Tổng cục Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT), Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT), Các sở TN&MT, Sở NN&PTNT các tỉnh trong phạm vi đề tài nghiên cứu.

Loại đề xuất: File đề xuất: ĐXNV_Hùng_Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.pdf ĐỀ XUẤT MỚI
STTTên đề xuấtNgười gửiNgày gửiCấp quản lý
1 Nghiên cứu ảnh hưởng của trắc lượng hình thái địa hình và hệ sinh thái lớp phủ thực vật trong dự báo nguy cơ sạt lở đất trên các sườn dốc, phục vụ đề xuất bộ tiêu chí, chỉ tiêu trong giám sát, cảnh báo tai biến tự nhiên Nguyễn Phi Sơn 21/11/2024 Cấp Bộ
2 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Viễn thám, GIS và Học máy trong giám sát và dự báo chất lượng cung ứng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế xanh các vùng đất ngập nước quan trọng Nguyễn Phi Sơn 21/11/2024 Cấp Bộ
3 Nghiên cứu xây dựng hệ thống thu nhận và quản lý thành quả đo đạc ngoại nghiệp, dữ liệu và sản phẩm nội nghiệp trong các quy trình tác nghiệp đo đạc và bản đồ phục vụ quản lý, giám sát thi công các dự án, nhiệm vụ chuyên môn Nguyễn Phi Sơn 21/11/2024 Cấp Bộ
4 Nghiên cứu nâng cao hiệu suất các mô hình học máy dựa trên việc phát triển bộ mẫu huấn luyện đa nguồn gốc phục vụ nhận dạng và giải đoán đối tượng địa lý trong thành lập và cập nhật CSDL nền địa lý quốc gia tỷ lệ lớn. Nguyễn Phi Sơn 21/11/2024 Cấp Bộ
5 Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên (đối tượng khu bảo tồn thiên nhiên), thí điểm với 30 khu bảo tồn thiên nhiên Trần Tuyết Mai 14/11/2024 Cấp Bộ
6 Nghiên cứu xây dựng đề xuất quy trình chuyển đổi số trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước tại nguồn TS. Tống Thanh Tùng 07/11/2024 Cấp Bộ
7 Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng bộ tiêu chí xác định các khu vực có khả năng kết hợp hoặc luân phiên khai thác các nguồn nước phục vụ khai thác sử dụng hiệu quả nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu. Áp dụng thử nghiệm tại khu vực ven biển Bắc Trung Bộ. Hoàng Đại Phúc 07/11/2024 Cấp Bộ
8 Nghiên cứu mức độ biến chất than bằng phương pháp đo độ phản xạ Vitrinite, áp dụng thử nghiệm các mẫu lõi khoan ở phần đất liền bể than Sông Hồng Nguyễn Đức Phong 01/11/2024 Cấp Bộ
9 Nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật hiện đại về lĩnh vực hạt nhân và đồng vị phóng xạ phục vụ phân tích mẫu địa chất, khoáng sản và môi trường của ngành tài nguyên và môi trường Vũ Trọng Tấn 18/10/2024 Cấp Bộ
10 Nghiên cứ sử dụng rong biển Asparagopsis taxiformis trong khẩu phần ăn để giảm thiểu phát thải khí mêtan (CH4) trong chăn nuôi bò thịt Lê Văn Thiện 10/10/2024 Cấp Bộ

Từ khóa » Hệ Thống Rơm Quán