Đề Xuất Tăng Hạn Sử Dụng Giấy Chuyển Viện Với Người Có Thẻ BHYT ...
Có thể bạn quan tâm
Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế (BHYT) thuộc lĩnh vực y tế, Bộ Y tế đề xuất tăng thời hạn sử dụng giấy chuyển tuyến đối với người có thẻ BHYT từ 10 ngày lên 30 ngày.
Theo quy định tại Thông tư 37/2014/TT-BYT, giấy chuyển tuyến đối với người có thẻ BHYT có giá trị sử dụng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng tối đa 30 ngày kể từ ngày ký.
Trường hợp người có thẻ BHYT mắc bệnh thuộc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp như lao, bệnh phong, HIV/AIDS, di chứng viêm não, u nhú thanh quản… thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong thời gian 12 tháng kể từ ngày cấp.
Dự thảo nêu rõ, trường hợp thời gian chuyển tuyến chuyển tiếp qua hai năm thì người bệnh có trách nhiệm thông báo với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng hiệu lực của thẻ y tế vào ngày 1/1 của năm mới, trừ đối tượng là người hưu trí.
Ví dụ: Giấy chuyển tuyến được cấp vào ngày 30/11/2017 thì sẽ có giá trị đến hết ngày 30/11/2018 nhưng đến ngày 1/1/2018 nếu người bệnh vẫn đang được điều trị nội trú thì phải cũng cấp thông tin về việc mình có được cấp hay không được cấp thẻ bảo hiểm năm 2018 hoặc có hay không thay đổi về đối tượng được cấp thẻ BHYT năm 2018 cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người đó đang điều trị.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ việc sử dụng giấy hẹn khám lại (bao gồm cả giấy ra viện có ghi lịch hẹn khám lại) như sau: Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 1 lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp sử dụng y bạ hoặc sổ điều trị bệnh dài ngày. Việc xác định lần khám dựa theo ngày hẹn khám lại được ghi trong y bạ hoặc sổ điều trị bệnh dài ngày.
Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.
Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 7 ngày thì phải chuyển sang Điều trị ngoại trú (làm bệnh án Điều trị ngoại trú) ngay sau ngày kết thúc Điều trị nội trú, trừ trường hợp người bệnh mắc bệnh mạn tính....
Mời bạn đọc xem chi tiết dự thảo dưới đây:
File đính kèm- du-thao-thong-tu1488618345.docx
Từ khóa » Giấy Chuyển Viện được Sử Dụng Mấy Lần
-
Giấy Chuyển Viện Có Giới Hạn Số Lần Sử Dụng?
-
Giấy Chuyển Viện Có Thời Hạn Bao Lâu? Khi Nào Thì được Chuyển Viện?
-
Giấy Chuyển Viện Có Thời Hạn Bao Lâu? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Giấy Chuyển Viện Có Thời Hạn Bao Lâu? - Luật Hoàng Phi
-
Thời Hạn Sử Dụng Giấy Chuyển Tuyến đối Với Người Bệnh Có Thẻ Bảo ...
-
Thời Hạn Sử Dụng Giấy Chuyển Viện Bao Lâu?
-
Giấy Chuyển Viện Có Giá Trị Bao Nhiêu Ngày? - Luật Sư X
-
Thời Hạn Có Hiệu Lực Của Giấy Chuyển Viện, Chuyển Tuyến
-
Giấy Chuyển Viện Có Thời Hạn Sử Dụng đến Khi Nào?
-
Thời Hạn Sử Dụng Của Giấy Chuyển Tuyến - Tổng đài Tư Vấn
-
Giấy Chuyển Tuyến Có Thời Hạn Bao Lâu? - [Cập Nhật 07/2022]
-
Giấy Chuyển Tuyến BHYT Có Giá Trị Bao Nhiêu Ngày? - PLO
-
AloBacsi ơi, 1 Giấy Chuyển Tuyến Có Thể Sử Dụng Bao Nhiêu Lần?
-
Hỏi đáp - Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam