Đề Xuất Trung ương Hỗ Trợ 83.290 Tỷ đồng để Khép Kín Tuyến Vành ...

Tin nóng
  • Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng)
  • Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng
  • Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm
  • Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng
  • Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư
  • An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công
Đầu tư Đề xuất Trung ương hỗ trợ 83.290 tỷ đồng để khép kín tuyến vành đai 3 TP.HCM Anh Minh - 30/11/2021 15:50 Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, ngân sách của TP.HCM và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An là chưa thể gánh được các chi phí đầu tư tuyến đường vành đai 3 TP.HCM. TIN LIÊN QUAN
  • Bộ GTVT thúc Bình Dương, Đồng Nai trả lời về phương án đầu tư vành đai 3 Tp.HCM
  • TP.HCM không kham nổi việc khép kín tuyến đường vành đai 3
Một đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành thi công dở dang.
Một đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành qua huyện Nhà Bè thi công dở dang.

UBND TP.HCM vừa có công văn số 3923/UBND - DA gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả nghiên cứu và phương án đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM.

Tại công văn này, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng giao cho UBND TP.HCM là cơ quan chuẩn bị đầu tư Dự án đường vành đai 3 TP.HCM theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định là thành phố sẽ chủ trì lập, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án tổng thể (trong đó phân chia các dự án thành phần để các địa phương thực hiện).

Công văn số 3932 nêu rõ, do TP.HCM và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An là các địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 nên việc bố trí ngân sách Trung ương từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho Dự án này là thiết thực nhất để giúp đỡ cho 4 địa phương.

Do vậy, 4 địa phương thống nhất kiến nghị trung ương hỗ trợ ngân sách trung ương (Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) để đầu tư Dự án khoảng 83.290 tỷ đồng, bao gồm giải phóng một lần theo quy mô hoàn chỉnh; xây dựng tuyến chính - đường cao tốc 4 làn xe hạn chế (bao gồm các nút giao trên tuyến); đầu tư đường song hành hai bên.

Trường hợp vốn ngân sách Trung ương không cân đối đủ toàn bộ kinh phí, 4 tỉnh, thành phố có tuyến vành đai 3 TP.HCM đi qua đề xuất Trung ương hỗ trợ toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 46.971 tỷ đồng. Đối với phần xây lắp, các địa phương sẽ chủ động nghiên cứu đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Dự kiến, thời gian thực hiện Dự án đường vành đai 3 TP.HCM là từ năm 2021 đến năm 2026.

Theo nghiên cứu của TP.HCM và 3 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Dự án đường vành đai 3 TP.HCM dài 90,78 km, bao gồm 4 phân đoạn là Nhơn Trạch - Tân Vạn, Tân Vạn - Bình Chuẩn, Bình Chuẩn - Quốc lộ 22, Quốc lộ 22 - Bến Lức trong giai đoạn 1 sẽ xây dựng theo tiêu chuẩn 4 làn xe cao tốc hạn chế, tốc độ thiết kế 80 km/h. Toàn bộ tuyến đi thấp, chiều rộng mặt đường bằng 1/2 mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh là 19,75 m; đối với phần đường song hành 02 bên: Quy mô đường song hành mỗi bên bố trí tối thiểu 2 làn xe.

Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án trong giai đoạn hoàn chỉnh (chưa gồm lãi vay) theo quy mô 8 làn xe, vận tốc 100 km/h, làn đường song hành 3 làn xe mỗi bên là 177.710,06 tỷ đồng. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 (gồm lãi vay) là 85.376,08 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 27.084,85 tỷ đồng, chi phí GPMB là 46.970,5 tỷ đồng.

Theo kết quả nghiên cứu chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đường song hành hai bên của Dự án rất lớn, tuy nhiên TP.HCM và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An chưa thể cân đối nguồn vốn Ngân sách địa phương để tham gia thực hiện Dự án giai đoạn 2021 - 2025.

Trường hợp đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT) theo kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ vốn góp của Nhà đầu tư khoảng 15.411 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 18% so với tổng mức đầu tư của Dự án. Thời gian hoàn vốn kéo dài (29 năm) nên khó hấp dẫn nhà đầu tư và tính khả thi chưa cao, đồng thời phải trình Quốc hội xem xét, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù (chưa được pháp luật hiện hành quy định) để áp dụng cho Dự án như: Sử dụng Ngân sách của địa phương để chi cho nhiệm vụ chi của Ngân sách trung ương; cho phép tổ chức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư đoạn Đoạn 1A được triển khai đầu tư bằng nguồn vốn vay của EDCF, tỷ lệ vốn góp của nhà nước tham gia vào dự án trên 50% tổng mức đầu tư dự án,…);

Bên cạnh đó, trình tự thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với đầu tư công (chậm hơn khoảng 1 năm so với đầu tư công, do phải thực hiện thêm các thủ tục: lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng,… ).

Theo phân tích, đánh giá nêu trên, việc đầu tư đường Vành đai 3 TP.HCM theo phương thức PPP và sử dụng nguồn vốn ngân sách của các địa phương để thực hiện công tác GPMB là rất khó khăn, không thể thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2026.

Đề xuất chốt phương án hoàn chỉnh đường vành đai 3 TP.HCM trị giá 156.800 tỷ đồng Bộ GTVT đề nghị UBND Tp. HCM và UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An sớm cho ý kiến về phương án đầu tư hoàn chỉnh đường vành đai 3 Tp.HCM. #cao tốc # vành đai 3 Tp HCM # dự án # PPP # đầu tư công # dự án # chương trình phục hồi Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng)
  • Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng
  • Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm
  • Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng
  • Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư
  • An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công
  • Sửa luật để thêm ưu đãi đón “đại bàng”
  • Hưng Yên thu hút các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao
  • Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch
  • Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11
  • 2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu
  • 3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn
  • 4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng
  • 5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
Chuyên đề
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
  • MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
  • Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
  • 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
  • Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
  • Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam

Từ khóa » Khép Kín Vành đai 3