Delta Liệu Có Phải Là" Siêu Biến Thể" Cuối Cùng Của COVID-19?
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Delta liệu có phải là" siêu biến thể" cuối cùng của COVID-19?
23/11/2021 | 16:01 PM
| news-relateHàng tuần, một nhóm các nhà dịch tễ học ở phía đông bắc Mỹ tham gia một cuộc gọi Zoom được dành hoàn toàn để thảo luận về những gợi ý mới nhất về các biến thể COVID-19 mới được báo cáo trên khắp thế giới.
Hoàn toàn có khả năng xuất hiện biến thể nguy hiểm hơn Delta
Nhà dịch tễ học William Hanage thuộc Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ) cho biết: "Nó giống như báo cáo thời tiết vậy. Trước chúng tôi có Gamma, sau đến Alpha. Nhưng giờ chỉ toàn nói đến Delta".
Được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 12/2020, biến thể Delta của Sars-CoV-2 đã trở nên phổ biến đến mức có thể dễ dàng cho rằng sự tiến hóa nhanh chóng của virus giờ đây dường như chỉ "dậm chân tại chỗ" ở một biến thể, đó là Delta. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 99,5% tất cả các trình tự gen COVID-19 được báo cáo cho cơ sở dữ liệu công khai hiện là Delta.
Trong khi các chủng mới tiếp tục xuất hiện, chẳng hạn như AY. 4.2 hoặc biến thể Delta Plus ở Anh – các biến thể mà các nhà khoa học ước tính có khả năng lây truyền cao hơn 10-15%, mặc dù chưa có dữ liệu chính xác, chúng gần như giống hệt với biến thể Delta, chỉ khác một số đột biến nhỏ. Nhà dịch tễ học Hanage đã coi các biến thể này là "đời cháu" của Delta.
Nhưng lý do Hanage và các đồng nghiệp vẫn quét các cơ sở dữ liệu như Pangolin và Nextstrain mỗi tuần, và mục đích của các cuộc gọi Zoom thường xuyên của họ là để thử và dự đoán điều gì có thể xảy ra tiếp theo. Delta có thực sự là trò chơi kết thúc của COVID-19 hay có điều gì đó đáng ngại hơn đang xuất hiện trong tương lai? Đó là một câu hỏi mà không ai hoàn toàn chắc chắn về câu trả lời.
Một khả năng là sau bước nhảy đột ngột ban đầu trong trình tự di truyền của coronavirus, tạo ra Alpha đầu tiên, sau đó là Delta, Sars-CoV-2 giờ đây sẽ đột biến từ từ và ổn định, có thể vượt ra ngoài tầm với của các vaccine hiện tại, nhưng điều này sẽ diễn ra trong nhiều năm tới. Trong khi các nhà khoa học đang nỗ lực chỉ ra rằng các dự đoán của họ hầu hết chỉ là suy đoán đã được thông báo, một số lại cho rằng đây là kết quả có khả năng xảy ra nhất.
Ông Francois Ballou - Giám đốc Viện Di truyền UCL - cho biết: "Tôi dự đoán rằng kiểu tiến hóa mà chúng ta sẽ thấy giống với cái mà chúng ta gọi là sự trôi dạt kháng nguyên, nơi virus dần dần tiến hóa để thoát khỏi hệ thống miễn dịch. Đối với bệnh cúm và các loại coronavirus khác mà chúng tôi biết khá rõ, phải mất khoảng 10 năm để virus tích lũy đủ các thay đổi để các kháng thể trong máu không nhận ra được".
Nhưng nếu chủng mới là sự xuất hiện đột ngột của một chủng hoàn toàn mới, có khả năng lây truyền mới hoặc các các đặc tính né tránh miễn dịch, có thể thay đổi trò chơi. Giáo sư vi sinh lâm sàng Ravi Gupta thuộc Đại học Cambridge (Anh), gọi những chủng này là "siêu biến thể" và nói rằng ông chắc chắn 80% rằng một chủng khác sẽ xuất hiện. Câu hỏi là khi nào.
"Chúng ta đang có một đại dịch Delta vào lúc này. "Biến thể Delta Plus mới này tương đối phức tạp. Có hai đột biến từ chủng Delta, tôi không nghĩ chúng đáng lo ngại và lây lan mạnh ở các quốc gia khác. Nhưng không thể tránh khỏi rằng sẽ có một biến thể quan trọng khác trong hai năm tới và nó sẽ cạnh tranh với Delta và có thể vượt xa Delta" – giáo sư Gupta cho hay.
Chúng ta sẽ thấy một siêu biến thể?
Trong nửa cuối năm 2020, các nhà dịch tễ học bắt đầu quan sát thấy các dấu hiệu của một hiện tượng liên quan được gọi là tái tổ hợp virus, trong đó các phiên bản khác nhau của Sars-CoV-2 trao đổi các đột biến và kết hợp để tạo thành một chủng hoàn toàn mới.
Rất may, giáo sư Gupta cho biết sự tái tổ hợp dường như không phổ biến, tuy nhiên nó vẫn là một nguồn khả thi của một siêu biến thể mới, đặc biệt là ở những nơi trên thế giới có tỷ lệ lớn dân số vẫn chưa được tiêm chủng và các chủng virus có thể lưu hành tự do.
"Bây giờ Delta đang là virus chủ chốt áp đảo, điều này đã trở nên ít xảy ra hơn. Nhưng có những vùng đất rộng lớn trên hành tinh mà chúng tôi không lấy mẫu và chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Vì vậy, đó là một khả năng rất thực tế " – giáo sư Gupta lý giải.
Bên cạnh đó, một loạt các đột biến lớn, dẫn đến một phiên bản Delta được nâng cấp mạnh mẽ hoặc một biến thể nào đó rất khác. Người ta cho rằng vẫn còn phạm vi đáng kể để điều này xảy ra. Giáo sư phân tử học Gideon Schreiber tại Viện Khoa học Weizmann, Israel, cho biết: "Trong khi các biến thể gần đây là phiên bản của Delta, virus có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Các đột biến phức tạp hơn có thể phát triển, với các đột biến đồng thời ở nhiều vị trí, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề hơn" – giáo sư Schreiber phân tích.
Theo giáo sư Gupta, còn có một nguy cơ nữa dẫn đến một siêu biến thể là tỷ lệ lây nhiễm cao liên tục giữa các cá thể đã được tiêm chủng ở một số quốc gia, chẳng hạn như Anh. "Càng có nhiều ca nhiễm trùng mỗi ngày,thì càng có nhiều khả năng có ai đó ngoài kia, một bệnh nhân X, bị nhiễm bệnh và tế bào T của họ không đủ mạnh để loại bỏ nhiễm trùng vì chúng bị ức chế miễn dịch. Vì vậy, họ sẽ bị nhiễm trùng trong một số ngày; chúng có một số kháng thể đánh gục chúng vì chúng đã có phản ứng một phần với vaccine và virus học cách trốn tránh chúng và sau đó sẽ tràn ra ngoài" – giáo sư Gupta cho biết.
Cuộc chạy đua vũ trang về bào chế vaccine chống biến thể virus
Các nhà dịch tễ học hiện đang cố gắng mô hình hóa một siêu biến thể mới có thể trông như thế nào. Cho đến nay, những biến đổi chính trong virus đã giúp tăng khả năng lây truyền của nó.
Theo giải thích của giáo sư Hanage, một trong những lý do tại sao biến thể Delta lại có thể lây lan mạnh và nhanh đến vậy là bởi vì nó phát triển cực kỳ nhanh chóng bên trong các tế bào của con người, trước khi hệ thống miễn dịch bắt đầu hoạt động. Kết quả là, những người bị nhiễm Delta mang số hạt virus trong mũi của họ nhiều hơn khoảng 1.200 lần so với chủng Sars-CoV-2 ban đầu và xuất hiện các triệu chứng sớm hơn từ hai đến ba ngày.
Đây là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. Các bản sao khác nhau của virus luôn được tạo ra, nhưng những bản sao tồn tại và trở nên thống trị hơn là những bản sao có khả năng lây nhiễm sang người mới cao hơn.
Tuy nhiên, ở các quốc gia có tỷ lệ dân số không được tiêm chủng đang giảm dần, điều này có thể bắt đầu thay đổi. Các chủng virus mới có thể vượt qua các kháng thể có khả năng trở nên ưu thế hơn, khiến cho siêu biến thể tiếp theo có nhiều khả năng có thể né tránh ít nhất một số phần của phản ứng miễn dịch.
Tuy nhiên, vaccine COVID-19 được thiết kế với mục đích hướng tới sự tiến hóa của virus, do đó, các nhà dịch tễ học kỳ vọng rằng khó có siêu biến thể mới nào khiến vaccine trở nên hoàn toàn vô dụng, do đó sẽ rất khó dẫn đến các đợt bùng phát nghiêm trọng lớn, chẳng hạn như trong hai năm qua.
Ngoài ra, có một thế hệ thứ hai của vaccine COVID-19 đã được phát triển. Nhà phát triển vaccine Novavax đang hy vọng sẽ nhận được sự chấp thuận theo quy định cho các mũi tiêm mới của mình trong vài tháng tới, trong khi nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 khác dự kiến sẽ được tung ra thị trường từ nay đến năm 2023.
Các nền tảng vaccine này đều đang thực hiện các bước của riêng mình để chống lại các biến thể coronavirus tiềm năng trong tương lai.
Nhưng các nhà dịch tễ học cho rằng chỉ dựa vào vaccine là không đủ. Theo giáo sư Gupta, ngay cả khi con người cố gắng tìm cách sống chung với COVID-thì vẫn cần có một số biện pháp hạn chế sự lây lan của virus và giảm số lượng cơ hội để nó đột biến.
"Nếu bạn nhìn vào các biến thể hiện nay, bạn có thể thấy rằng chúng đều xuất hiện ở các quốc gia có tỷ lệ lây truyền rất cao, không được kiểm soát như Ấn Độ, Vương quốc Anh, Brazil. Có một lý do tại sao chúng tôi không nghe nói về một biến thể của Singapore hoặc Hàn Quốc. Do đó, chúng ta không nên lang thang ở những nơi đông người, trong các tòa nhà mà không đeo khẩu trang, mặc dù điều đó là khó thực hiện với nhiều người" – giáo sư Gupta đưa ra lời khuyên./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
- Tweet
Tin liên quan
- Các bệnh viện cần đảm bảo khám, cấp cứu trong mưa lũ, thiên tai
- Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống
- Toạ đàm ‘Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?’
- Hội nghị tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công
- Việt Nam làm chủ được nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư máu, huyết học
- Nhiều trường hợp tai nạn do chơi pháo tự chế
- 8 điểm mới của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ 1/1/2025
Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Chủng Covid Delta Plus
-
Biến Thể Delta Plus AY.4.2 Và Mức độ Nguy Cơ Lây Lan Dịch Bệnh ...
-
Biến Thể Delta Plus AY.4.2 Và Mức độ Nguy Cơ Lây Lan Dịch Bệnh ...
-
Những Điều Quý Vị Cần Biết Về Các Biến Thể - Covid-19
-
Biến Chủng Phụ Delta AY.4.2 Dễ Lây Truyền Nhưng ít Gây Ra Triệu ...
-
SOS: Biến Thể Delta Plus AY.4.2 Né được Vắc Xin đã Lan Ra 28 Nước
-
Omicron: Siêu Biến Thể Covid, Lây Nhiễm Mạnh Hơn Delta Gấp 500%
-
Những điều Cần Biết Về Biến Thể Delta | UNICEF Việt Nam
-
Chuyên Gia Nói Gì Về Thông Tin Xuất Hiện Biến Chủng Nguy Hiểm Hơn ...
-
Việt Nam Chưa Ghi Nhận Biến Thể Delta Plus
-
Biến Chủng Delta AY.4.2 Dễ Lây Nhưng ít Gây Ra Triệu Chứng COVID-19
-
Triệu Chứng Nhiễm Chủng Delta - “Hậu Duệ” Delta Plus Có đáng Lo ...
-
Giới Khoa Học Lo Ngại Biến Thể Phụ Nguy Hiểm Hơn Chủng Delta
-
Biến Chủng Lây Nhanh Hơn Delta Xuất Hiện ở 27 Quốc Gia
-
Thái Lan Nói Lại: Chưa Phát Hiện Biến Thể Phụ Delta Plus ở Thái Lan