ĐỆM HÁT 11-15 | NHỊP ĐIỆU | Hình Như Là
Có thể bạn quan tâm
BÀI 11
Các Nhịp Ðiệu thuộc nhóm SLOW
Như đã nói ở phần trên, tùy theo những thay đổi trong ô nhịp mà ta sẽ có những nhịp điệu mang tên khác nhau. Những thay đổi này có thể do
a) đổi tốc độ, b) đổi số “khảy” vì áp dụng lối nhân 1, nhân 2, nhân 3, c) đổi cách chạy bass,v.v..
Nhóm SLOW là nhóm thông dụng nhất gồm những bài nhịp chẵn (2/2, 2/4, 4/4, 6/8 …) . Bắt đầu với cách nhân 1 (có 2 phách thì khảy 2 lần, 4 phách thì khảy 4 lần) :
NHÂN 1:
Ðiệu SLOW : Slow là nhịp điệu chậm dìu dặt và dễ đàn nhất . Với cách nhân 1, bạn chỉ cần đánh trải (rải) mỗi phách một lần toàn bộ các nốt của hợp âm. Tuy nhiên thông thường để nghe cho hay thì người ta hay ngắt “trải” thứ hai, để cho có 1 sự cách biệt mỗi 2 phách .
Ðệm Slow hợp âm Am.
Ðếm 1 2 ngắt 3 4 ngắt
E—–0——-0——-0——-0— B—–1——-1——-1——-1— G—–2——-2——-2——-2— D—–2——-2——-2——-2— A—–0——-0——-0——-0— E— ——————————–
“Ngắt” là làm cho hợp âm vừa đàn tắt tiếng ngay. Nếu viết thành nốt nhạc thì sẽ là:
Phách 1: đen Phách 2: móc đơn + lặng móc đơn .
“Ngắt” là thể hiện của dấu “lặng móc đơn” này
Nghe đệm điệu Slow chuỗi 4 hợp âm Am – Dm – E7 – Am như sau :
http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/slow1.mid
SLO W FOX : Tương tự như SLOW nhưng đệm nhanh hơn
SWING : Tương tự như SLOW FOX nhưng nhanh và nhộn hơn
BLUES : Tương tự như SLOW, nhưng có thể không cần ngắt ở phách hai, nghĩa là đánh trải 2 hợp âm đều đặn, chậm và đậm tính day dứt ! Thực sự nghe ra thì rất gần với SLOW
MARCH : Cũng vẫn 2 phách nhưng đàn một cách mạnh mẽ, rắn rỏi : p – trải – p – trải
Ðếm 1 2 3 4
E————-0—————0— B————-1—————1—- G————-0—————0—
D————-2—————2—- A—–3—————3———— E———————————– Nói chung là những nhịp điệu trên đây đều cùng 1 gốc từ SLOW và chỉ khác nhau ở chỗ đàn nhanh hay chậm, dịu dàng hay cứng cỏi
NHÂN HAI
Những nhịp trên đây có thể đàn theo cách nhân hai, nghĩa là 1 phách sẽ đàn 2 “trải”, và cũng từ đó mà ta sẽ có vài biến thể mới :
FOX TROT : Nhanh và nhịp nhàng hơn FOX – Mỗi phách sẽ đàn:
bass móc đơn + trải móc kép + nghỉ móc kép .
Thường viết ở nhịp 2/4 – Xin nghe thí dụ sau đây: http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/slow2.mid
ONE -STEP : Mang nhịp MARCH ra đệm theo lối “nhân hai” thì nghe sẽ bớt cứng cỏi, mà lại nhịp nhàng như FOX TROT. Thường viết ở nhịp 2/4, mỗi phách đàn 2 nốt móc đơn : p + trải (không ngắt) http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/slow3.mid
TWO -STEP : MARCH là nhịp đệm quân hành viết ở nhịp chẵn 2/4 hay 4/4. Nay nếu mang ra đàn ở nhịp kép 6/8 (cũng có 2 phách) , mỗi phách gồm : bass nốt đen + trải móc đơn , thì nhịp hành khúc này nghe sẽ dịu và khoan thai hơn. http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/slow4.mid
SWING FOX : Vẫn từ nhịp điệu 2 phách của SLOW , nếu kết hợp phách đầu nhân 1, phách sau nhân 2 thì sẽ nghe ra rất nhịp nhàng và nhún nhảy. Ðây là nhịp điệu SWING FOX http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/slow5.mid
SWING (nhanh) : Ở mục “nhân 1” ta đã có điệu SWING chậm gồm trải đen + trải móc đơn + nghỉ móc đơn. Nay nếu “nhân 2” để có : Phách 1 : Trải móc đơn chấm + trải móc kép Phách 2 : Trải móc đơn + nghỉ móc đơn >> đây là điệu SWING (nhanh) .
>>>Nên chú ý là ở phách 1, khi đánh trải móc kép thì dùng cách “trải ngược” nghĩa là dùng ngón trỏ đánh trải từ dây 1 đến 6 rất nhanh. Thông thường lâu nay mỗi lần nói đánh trải (rải) thì ta đàn các nốt theo chiều từ dây 6 đến dây 1 (trải thuận chiều)
Nghe mô tả như trên thật rườm rà nhưng nếu nghe qua thí dụ sau đây thì thực sự không khó: http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/slow6.mid
BOOGIE WOOGIE (JIVE) – Nếu mang điệu SWING ra đàn và lại thêm phần chạy bè trầm (bass) thì ta sẽ có nhịp điệu BOOGIE WOOGIE nhộn nhịp rộn ràng.
Trong thí dụ sau đây :
Khi đệm ở hợp âm G (2 ô nhịp) thì ngón cái chạy bass: G – B – D – E – F – E – D – B
Khi qua C ( 2 ô nhịp) thì ngón cái chạy bass : C – E – G – A – Bb – A – G – E
Trước khi chấm dứt : 1 ô nhịp ở D thì bass là D – F# – A – D , 1 ô nhịp ở C thì bass là C – E – G – C .
Dứt ở hợp âm G
http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/slow7.mid
NHÂN BA
Tử điệu SLOW, nếu mỗi phách là 1 dấu đen, nay “nhân 3” (thành ra liên ba móc đơn) thì ta sẽ có SLOW ROCK . Ðiệu SLOW ROCK có thể viết ở nhịp 4/4 hay 6/8 ( 6 nốt móc trong 1 ô nhịp) . Trong một bài trước, tôi đã trình bày về 2 lối đệm SLOW ROCK cho phần đầu và điệp khúc của bài nhạc rồi, nên sẽ không nhắc lại ở đây
Trước khi chấm dứt bài về nhóm nhịp điệu SLOW, tôi xin khuyên các bạn thực sự không nên quá chú ý đến phần hình thức, tên các nhịp điệu rắc rối nói trên mà thêm … nhức đầu!
Ðối với các bài nhạc Việt, cầm cây đàn trên tay, nhìn vào 1 bài nhạc nhịp chẵn, bạn chỉ cần chọn các hợp âm tay trái sao cho êm tai , rồi thì dựa trên những nguyên tắc căn bản, nhân 1, 2, 3 , tùy sức đàn mà bạn có thể chế biến để tự đệm bài nhạc dựa theo cảm xúc của mình. Như vậy thì mới có thêm yếu tố sáng tạo và mỗi lần đệm sẽ khác nhau tùy cảm hứng của mình …
BÀI 12
Các Nhịp Ðiệu thuộc nhóm VALSE :
Nhóm VALSE gồm những bài nhịp ba, giản dị hơn nhóm SLOW nhiều, vì chỉ có vài nhịp điệu, biến đổi từ:
a) đổi tốc độ, b) đổi số “khảy” vì áp dụng lối nhân 1, nhân 2, nhân 3,
Bắt đầu với cách nhân 1 (có 3 phách thì khảy 3 lần) :
NHÂN 1:
Ðiệu VALSE : Bạn chỉ cần đánh :
Phách 1: ngón cái (p) nốt bass mang tên hợp âm Phách 2 & 3 : Trải toàn bộ các nốt của hợp âm.
Bạn cũng có thể ngắt “trải” thứ hai và thứ ba.
Ðệm VALSE hợp âm Am.
Ðếm 1 2 3
E————-0——-0—– B————-1——-1—– G————-2——-2—– D———– —————– A—–0———————- E————————- —
Như đã nói trên, “ngắt” là làm cho hợp âm vừa đàn tắt tiếng ngay. Nếu viết thành nốt nhạc thì sẽ là:
Phách 1: đen Phách 2 & 3: móc đơn + lặng móc đơn .
VALSE MUSETTE : Tương tự như VALSE nhưng đệm nhanh hơn
BOSTON : Tương tự như VALSE nhưng đệm rất chậm
NHÂN HAI
Nhịp VALSE trên đây có thể đàn theo cách nhân hai, nghĩa là 1 phách sẽ đàn 2 “trải”, một ô nhịp sẽ đàn 6 trải. Người ta thường gọi đây là nhịp VALSE LENTE (cũng tương tự như BOSTON theo cách “nhân hai”)
Trong bài THU VÀNG, ta đã đệm cách này như sau:
p – i – ma – i – ma – i
http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/thuvang-main2.mid
NHÂN BA
Với mỗi phách là 1 dấu đen, nay “nhân 3” (thành ra liên ba móc đơn) thì ta sẽ có SERENADE .
Trong thí dụ sau đây thì cách đệm là :
P – i – m – p – i – m – p – i –m
http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/serenade.mid
Tóm tắt lại thì gia đình VALSE chỉ có mấy điệu trên đây là chính. Trong bài tới tôi sẽ viết về nhóm RUMBA .
BÀI 13
Các Nhịp Ðiệu thuộc nhóm RUMBA
Nhóm RUMBA gồm những điệu như RUMBA, BOLERO, MAMBO, CHA CHA CHA, CALYPSO .. tuy nhiên trong nhạc Việt Nam thì thông dụng nhất vẫn là RUMBA & BOLERO. Do đó trong phần này chúng ta sẽ bàn đến tiết điệu RUMBA căn bản và biến điệu thông dụng nhất là BOLERO
Ðiệu RUMBA : Thường viết ở nhịp 4/4 và tay mặt đệm theo lối NHÂN HAI, nghĩa là sẽ có 8 khảy trong mỗi ô nhịp
Ðệm Rumba hợp âm Am như sau:
Ðếm 1 2 3 4
E———-0—–0———-0—–0————0——- B———-1—–1———-1—–1————1——- G———-2—–2———-2—–2————2——- D————————————- ——————- A—–0—————-0——————————–
E——————————————0————-
Từ nhịp điệu chính trên đây, ta sẽ có Rumba Lente, Rumba Argentina, Rumba Moderato v.v… mà chúng sẽ bàn vào một dịp khác
Ðiệu BOLERO : Thường được viết ở nhịp 2/2 (2 phách trong mỗi ô nhịp) và cũng có 8 khảy trong mỗi ô nhịp.
Ðệm Bolero hợp âm Am như sau:
Ðếm 1 & 2 &
E———-0———–0————–0———–0——- B———-1– ———1————–1———–1——- G———-2———–2——– ——2———–2——- D————————————————- ———- A—–0————————0————————— E– – —————————————–0————-
BÀI TẬP: Ðệm bài NẮNG CHIỀU của Lê Trọng Nguyễn. Nghe midi bài này tại link sau đây:
http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/nangchieu.mid
Lời bài nhạc và các hợp âm trong bài như sau:
Qua bến(G) nước xưa(Em) lá hoa về(C) chiều … (D7) Lạnh lùng(G) mềm đưa(Em) trong nắng lưa(Am) thưa … (D7) Khi đến(G) cuối thôn(C) chân bước không(G) hồn … (G) Nhớ sao(Am) là nhớ(D7) đến người ngày(D7) thơ … (D7)
Anh nhớ(G) trước đây(Em) dáng em gầy(C) gầy(D7) Dịu dàng(G) nhìn anh(Em) đôi mắt long(Am) lanh(D7) Anh nhớ(G) bước em(C) khi nắng vương(G) thềm … (G) Má em(Am) mầu ngà(D7) tóc thề nhẹ(G) bay … (G)
Nay anh về(Em) qua sân nắng(Em) chạnh nhớ câu thề(Em) tim tái tê(Am) chẳng biết bây giờ(D7) người em gái(D7) duyên ghé về đâu(G) … (G) Nay anh về(Em) nương dâu úa(Em) giọng hát câu hò(Em) thôi hết đưa(Am) hình bóng yêu kiều(D7) kề hoa tím(Bm) biết đâu mà tìm(C) … (D7)
Anh nhớ(G) xót xa(Em) dưới tre lá (C) ngà….. (D7) Gợn buồn(G) nhìn anh(Em) em nói: “Mến(Am) anh!”… (D7) Mây lướt(G) thướt trôi(C) khi nắng vương(G) đồi … (G) Nhớ em(Am) dịu hiền(D7) nắng chiều ngừng(G) trôi… (G)
Thay vì chỉ đệm 1 cách từ đầu đến cuối nghe ra sẽ rất chán tai, các bạn nên luôn tìm cách biến đổi các nhịp đệm. Chẳng hạn như bài này có thể đệm theo 3 cách sau đây:
1. Dùng cho đoạn A 1 , 4 câu đầu: Ðệm Bolero căn bản, nhưng thay đổi 2 nốt bass cuối
Ðếm 1 & 2 &
E———-3———–3————–3————3——- B———-0- ———-0————–1————1——- G———-0———–0—— ——–2————2——- D——————————-0————– ————- A———————————————-1———— E—–2—————————————————–
2. Dùng cho đoạn A 2 , 4 câu tiếp theo và 4 câu cuối bài: Ðệm theo lối đánh trải:
Ðếm 1 & 2 &
E—————–3——————————————- B——— —-0———-0——————–0————– G———0————– ——-0——————–0——- D————————————— 0——————– A—————————————————— ——- E—–2——————————————————-
3. Dùng cho đoạn điệp khúc: Ðệm theo lối chỉ dùng ngón cái
Ðếm 1 2 3 4
^ V V ^ V
E——————-3——3————-3—–3——3——- B——— ——0———-0————-0—–0——0——- G————-0——— —0————-0—–0——0——- D———–0————————- ————————– A———1————————————— ————– E—–2——————————————————- –
Ðiểm quan trọng nhất ở đây là dấu “ V “ . Bạn đánh dấu V này bằng cách dùng ngón cái khảy ngược từ dưới lên trên ( từ dây 1 đến dây 6)
Nghe midi phần đệm bài Nắng Chiều :
http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/bolero.mid
Ðể dạo đàn thì bạn có thể dùng câu cuối hoặc dạo chuỗi hợp âm căn bản
BÀI 15
Ðệm nhạc dân ca Mỹ
theo phong cách TRAVIS
Trong những phần trước, chúng ta đã bàn về các cách đệm những bài nhạc Việt phổ thông. Chương này sẽ giới thiệu một lối đệm guitar rất phổ thông, dùng trong các loại nhạc dân ca (folk), nhạc đồng quê (country) – hay có người còn gọi là nhạc “cao bồi” – và blues của Mỹ.
Lối đệm này thường được gọi là “Travis”, theo tên của Merle Travis, là một trong những cách đệm phổ thông nhất và đã ảnh hưởng lớn đến các tay chơi đàn nổi tiếng của Mỹ như Chet Atkins.
Lối đệm này tương đối được đàn khá nhanh, với các nốt bass liên tục đổi dây và vài nốt trên theo nhịp chỏi (syncopated). Nhờ vậy mà nó tạo nên một cảm giác thôi thúc mạnh và một âm thanh sống động.
Nhiều người thường dùng từ “Travis” để gọi chung tất cả những lối đệm với phần bass liên tục đổi dây. Tuy nhiên thực sự thì mẫu đệm căn bản nhất của Travis là như sau:
Ðếm 1 2 3 4 5 6 7 8
E—————————————– B—–0———————–0———- G——————–0——————- D—————0——————0—– A—————————————– E—–3——————-3————–
Bạn có thể xem score và nghe midi cách đệm Travis cùng với 13 cách đệm biến thể của Travis tại link sau đây:
http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/travis-01.jpg
http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/travis-02.jpg
http://hanvota.com/nhac/guitar/dem/travis.mid
VÕ TÁ HÂN – BIOGRAPHY
Chia sẻ:
- Túi
- Tumblr
- In
- Telegram
- Luồng
- X
Từ khóa » Slow Rock Nhịp
-
Hướng Dẫn Điệu Slow Rock
-
Cách Đánh Điệu SlowRock Đơn Giản Dễ Tập 5 Phút Guitar Acousitc
-
Điệu Slowrock - Dậm Nhịp Chân Sao Cho Chuẩn - YouTube
-
(Bài 15)Tự Học Guitar Cơ Bản --Điệu Slow Rock Nhịp 2/4 - YouTube
-
Cách đánh điệu SLOW ROCK - Guitar đam Mê
-
SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐIỆU SLOW VÀ SLOW ROCK - Đàn Guitar
-
CÁCH ĐÁNH ĐIỆU SLOW ROCK Trong Đệm Hát Guitar - GuitarShare
-
điệu Slow Rock Nhịp 4 4 - Quang Silic
-
Điệu Slow Rock - Thư Viện Hợp âm Lớn Nhất Việt Nam
-
Playlist Nhịp 6/8 Slow Rock (manhhungtpbg) - Hợp Âm Chuẩn
-
Cách Chơi điệu Slow Với đàn Guitar
-
(Bài 15)Tự Học Guitar Cơ Bản --Điệu Slow Rock Nhịp 2/4
-
Tự Học Guitar: Nhịp điệu