Đêm Rực Rỡ Tại Thủ Phủ Trồng Hoa đón Tết ở Hà Nội - Dân Trí

Rực rỡ ánh đèn ở thành phố hoa đón Tết

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 1

Tây Tựu là vùng chuyên canh hoa lớn nhất của Hà Nội, đến đây vào những ngày cuối năm ta thấy như lạc vào thế giới sắc xuân đang về rực rỡ, muôn màu, ngay kể cả khi màn đêm buông xuống.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 2

Việc thắp sáng đèn cho hoa cúc là một biện pháp làm hoa nở đúng thời điểm nào đó như mong muốn của người trồng. Thắp đèn điện liên tục sẽ kích thích cây hoa phát triển chiều cao, đóa hoa nở to đều, màu sắc bắt mắt hơn.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 3

Nghề trồng hoa ở Tây Tựu bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước, nhưng phải đến những năm gần đây, người dân Tây Tựu mới chính thức coi nghề trồng hoa là nguồn thu nhập chính. Để có hoa phục vụ Tết, ngay từ đầu tháng 11 (Âm lịch) người dân Tây Tựu đã bước vào mùa hoa Tết.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 4

Hoa cúc có chu kỳ sinh trưởng khoảng 4 tháng, dựa vào giống cúc, điều kiện thời tiết người trồng hoa sẽ ước lượng thời điểm thắp đèn để hoa nở đúng độ.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 5

Việc thắp sáng được áp dụng ngay từ khi bắt đầu trồng. Nếu cây còn yếu, rễ chậm phát triển thì cần tăng thời gian chiếu sáng.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 6

Bên cạnh việc thắp đèn cho hoa cúc, người Tây Tự còn sử dụng phương pháp ngắt nụ để dưỡng cây, giúp cây tập trung đủ dinh dưỡng cho các nụ chính, khiến hoa nở to, đồng đều. Các luống rau gia vị cũng được trồng xen với hoa cúc.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 7

Thời điểm những năm 90 thế kỷ trước, khi những cây hoa đầu tiên được đưa về trồng thí điểm thay cho các loại cây trồng truyền thống như lúa, cà chua, dưa lê trên diện tích đất của Tây Tựu. Thấy đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa, người dân dần chuyển đổi sang trồng hoa. Cứ thế, làng hoa ven đô hình thành rồi phát triển.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 8

Thời gian bắt đầu ngừng thắp đèn đến lúc bắt đầu ngắt nụ kéo dài 6 tuần.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 9

Khi thay đổi từ xã lên phường, tốc độ đô thị hóa của Tây Tựu khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, mất dần diện tích đất trồng hoa. Để khắc phục việc thiếu đất, người dân mở rộng diện tích canh tác bằng cách thuê đất các vùng lân cận tiếp tục trồng hoa, rau các loại.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 10

Người dân ở Tây Tựu trồng hoa quanh năm, mỗi loại hoa đều có kỹ thuật chăm sóc riêng, rất tỉ mỉ và chu đáo. Những năm trở lại đây, người trồng hoa ở Tây Tựu còn trồng hoa hồng trong chậu vì cho thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, nếu không có kỹ thuật chăm sóc tốt, hoa sẽ hỏng và dễ chết cây.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 11

Những luống hoa cúc xanh mướt mát dưới ánh sáng đèn điện.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 12

Tây Tựu có một chợ hoa nằm ở hai bên đường chính dẫn vào làng, họp định kỳ vào ngày 15 và 30 Âm lịch hằng tháng. Vào những ngày giáp Tết, chợ họp liên tục. Trước đây, người dân hay dùng câu nói dân gian: "Nhất Mễ Trì, nhì Tây Tựu" để nói về sự khó khăn của vùng đất thuần nông này.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 13

Tây Tựu hiện đã được công nhận là làng nghề trồng hoa truyền thống, với lịch sử gần 100 năm.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 14

Nếu chỉ tính diện tích đất trồng hoa tại địa phương, Tây Tựu có 284,9 ha trồng hoa và 3,5 ha trồng rau các loại.

Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội - 15

Nhiều người khi nhìn thấy ánh sáng lung linh phát ra từ cánh đồng hoa đã ví như một thành phố hoa của Hà Nội.

Từ khóa » Trồng Hoa đón Tết