Đêm Tối Rực Rỡ: Đám Tang Nhưng Bật Khóc Vì Nỗi Khổ Của Người Sống
Có thể bạn quan tâm
Đêm Tối Rực Rỡ! mang đến cho mình những cảm xúc vừa lạ lại vừa quen. Quen là vì không khí đám tang quá đỗi đời, quá đỗi chân thực, còn lạ là bởi mình đã bật khóc vì nỗi khổ của những người sống trong chính đám tang này.
Câu chuyện phim diễn ra vỏn vẹn vào đêm tang cuối cùng của ông Sáng, ông nội của một gia đình tại Sài Gòn. Các thành viên trong gia đình lần lượt tề tựu đông đủ bên cạnh ông Toàn (Kiến An) cùng vợ là bà Gái (Phương Dung) để phụ giúp lo liệu đám tang. Ông Toàn nổi tiếng là người gia trưởng và thường xuyên đánh đập vợ con.
Đám tang tưởng chừng sẽ cứ thế diễn ra nhưng do ham mê cờ bạc ông Toàn phải gánh số nợ hàng tỉ đồng. Đêm cuối đám tang sẽ trở thành đêm cuối của chính ông nếu không trả tiền cho bọn cho vay nặng lãi.
>>> Xem thêm: Vòng tròn bi kịch của từng người trong Đêm Tối Rực Rỡ
Gia đình có ba người con với những câu chuyện hết sức đặc biệt. Anh lớn nhất của gia đình là Kim Hoàng (Vũ Xuân Trang) là một người nhậu nhẹt bét nhè, có người vợ hám của ích kỉ là Bích Ngọc (Diễm Phương). Người con giữa là Xuân Trang (Nhã Uyên) mắc bệnh tâm lý do những dư chấn từ lúc nhỏ. Cô vừa mới li dị chồng và đang mang thai 34 tuần. Người con út là Kim Bảo (Kim B) có tiền sử không mấy tốt đẹp, hiện đã hoàn lương và làm chủ một tiệm xăm.
Đầu tiên, phim có nghệ thuật tự sự khá lôi cuốn, dẫn dắt vô cùng tự nhiên và chân thật. Như một thước phim tài liệu hay một đoạn video đám tang bất kì có thể được tìm thấy trên YouTube. Khoảng thời gian nghệ thuật được dồn nén chỉ trong khoảng từ buổi đêm tới sáng sớm hôm sau nhưng được trải dài bất tận. Đó là một đêm không ngủ với cả gia đình Xuân Thanh. Đêm tối ấy là đêm cuối của những người ra đi và tưởng chừng cũng sắp trở thành đêm định mệnh của cả gia đình ông Toàn.
Xuân Thanh do Nhã Uyên thủ vai thực sự gây ấn tượng với mình bởi chiều sâu về tâm lí. Trên thực tế, nhân vật này được cho rất nhiều đất diễn trong kịch bản. Là người mắc bệnh tâm lí, Xuân Thanh thường xuyên bị gọi là “con điên” nhưng cô lại là người tỉnh táo nhất trong cả gia đình.
Nội tâm nhân vật naày dần được hé mở qua những chấn thương tâm lí trong quá khứ. Xuân Thanh bị cha vùi dập từ nhỏ và cũng phải chứng kiến mẹ chịu số phận tương tự. Người nhẫn nhịn nhất gia đình là Xuân Thanh và người bùng nổ nhất cũng chính là Xuân Thanh.
Xuân Thanh tuy đã li hôn nhưng vẫn đeo nhẫn như chứng tỏ sự nối kết của mình với gia đình nhỏ vẫn còn. Chỉ là, cô chọn cách rời đi khi không còn tiếng nói chung nữa.
Câu thoại vô tâm của bà Gái ở đầu phim: “Bệnh trầm cảm là cái bệnh trong đầu con nghĩ ra thôi” là hồi chuông cảnh tĩnh về sức khỏe tâm lí được gửi gắm. Những cái tát Xuân Thanh dành cho mình cũng là một cái tát cho sự dửng dưng của các thành viên trong gia đình với căn bệnh trầm cảm của cô.
Với những nét tính cách đặc trưng, riêng biệt của 3 anh em trong gia đình, mình có khá nhiều liên tưởng đến truyện ngắn Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp. Như 5 cha con được đặt tên theo 5 quẻ trong Kinh Dịch là Kiền - Khảm - Cấn - Đoài - Tốn, bộ ba Kim Hoàng - Xuân Thanh - Kim Bảo cũng là một vòng tuần hoàn về nỗi khổ. Sinh ra trong sự khắc nghiệt của người cha, cả ba đều không hạnh phúc. Đám tang hội tụ đủ mọi thứ ô trọc nhất của cuộc đời từ rủa xã, khóc lóc, tệ nạn…
Vòng tuần hoàn ấy cũng là vòng lẩn quẩn không dứt. Các cấp độ từ nhẹ đến nặng, từ lời nói đến hành động, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn sẽ được truyền đời từ hàng con sang hàng cháu, cụ thể là Tiểu Bảo và Mai Anh. Cái kết của Tiểu Bảo là sự thức tỉnh cho cả một thế hệ đã quá tôn thờ cái danh “cháu đích tôn”, “con trai trưởng”, “quyền huynh thế phụ”.
>>> Xem thêm: Văn hóa ma chay trong Đêm Tối Rực Rỡ: Chân thật và đau buồn
Mặc dù biết Aaron Toronto đã có hơn 20 năm sinh sống tại Việt Nam và lấy vợ người Việt là diễn viên Nhã Uyên trong phim nhưng mình khá bất ngờ về sự chân thật của không khí đám tang đậm nét miền Nam. Từ những vòng hoa viếng tang mang của các đối tác chất đầy gian nhà đến các đám hát “bóng gió”, múa bóng rỗi, cải lương khiến mình không khỏi nhớ về tuổi thơ. Đám tang miền Nam mang không khí nhộn nhịp để “chia sớt nỗi buồn”, cho người ra đi yên lòng nhắm mắt.
Âm thanh vừa là điểm trừ nhưng cũng là điểm cộng của phim. Phần nhạc sênh tiền ò í e của đám tang được bật xuyên suốt phim cộng với tiếng bàn tán đàm tiếu của người đời về căn bệnh tâm lí của Xuân Thanh mang hiệu quả nghệ thuật cao.
Quần chúng là một đám đông không đáng kể nhưng rất được gia đình này xem trọng, mặt mũi của họ phụ thuộc vào đám tang nên cố gắng làm cho rình rang để rồi các con phải chật vật xoay xở. Đám đông đó cũng là sự cay nghiệt đối với người mang bệnh tâm lý như Xuân Thanh, đẩy cô vào sự bí bách đến tột cùng. Tuy nhiên, đoạn nhạc slow motion ở các phân cảnh hỗn loạn về cuối thực sự không hiệu quả mấy, không làm gia tăng sự kịch tính mà khiến mạch phim như rơi vào khoảng trống.
Các tông màu neon rực rỡ được phủ triệt để khắp các frame hình đối lập với gam trắng đen của đám tang tạo ra sự đối lập giữa cái trần tục và uy nghiêm. Các nhân vật nữ cũng được trang điểm rất đậm, đúng chất “mắt xanh mỏ đỏ” gợi cảm giác về một Sài Gòn 1900. Mọi mâu thuẫn, đòi nợ, đánh đập đều diễn ra trước vong linh người đã khuất. Trước di ảnh là những giọt nước mắt, niềm đau và cả máu. Khi không còn chỗ để giấu cuốn sổ đỏ sống cỏn thì bàn thờ là nơi an toàn nhất.
Phim gửi gắm thông điệp ai rồi cũng sẽ phải lựa chọn giữa gia đình lớn và gia đình nhỏ của mình. Một bên là người sinh ra mình là cha mẹ và một bên là con cái, những người mình sinh ra. Xuân Thanh đã phải hi sinh Mai Anh, lựa chọn cha mẹ để giải quyết tấn bi kịch của gia đình.
Tuy nhiên, cái kết phim lại có hạn chế khi được giải quyết quá nhẹ nhàng. Món nợ không ghê gớm và nghẹt thở như trailer đã vẽ ra, nhìn chung gia đình vẫn có lối thoát, chỉ là họ chưa đủ niềm tin, chưa đủ thấu hiểu để lựa chọn hi sinh vì gia đình. Diễn xuất cường điệu hóa của Diễm Phương, Kim B cũng khiến mình khá khó chịu khi hai nhân vật là nhân tố phá game cao trào của gia đình.
Nhìn chung, Đêm Tối Rực Rỡ thể hiện đậm nét cái chất đắng và đời của một đám tang. Với bối cảnh khá đặc biệt, phim chạm đến cảm xúc của mình khi đến rạp. Tuy nhiên, kịch bản cũng mắc những hạn chế khi với cái kết quá dễ dàng và cao trào chưa đạt đến cực độ. Nhưng xét trên mặt bằng chung, đây là một phim Việt thực sự có giá trị sáng tạo về nội dung.
Bạn nghĩ gì về phim này, hãy comment bên dưới cho mình biết nhé.
*Bài viết của Xì Bàng gửi về DienAnh.Net
Xem đầy đủ thông tin và review hay về Đêm Tối Rực Rỡ! tại Thư Viện Phim và Phim Hay Sắp Chiếu nhé.
Từ khóa » đêm Tối Rực Rỡ Review
-
Review Đêm Tối Rực Rỡ: Phim Việt Hiếm Hoi Chất Lượng đáng Xem
-
Maybe You Never Watched This Movie | Review “Đêm Tối Rực Rỡ
-
[Review] Đêm Tối Rực Rỡ: Khi Gia Đình Là Ngọn Nguồn Bất Hạnh!
-
Review Phim ĐÊM TỐI RỰC RỠ! - YouTube
-
Review Đêm Tối Rực Rỡ | Cuối Cùng Thì Phim Việt Cũng Tốt?
-
'Đêm Tối Rực Rỡ': Phim Gai Góc Về Bạo Hành Gia đình - VnExpress
-
Review Phim Đêm Tối Rực Rỡ - Khởi Chiếu 08.04.2022
-
Review Phim Đêm Tối Rực Rỡ - Bộ Phim Việt Với Nhiều Tranh Cãi
-
Review Đêm Tối Rực Rỡ: Một Bộ Phim Quá đáng để Mua Vé Ra Rạp
-
Review Phim Đêm Tối Rực Rỡ - The Brilliant Darkness (2022)
-
[REVIEW] Đêm Tối Rực Rỡ! (2022) | Tin Tức, Lịch Chiếu - Moveek
-
Top 15 đêm Tối Rực Rỡ đánh Giá
-
Review Đêm Tối Rực Rỡ | Baplegraphy. - CungDayThang.Com
-
ĐÊM TỐI RỰC RỠ - 2022: Lịch Chiếu Phim, Giá Vé, Review Phim
-
Review Phim Đêm Tối Rực Rỡ - Spiderum
-
'Đêm Tối Rực Rỡ': Nơi Tình Thương Chen Lẫn Hận Thù - Báo Thanh Niên
-
Review Phim 'Đêm Tối Rực Rỡ': Sáng Tạo, Thực Tế Và đầy ám ảnh