Demi Chef Là Gì? Tìm Hiểu Về Công Việc Của Demi Chef

Gian bếp của các nhà hàng, khách sạn lớn không chỉ có trang thiết bị, máy móc hiện đại mà còn có đội ngũ nhân sự đông đảo được tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp. Trong đó, Demi Chef là vị trí có vai trò quan trọng không chỉ cần chuyên môn mà còn đòi hỏi kỹ năng quản lý

Hiểu về nghề Bếp nhiều hơn, bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước những công việc của người làm bếp cũng như quy trình để có được một món ăn ngon, bổ dưỡng với hình thức bắt mắt phục vụ thực khách. Để đảm bảo mọi việc trong bếp luôn được suôn sẻ và hoạt động một cách chuyên nghiệp, không thể thiếu được vai trò của các Demi Chef. Vậy Demi Chef là gì? Hãy cùng tìm hiểu về Demi Chef để hiểu hơn về bộ phận của nghề bếp thú vị này nhé!

demi-chef-la-to-pho.jpg
Demi Chef có vai trò quan trọng trong gian bếp nhà hàng, khách sạn

Demi chef là gì?

Demi Chef  chính là Tổ phó tổ Bếp trong bộ phận nhân sự của một phòng bếp chuyên nghiệp với các vị trí từ cao tới thấp lần lượt là: Executive Chef – Bếp trưởng; Chef de Cuisine – Bếp trưởng bộ phận; Sous Chef – Bếp phó; Chef De Partie – Bếp chính hoặc tổ trưởng của một tổ nấu ăn, Demi Chef de Partie – Tổ phó tổ bếp và Commis – Phụ bếp.

Theo đó, Demi Chef  sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Bếp trưởng hoặc Bếp trưởng bộ phận, đồng thời hỗ trợ Bếp phó và Bếp chính điều phối công việc, phân công, phân ca cho nhân viên theo lịch làm việc cụ thể; chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên mới khi có yêu cầu hay thay thế công việc khi Tổ trưởng đi vắng. Demi Chef đứng ở vị trí thứ 5 trong lộ trình nghề nghiệp nên có thể xem đây là một trong những vị trí đầu tiên trên con đường chinh phục nghề Bếp của những ai muốn theo đuổi con đường làm bếp chuyên nghiệp.

Công việc của Demi Chef

Demi Chef  phải luôn là người cẩn thận, tỉ mỉ và hiểu biết về các loại thực phẩm cũng như những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài chuyên môn nấu ăn, Demi Chef cũng cần có khả năng quản lý để có thể phối hợp với các nhân sự cấp dưới hoàn thành tốt công việc được giao.

Một Demi Chef sẽ làm những công việc cụ thể như sau:

– Hỗ trợ Tổ trưởng tổ bếp điều hành và giám sát công việc, hoạt động trong gian bếp.

Demi Chef có thể hỗ trợ tất cả công việc cho Tổ trưởng tổ bếp như: giám sát và kiểm tra nguyên liệu trước mỗi ca làm việc; phân công công việc cho nhân sự cấp dưới; giám sát và đảm bảo nhân sự thực hiện công việc; tổng hợp và làm cáo cáo công việc gửi cấp trên…

demi-chef-tham-gia-che-bien-mon-an
Demi Chef tham gia chế biến món ăn cùng bếp chính

– Kiểm tra món ăn trước khi phục vụ khách.

Demi Chef  có nhiệm vụ kiểm tra món ăn cuối cùng trước khi đem ra bàn ăn phục vụ thực khách. Demi Chef  phải đảm bảo được món ăn chế biến theo đúng quy trình, đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng  cũng như hình thức bày trí hấp dẫn.

– Chịu trách nhiệm về vệ sinh chung trong phòng bếp.

Demi Chef  cũng có trách nhiệm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm  gồm các khâu: mua nguyên liệu, bảo quản thực phẩm, chế biến và trình bày món ăn. Ngoài ra, Demi Chef  phải phân công nhân sự dọn dẹp và thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở để phòng bếp luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.

– Chịu trách nhiệm về tài sản chung của bếp.

Demi Chef  được quyền sử dụng, giám sát và bảo quản các trang thiết bị nhà bếp đã được phân công. Đồng thời, các Demi Chef  cũng phải thường xuyên kiểm tra, quản lý để các dụng cụ trong gian bếp luôn đầy đủ và được vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp đúng vị trí quy định, kịp thời báo cáo cấp trên xử lý các trường hợp bị hư hỏng, mất cắp…

demi-chef-luon-phai-hoc-hoi
Demi Chef phải luôn có tinh thần học hỏi để tích lũy kinh nghiệm làm việc

Với những nhiệm vụ và công việc như trên, đòi hỏi các Demi Chef cần có những tố chất kiên nhẫn, đồng thời luôn rèn luyện để nắm vững những kỹ năng bình tĩnh dưới áp lực của căn bếp chật hẹp và nóng bức, hoàn thành công việc đúng thời gian và đảm bảo chất lượng, sáng tạo và luôn sẵn sàng ứng biến với sự thiếu hụt nguồn lực…

Để có thể thành công và nhanh tiến xa trên lộ trình nghề nghiệp, người làm nghề Bếp nói chung hay các Demi Chef nói riêng ngoài tình yêu nghề còn phải luôn có tinh thần học hỏi để tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc.

Khách sạn có rất nhiều bộ phận. Ngoài lễ tân, concierge, bellman… bạn sẽ còn nghe đến nhiều chức danh phổ biến khác. Trong đó có guest relation officer. Sau đây là mô tả công việc guest relation officer để các bạn hiểu hơn nhé.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » Demi Chef Là Gì