Đến Bắc Ninh Nghe Chuyện Lạ Về Đền Cùng – Giếng Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Sự tích Giếng Ngọc
Đến Đền Cùng - Giếng Ngọc (hay còn gọi là Đền Giếng Ngọc) vào buổi chiều muộn, chúng tôi bị thu hút không bởi cảnh sắc mộc mạc, cổ kính của đền Cùng mà còn bởi vẻ đẹp kỳ bí của Giếng thần, của những ánh xanh từ lòng giếng “phát lên”. May mắn thay khi chúng tôi gặp được ông Nguyễn Văn Thư –Trường ban quản lý di tích và nghe ông kể lại những câu chuyện từ ngàn đời…
Thật lạ kỳ khi tại làng Viêm Xá (làng Diềm) không có bất kỳ một ngọn núi, khe núi nào mà ngay dưới lòng đất lại có một mạch nước ngầm thiên tạo từ dưới lòng đất "đùn" lên, nước trong xanh, lại có vị ngọt mát không hề đục, cũng vì lẽ đó mà nước giếng Ngọc đã nuôi sống cho người dân làng Diềm từ bao đời nay. Sở dĩ được gọi là Giếng Ngọc là do nước mạnh, chảy xiết, đã nạo rửa những viên đá cuội to bằng nắm tay trắng muốt như ngọc, cũng từ ấy mà giếng có tên là Giếng Ngọc.
Giếng Ngọc - Bắc Ninh |
Giếng Ngọc có hình bán nguyệt rộng chừng 20m2. Tại giếng có 11 bậc gạch, 4 bậc đá và 1 bậc gỗ lim ở sát mép giếng. Dưới đáy giếng là lớp đá ong tự nhiên sâu khoảng 10m. Nước giếng Ngọc màu xanh trong, có thể nhìn xuống tận đáy.
Có nhiều truyền thuyết truyền tụng lại rằng, người dân làng Diềm có được giọng hát tinh xảo bậc nhất xứ Kinh Bắc chính là nhờ được dung dưỡng từ nguồn nước trong lành, tươi mát của giếng Ngọc mà nên. Con gái làng Diềm dùng nước giếng Ngọc để gội đầu thì tóc suôn dài, mềm mượt, còn đàn ông mỗi khi dùng nước giếng Ngọc để pha trà thì bao giờ nước trà cũng thơm, xanh, ngọt hơn hẳn.
Trước kia, mọi sinh hoạt của người dân đều dùng nước ở Giếng ngọc, nhưng lạ một điều là nước Giếng không bao giờ cạn. Giờ đây, khi đã có nước máy, người dân làng Diềm không muốn “phí phạm nước trời ban” nên chỉ xin nước Giếng về làm nước để ăn, để uống còn các sinh hoạt khác thì dùng nước máy.
Người dân làng Diềm vẫn hàng ngày đến xin nước "thần" về ăn |
Cũng bởi thành thói quen, những người dân làng Diềm vẫn thường ra giếng Ngọc để xin nước thần về ăn.
Còn đối với những du khách thập phương có dịp được ghé đến Cùng – Giếng Ngọc cũng gắng xin một cốc nước mát để giúp thanh tịnh tâm hồn, xua tan những điều phiền lo, mệt nhọc của cuộc sống thường ngày. Đồng thời cũng cầu mong sự bình an, may mắn từ dòng nước mát.
Những khách thập phương cũng xuống xin nước ở giếng Ngọc để uống |
Ly kỳ chuyện 3 "ông cá thần" nghìn năm tuổi
Đối với nhiều người khi nghe những câu chuyện kỳ bí liên quan đến ba cụ cá thần nghìn năm tuổi sống trong giếng Ngọc cứ ngỡ là thêu dệt nhưng đối với những người dân làng Diềm, đó là cả một câu chuyện dài. Đã từ rất lâu, “3 cụ cá” đã sống trong giếng Ngọc, chứng kiến biết bao đổi thay, thăng trầm của làng Diềm. Ông Thư chia sẻ: “Cá lạ nước thì cá đi, ấy vậy mà những trận lụt vào năm 1957, 1971 khiến giếng ngập hết, khi nước rút, giếng cạn, người dân trong làng vẫn thấy ba cụ cá thần vẫn ở trong giếng mà không đi mất.”
Nước lụt 3 cụ cá cũng không đi, hơn thế nước ở Giếng Ngọc cũng lạnh hơn nước tại các nơi khác mà các cụ cá vẫn sống được, ấy vậy mà theo ông Thư – trưởng ban quản lý di tích thì từ năm 2010 – 2012, 3 cụ cá đã quy tiên được người dân làng rước lên lập miếu thờ. Cá trong giếng bây giờ thì đều được người trong làng đi xin từ các nơi khác về nuôi, nhưng cá mới thả không chịu được nước lạnh, cũng chết dần.
Theo quan sát, ở miệng giếng, dù đã có biển cấm thả tiền xuống giếng, tuy nhiên tiền giấy vẫn được thả rải rác xung quanh giếng. “Các cụ cá mất đi cũng vì tiền mà người dân thả xuống! Tiền giấy đã mất vệ sinh nhưng tiền xu còn mất vệ sinh hơn, nhiều năm trước đây, mọi người đến Giếng Ngọc, cứ ném tiền xuống giếng. Nhưng theo tục lệ của làng thì chưa đến ngày 3/3 âm, chúng tôi không thể tát nước và vệ sinh được giếng. Tiền xu bị han gỉ, ô-xít sắt từ tiền phôi ra, thì 3 cụ cá làm sao mà chịu được. Có những năm chúng tôi tát giếng mà thu được hàng bao tải tiền xu tiền ấy chứ. Người làng thì biết, nhưng du khách thập phương, họ không biết nên cứ thả tiền xuống giếng như vậy!” – ông Thư chia sẻ.
Tiền lễ được thả nhiều xuống dưới Giếng làm ô nhiễm cho nguồn nước sinh hoạt của người dân làng Diềm |
Tại nơi xuống giếng đã có tấm biển cấm thả tiền, tuy nhiên, một số người vẫn “theo quán tính” mà thả tiền xuống giếng. Theo ông Thư, treo biển cấm là điều đương nhiên, nhưng cái chính vẫn là do ý thức của những người đến lễ đền. Những ngày đông khách đến thăm đền, thì vẫn có loa để nhắc nhở mọi người khi xuống giếng xin nước, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có người để nhắc nhở mãi được.
“Đây là nguồn nước sinh hoạt chính của làng Diềm, chính vì vậy mà mọi người dân trong làng đều có ý thức bảo vệ nguồn nước như lộc trời ban. Chúng tôi cũng hy vọng những du khách thập phương cũng như những người đến đền Cùng – giếng Ngọc cũng nên có ý thức hơn trong việc gìn giữ nguồn nước và tuân thủ theo luật lệ của làng”, ông Thư cho biết thêm.
Thúy Quỳnh
Từ khóa » đền Giếng Bắc Ninh
-
Về Bắc Ninh Thăm Đền Cùng - Giếng Ngọc
-
Đền Cùng - Giếng Ngọc - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Bắc Ninh
-
Tin Nhanh Bắc Ninh: Đền Cùng – Giếng Ngọc, Chốn Tâm Linh ... - VOV
-
Đền Giếng Bắc Ninh
-
Đến Bắc Ninh Nghe Chuyện Lạ Về Giếng Ngọc Làng Diềm - VnExpress
-
Về Làng Diềm Nghe Sự Tích đền Cùng Giếng Ngọc
-
Đền Cùng Giếng Ngọc Thờ Ai? Những Lưu ý Khi Tham Quan Đền Cùng
-
Xếp Hàng Dài Vào Đền Cùng, Xin Nước ở Giếng Ngọc "không Bao ...
-
Đền Cùng - Giếng Ngọc, Chốn Tâm Linh Từ Ngàn ...
-
️Ngôi đền Giếng Linh Thiêng , NỔI TIẾNG ở TP Bắc Ninh. Bạn đã ...
-
Thăm Quan Đền Cùng Giếng Ngọc Bắc Ninh Ra ... - ALONGWALKER
-
Đền Giếng - Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Bắc Ninh
-
Đền Cùng - Giếng Ngọc, Chốn Tâm Linh Từ Ngàn Xưa ở Bắc Ninh
-
Thăm Quan Đền Cùng Giếng Ngọc Bắc Ninh Ra Sao ... - MarvelVietnam
-
Top 14 đền Cùng Giếng Ngọc ở Bắc Ninh
-
Về đền Cùng - Giếng Ngọc Uống Nước Cầu May - Người Đưa Tin