Đèn Bắt Muỗi & Thiết Bị Diệt Côn Trùng - .vn

Đèn bắt muỗi và côn trùng là phương pháp tiêu diệt côn trùng hiệu quả và an toàn nhất hiện nay, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh do côn trùng lây lan.

Đèn bắt muỗi

Thực tế, côn trùng là loại sinh vật đa dạng nhất trên trái đất, chúng thuộc ngành động vật không xương sống và có khoảng hơn 1 triệu loài, phân bố khắp mọi nơi trong môi trường tự nhiên. Theo nhà khoa học, không phải 100% côn trùng đều gây hại tới sức khỏe con người. Một số loài như bướm, ong, kiến có tác dụng trong quá trình thụ phấn của cây, hoặc tạo ra sáp, mật hoặc tơ. Tuy nhiên, một số côn trùng nguy hiểm thường tồn tại xung quanh môi trường sống như Muỗi (bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da,…), bọ xít hút máu người (bệnh chagas), Ve (bệnh dịch hạch, sốt cấp tính, nhiễm khuẩn), Dán (hen suyễn), Ruồi (dịch tả, bệnh trực khuẩn lỵ), Rận (sốt phát ban),… Chính vì vậy, tiêu diệt các loại côn trùng bằng đèn bắt muỗi là phương pháp tối ưu nhất,hiệu quả & an toàn nhất được sử dụng phổ biến hiện nay.

Đèn bắt muỗi 1

Quá trình lây truyền bệnh do muỗi lây lan

Cấu tạo của đèn bắt muỗi & côn trùng

Đèn bắt muỗi thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau tùy thuộc vào vùng miền và thói quen của người sử dụng như : Đèn bẫy côn trùng, đèn diệt côn trùng, máy đuổi côn trùng, máy diệt côn trùng, thiết bị diệt côn trùng, đèn bẫy muỗi, đèn diệt muỗi, đèn chống muỗi, đèn đuổi muỗi hay đèn bắt muỗi côn trùng. Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản cấu tạo chung của đèn bắt muỗi bao gồm 3 bộ phận chính:

- Bộ khung : Sử dụng chất liệu bằng thép cứng cáp được phủ lớp sơn tĩnh điện hoặc bằng nhựa ABS thường sử dụng trong đồ gia dụng.

- Đèn LED/ đèn tia cực tím : Phát ra ánh sáng để thu hút muỗi & các loại côn trùng khác trong khu vực. Cường độ ánh sáng  nhẹ, không gây ảnh hưởng tới mắt & sức khỏe khi sử dụng trong thời gian dài.

- Lưới điện hoặc bẫy dính côn trùng chuyên dụng : Dạng 1 là đèn sử dụng “Lưới điện” là một dạng lưới tương tự như lưới sốc điện ở vợt muỗi về nguyên tắc hoạt động & thiết kế. Nguồn điện được phát ra tấm lưới được cách điện thông qua miếng sứ và bộ khung bằng thép sơn tĩnh điện. Dạng 2 là đèn bắt côn trùng sử dụng bẫy dính chuyên dụng, muỗi bị dính chặt vào bẫy và không có cơ hội thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, đèn bắt muỗi côn trùng cũng có thể được sử dụng quạt hút để tiêu diệt chúng. 

Cấu tạo đèn bắt muỗi

Đèn bắt muỗi & côn trùng phân phối bởi HSVN Toàn Cầu được tối ưu hóa trong thiết kế và công năng làm việc

Nguyên tắc hoạt động của đèn bắt muỗi côn trùng

Bước 1 : Thu hút côn trùng & muỗi

Thiết bị diệt côn trùng được trang bị đèn UV 10W – 40W phát ra tia cực tím có bước sóng 368 nm (nằm trong phạm vi an toàn đối với con người) có tác dụng thu hút các loại côn trùng & muỗi, phạm vi tác dụng thu hút côn trùng từ 50 mét vuông đối với đèn diệt muỗi gia đình cho tới 200 mét vuông đối với đèn diệt muỗi công nghiệp. Cường độ ánh sáng này đã được kiểm nghiệm thực tế về ảnh hưởng tới mắt con người & khả năng thu hút côn trùng, đây là một phát minh mới của đèn bắt và diệt muỗi thế hệ mới thay thế cho phương pháp sử dụng đèn LED thông thường không có hiệu năng dụ muỗi tốt.

Đèn bắt muỗi và côn trùng

Đèn bắt muỗi & côn trùng sử dụng ánh sáng điện để thu hút côn trùng, với bóng đèn LED, hiệu quả sử dụng cũng như tuổi đời được nâng cao

Bước 2 : Bắt & tiêu diệt côn trùng

Đèn diệt muỗi sử dụng lưới điện : Đây là loại dùng phổ biến quy mô công nghiệp, nhà hàng, siêu thị hoặc khách sạn. Đèn bắt muỗi dựa trên nguyên lý phóng điện thông qua bộ điều khiển điện áp bên trong & đốt cháy côn trùng khi chúng tiếp cận gần hoặc chạm vào lưới điện. Cường độ điện tạo ra nhẹ chỉ gây tê nhẹ nếu không may chạm vào.  Ưu điểm dòng máy này là tiêu diệt triệt để muỗi & côn trùng. Nhược điểm có thể gây ra mùi khét cháy, xác côn trùng rơi xuống xung quanh vị trí đèn.

Đèn bắt muỗi và côn trùng 2

Đèn bắt muỗi lưới điện sử dụng tấm lưới điện nguồn điện thấp để tiêu diệt côn trùng

Đèn bắt côn trùng & muỗi dạng bẫy quạt : Loại đèn bắt côn trùng bằng quạt này khá phố biển bởi giá thành rẻ hơn hẳn so với đèn sử dụng lưới sốc nhiệt hay bẫy. Phương pháp hoạt động của đèn bắt côn trùng dạng bẫy quạt khá đơn giản, đèn chiếu sáng tia cực tím sẽ thu hút côn trùng bay vào bên trong của bẫy, sau đó côn trùng sẽ bị quạt hút đặt phía dưới hút xuống một buồng giam ngay ở phía dưới. Muỗi bị giam bên trong đó chỉ khoảng vài tiếng là tự chết. Nhược điểm của loại đèn này là hiệu năng bắt muỗi không cao, tiếng ồn khi sử dụng, nên không phù hợp sử dụng làm đèn ngủ bắt muỗi hoặc đèn chống muỗi cho bé.

Đèn bắt muỗi dạng bẫy dính : Loại đèn dạng bẫy dính là một cải thiện hoàn chỉnh của hai loại đèn trên. Về hiệu năng, đèn bắt côn trùng bẫy dính có khả năng bắt muỗi, tiêu diệt muỗi, côn trùng, dán, kiến,..  không thua kém đèn diệt muỗi đa năng khác. Hơn nữa, nó không tạo ra mùi cháy khét của côn trùng, không gây tiếng ồn trong quá trình sử dụng. Mẫu thiết kế đèn dạng bẫy dính khá phong phú, phù hợp với nhà hàng, khách sạn, phòng ngủ hoặc căn hộ. Nhược điểm của loại đèn này là người dùng phải thay thế bẫy dính sau khoảng thời gian sử dụng từ 15 đến 30 ngày tùy thuộc vào số lượng muỗi.

Đèn bắt muỗi và côn trùng 1

Đèn bắt muỗi và côn trùng bẫy dính có tấm bẫy dính ở phía sau

Bước 3 : Vệ sinh & bảo dưỡng đèn

Sau thời gian sử dụng bạn cần vệ sinh đèn bắt muỗi và côn trùng bởi xác côn trùng khi chết tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc và kiến phát triển. Hơn nữa nó gây ra mất thẩm mỹ cho đèn, mất mỹ quan không gian đặc biệt khu vực sinh hoạt thường xuyên hoặc nhà hàng. Vệ sinh đèn giúp tăng tuổi thọ của thiết bị, tăng hiệu năng tiêu diệt côn trùng. Sau thời gian dùng khoảng 3 – 6 tháng, bạn nên tiến hành lau chùi kỹ lưỡng, bảo dưỡng & thay thế bóng đèn UV để tăng hiệu năng sử dụng.

Đèn bắt muỗi

Từ khóa » đèn Diệt Côn Trùng Trong Công Nghiệp