Đền Cấm - điểm Du Lịch Tâm Linh Khi đến Du Lịch Tuyên Quang
Có thể bạn quan tâm
Cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 4 km, đền Cấm toạ lạc trên một khu đất cao dưới chân Cấm sơn, trong dải núi Dùm. Cửa đền hướng Tây Nam, nhìn ra sông Lô. Khởi nguyên, đền Cấm chỉ là một ngôi miếu nhỏ (hiện nay trong đền vẫn còn lưu giữ bức đại tự: Sâm lĩnh miếu (Đền núi Sâm). Đền Cấm được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX, người xưa dựng lên để thờ phụng và ngưỡng vọng Bà chúa Thượng ngàn, cầu mong cuộc sống bình yên.
Hình ảnh đền Cấm
Ngôi đền gồm có: Tòa nhà thứ nhất, là Cung Chúa Bà, thờ Công đồng tứ phủ, bên trong là cung Chúa bà, bên trái là Cung Chầu, Tiền chủ bản đền, Tứ phủ Thánh Hoàng, bên phải là cung Trần triều, cung bản mệnh. Trong cung này có một điểm đặc biệt là có Giếng nước thiêng, khách thường xin nước ở giếng để uống và rửa mặt; Tòa nhà thứ 2, hướng đi lên sườn núi là cung Sơn Trang; Toà nhà thứ ba, hướng lên sườn núi, ở chính diện, là Tam tòa Thánh Mẫu. Phía trước có một cây lát đại thụ; Tòa nhà thứ tư, ở chính diện, cao hơn Tam tòa Thánh Mẫu là cung Tam Bảo, thờ Phật; Kế tiếp các tòa nhà chính là các lầu: Quan Sơn thần, lầu Cô Bé, lầu Cậu Bé, lầu Cô Bơ. Đền Cấm có khuôn viên rộng, trước cửa đền có những cây cổ thụ: cây Đa, cây Vải, cây Si... xum xuê tỏa bóng, tạo ấn tượng cho du khách với cảm giác uy nghi, linh thiêng, cổ kính.
Đền Cấm là di tích tín ngưỡng thuộc loại hình di tích lịch sử văn hóa, đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh. Ngôi đền đã gắn bó với lịch sử vùng đất Tuyên Quang, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân trong và ngoài tỉnh. Du khách đến đền Cấm nói riêng và lễ Mẫu các đền ở Tuyên Quang nói chung với mong muốn cầu tài cầu lộc, mong nhận được sự che chở của Mẫu, phù hộ cho họ làm ăn buôn bán phát tài, mạnh khỏe, may mắn…
Trong tiềm thức tâm linh về sự riêng biệt của đền Cấm, khách đến lễ thường nhắc đến sự linh thiêng của Bà Chúa Cấm (hay còn gọi là Chúa Bà) – Mẫu Thượng Ngàn; Cô bé cửa rừng. Đây là yếu tố riêng, thu hút khách đến lễ tại đền Cấm. Lý giải về tên gọi của đền, nhân dân truyền miệng câu chuyện về ngôi đền nằm dưới chân núi Dùm với sự hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, có nhiều hổ báo, ít người dám đặt chân đến. Sơ khai, người xưa truyền miệng về sự linh thiêng của Chúa bà; Cô bé cửa rừng. Người đi lễ vẫn truyền nhau về sự linh thiêng, nói rằng đã đến Tuyên Quang để lễ Mẫu, thì phải đến lễ Chúa Cấm cửa rừng.
Cùng với giá trị văn hóa, kiến trúc của đền Cấm mang phong cách tín ngưỡng cổ - mang dấu ấn thời Nguyễn. Với nhiều di vật, hiện vật có những đường nét, mảng khối và màu sắc thể hiện sự tài hoa, thẩm mỹ sáng tạo của con người, giúp cho các nhà nghiên cứu mỹ thuật có thêm những tư liệu để tìm hiểu phong cách nghệ thuật của các triều đại phong kiến Việt Nam trên vùng đất Tuyên Quang.
Vị trí của đền nằm trên tuyến du lịch tâm linh dọc sông Lô. Theo tuyến đi lễ, du khách có thể đến đền Cấm - đền Thượng - Thiền Viện Trúc Lâm - đền Ghềnh Quýt, với đường đi quanh co, cây cối xum xuê mát mẻ, ven đường có sông, có núi…tạo nên cảnh quan thiên nhiên rất đẹp. Đó là một trong những ưu thế về du lịch tâm linh của thành phố Tuyên Quang. Ở khu vực gần đền có Thác nước, người địa phương thường gọi là Đát. Nguồn nước ở trên núi đổ xuống có thể tạo thành những bể bơi sử dụng nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, khu vực xã Tràng Đà có nhiều hộ gia đình sở hữu những vùng đất tự nhiên gắn với sông, suối, núi rừng…, đó là tiềm năng để khai thác du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
Đặc sản nơi này mà người dân đem đến cho khách du lịch thưởng thức là: măng khô, mộc nhĩ, nấm hương rừng, củ khúc khắc, tai chua…; mật ong, gạo nếp, gạo tẻ, miến, lạc, trứng gà, bánh chưng, bánh tẻ, bánh gai...các loại rau củ, quả theo mùa: Măng tươi, quả núc nác, rau thầu lầu, rau ngót rừng, bắp bi chuối, khoai sọ, chuối, cam, bưởi, hồng, táo…các loại dược liệu: Tầm gửi cây gạo, rế cây gân dê, sâm cau, rế đinh lăng, cà gai, chuối hột…
Đền Cấm nằm trong hệ thống các đền thờ Mẫu của Tuyên Quang, việc kết nối khách du lịch thông qua các công ty lữ hành hay du khách tự đi đều rất thuận lợi, như vậy đền Cấm là một điểm du lịch tâm linh tất yếu thu hút du khách khi đến Tuyên Quang.
Đinh Huyền Trang
tag: du lich tuyen quang; du lịch tuyên quang; ẩm thực tuyên quang; điểm du lịch tuyên quang; địa điểm đẹp ở tuyên quang; khám phá tuyên quang; du lich tuyen quang co gi; du lịch tuyên quang có gì hay; Địa điểm chụp ảnh đẹp ở Tuyên Quang; Chơi gì ở thành phố Tuyên Quang; Tuyên Quang có đặc sản gì;
Từ khóa » Sự Tích đền Cấm Tuyên Quang
-
Đền Cấm ở Tuyên Quang - Tứ Phủ Thánh Mẫu
-
Đền Cấm - Báo Tuyên Quang
-
Đền Núi Cấm Tuyên Quang Và Những Câu Chuyện Li Kì Báo Oán
-
Đền Cấm Tuyên Quang - ĐẠO MẪU VIỆT NAM
-
ĐỀN CẤM TUYÊN QUANG | Ký Sự UNESCO - YouTube
-
Review Tham Quan Đền Cấm Tuyên Quang, Ở Đâu, Thờ Ai, Chi ...
-
Đền Cấm Tuyên Quang
-
ĐỀN CẤM SƠN. PHÙ NINH
-
Đền Cấm Tuyên Quang Và Câu Chuyện Trăn Thiêng đền Cấm
-
Đền Cấm | Du Lịch Thành Phố Tuyên Quang | Dulich24
-
ĐỀN TRÌNH CẤM SƠN - TUYÊN QUANG... - THANH ĐỒNG ĐẠO MẪU
-
[Tuyên Quang] Đền Núi Cấm (Đền Cấm Tuyên Quang)
-
Sự Tích Về Cô Bé Cấm Sơn Và đền Cấm Thờ Cô - Phủ Dầy Nam Định