Đền Cao An Lạc (Thị Xã Chí Linh, Hải Dương) - Chốn Thiêng
Có thể bạn quan tâm
Tên gọi và vị trí địa lý
Đền Cao An Lạc là một trong 5 đền của quần thể di tích lịch sử đang trầm mặc soi bóng mình bên dòng Nguyệt Giang thơ mộng. Đền Cao An Lạc tọa lạc tại mảnh đất An Lạc của thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.
Lịch sử và nhân vật
Quần thể khu di tích đền cao là nơi thờ phụng 5 vị tướng họ Vương có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và tri ân đức vua Lê Đại Hành, thành hoàng làng Dương Tôn Linh. Cùng với hiện trạng di tích lưu truyền hằng năm nơi đây đều tổ chức sinh hoạt lễ hội, trong đó lễ hội đền Cao được đánh giá là một trong những lễ hội cổ tiêu biểu của tỉnh Hải Dương.
Đền Cao là nơi thờ phụng Vương Đức Minh ( ngài thăng hóa về trời đêm 24 giêng) tọa lạc tại đỉnh núi Thiên Bồng thuộc dãy núi Voi với độ cao 30 me, giữa rừng lim cổ thụ trăm năm tuổi.
Tương truyền 5 anh em họ Cao, là người có công lên trong cuộc kháng chiến chống Tống, khi 5 người họ mất nhà vua nghe tin vô cùng thương xót bậc quân thần có công lao với đất nước, liền sai quan triều đình về tận nơi làm lễ phúng viếng và phong mỹ tự cho 5 ngài:
- Vương Thị Đào là “ Đào hoa trinh thuận công chúa”
- Vương Thị Liễu là “ Liễu hoa linh ứng công chúa”.
- Vương Đức Minh là “ Thiên Bồng Đại tướng quân đại Vương”
- Vương Đức Xuân là “Dực thánh linh ứng đại vương”
- Vương Đức Hồng là “ Anh vũ dũng lược đại vương”.
Năm vị được nhân dân tôn làm “ Thượng đẳng phúc thần” và đã xây dựng đền thờ phụng tại quê hương An Lạc.
Ngoài đền Cao, thì quần thể di tích còn gồm các đền như:
- Đền Vua thờ vua Lê Đại Hành tọa lạc trên núi bàn cung toát lên vẻ uy linh và tôn nghiêm.
- Đền Bến Tràng thờ Vương Đức Xuân đậm màu sắc truyền thống và toát nên vẻ nghiêm cẩn nằm bên dòng Nguyệt Giang mềm mại
- Đền Bến Cả thờ Vương Đức Hồng – ngôi đền trần (không có mái che) đậm dấu tích thiêng, được coi là ngôi đền đặc biệt nhất trong hệ thống di tích đền thờ ở nước ta.
- Đền Cả thờ cha mẹ của 5 đức thánh và 2 người con gái là Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu.
Theo dân gian kể lại, đền Cao do Hàn lâm viện đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính vâng soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên, đời vua Lê Anh Tông (1572) đã ghi rõ sự tích và công trạng của các vị thánh đền Cao.
Khu di tích đền Cao hình thành gìn giữ và phát triển hơn 1.000 năm nay. Với quy mô các đền không lớn nhưng là nơi hội tụ linh khí đất trời. Các ngôi đền được xây dựng rất sớm, từ thời Tiền Lê, sau khi 5 vị tướng qua đời
Dưới thời nguyễn, ngôi đền được trùng tu theo lối kiến trúc chữ Tam và được gìn giữ nguyên hiện trạng cho đến nay. Hệ thống cổ vật, đồ thờ tự có giá trị như bia, long đao, bát bửu, ngai còn giữ được khá nguyên vẹn, tiêu biểu là các bức đại tự, câu đối. Trong hậu cung đền hiện còn lưu giữ được các đạo sắc phong qua các triều vua.
Đền Cao trước đây nhỏ giống như một ngôi miếu, lại được rừng lim um tùm tươi tốt bao phủ. Dân gian vì muốn gìn giữ đền khỏi sự tàn phá của quân xâm lược đã đặt ra lời nguyền giấu kín tung tích đền Cao: “Lịch sử đền Cao, biết không được nói, không biết không được hỏi”.
Kiến trúc cảnh quan
Đền Cao cách đền Cả khoảng 500m về phía đông, ẩn hiện thấp thoáng trong vẻ u tịch của rừng lim cổ thụ ngôi đền Cao nằm trên đỉnh núi Thiên Bồng thuộc dãy núi Voi, trước mặt là dòng Nguyệt Giang mềm mại uốn lượn ôm ấp trọn vùng đất này. Được thế rồng cuộn hổ ngồi, đền Cao trầm mặc, uy nghi đã chứng kiến bao thăng trầm dâu bể của hơn 1000 năm với vô vàn biến động dữ dội, với bom đạn chiến tranh và lòng người tan hợp theo thế sự xoay vần.
Đền Cao là một ngôi đền độc đáo, được xây dựng từ thế kỉ 10 ( năm 981) và được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc còn lại bây giờ là kiến trúc thời Nguyễn theo kiểu chữ Đinh: 3 gian tiền tế, 2 gian trung từ, 1 gian hậu cung, mái ngói rêu phong, những đầu đao cong vút, trên mái là bức phù điêu lưỡng long chầu mặt trời.
Di tích có một dấu ấn riêng với 113 bậc gạch thả dài từ đỉnh núi xuống chân núi, nơi sân đền có thờ voi đá, ngựa đá. Trước cửa đền thế hổ chầu, voi phục của 99 ngọn đồi bao bọc xung quanh ngọn Thiên Bồng như trải ra một không gian kì vĩ, tầng tầng lớp lớp… Trong đền còn lưu giữ nhiều đồ thờ tế tự giá trị, với những bức hoành phi, câu đối thể hiện công lao to lớn của vị thánh được phụng thờ nơi đây.
Tham khảo
- https://www.baohaiduong.vn/di-tich/den-cao-an-lac—noi-giao-duc-truyen-thong-yeu-nuoc-cho-the-he-tre-108546
- https://dulichchilinh.com/diem-du-lich/khu-di-tich-den-cao-11.html
- https://www.thivien.net/Nguy%C3%AAn-H%E1%BB%AFu/%C4%90%E1%BB%81n-Cao-An-L%E1%BA%A1c/m-poem-Wo9W9cJRJw-S9Py-wAukyQ
_____________________
Các ngôn ngữ khác
Tiếng Anh (English)
Cao An Lac Temple, located by the Nguyet River in Chi Linh Town, Hai Duong Province, is a renowned historical site with several renovations dating back to the Le Dynasty. The temple honors five generals from the Wang family, who made significant contributions during the resistance against the Song invaders and paid tribute to King Le Dai Hanh. These generals were granted titles and a temple was built in their honor at their hometown of An Lac. The complex also includes the King’s Temple dedicated to King Le Dai Hanh, Ben Trang Temple honoring Wang Duc Xuan, Ben Ca Temple dedicated to Wang Duc Hong, and the Old Temple for the parents of the five saints. Cao An Lac Temple was constructed in the 10th century and was renovated in the Nguyen architectural style. The temple features notable artifacts such as stone steles, dragon swords, eight treasures, and various imperial edicts. Surrounded by ancient lim forests, it offers a peaceful environment that preserves significant cultural and historical values. While the surrounding area is rapidly developing, Cao An Lac Temple remains serene and sacred, serving as a destination for those seeking tranquility and nostalgia.
Tiếng Trung (Chinese)
高安乐寺位于海阳省池林市的月江边,是一处历史悠久的名胜古迹,经历了多次修缮。该寺供奉五位王姓将领,这些将领在抗击宋朝侵略军的战争中做出了重大贡献,并向黎太宗皇帝致敬。这些将领获得了封号,并在安乐的家乡建造了供奉他们的庙宇。遗址群还包括供奉黎太宗皇帝的王庙、供奉王德春的斑港庙、供奉王德洪的斑头庙以及供奉五位圣者的老庙。高安乐寺建于10世纪,并在阮朝时期按“丁”字形建筑风格进行了修复。寺内有许多重要的建筑遗物,如石碑、龙刀、八宝和各种封诰。这里被古老的檀木森林环绕,保持着宁静的环境,保存着重要的文化和历史价值。尽管周围地区正在快速发展,高安乐寺仍然保持着宁静和神圣,是寻求平静和怀旧空间的游客的理想之地。
Tiếng Pháp (French)
Le temple Cao An Lac, situé au bord de la rivière Nguyet à la ville de Chi Linh, dans la province de Hai Duong, est un site historique célèbre ayant subi plusieurs rénovations depuis l’époque des Lê. Le temple honore cinq généraux de la famille Vương, qui ont joué un rôle majeur dans la résistance contre les envahisseurs Song et rendent hommage au roi Le Dai Hanh. Ces généraux ont été élevés à des titres et un temple a été construit en leur honneur à leur ville natale d’An Lac. Le complexe comprend également le temple du Roi dédié au roi Le Dai Hanh, le temple Ben Trang dédié à Vương Đức Xuân, le temple Ben Ca dédié à Vương Đức Hồng, et le temple Cả qui honore les parents des cinq saints. Le temple Cao a été construit au Xe siècle et a été restauré dans le style architectural des Nguyen. Le temple possède des artefacts remarquables tels que des stèles en pierre, des épées en dragon, les huit trésors et divers édits impériaux. Entouré par des forêts de lim anciennes, il offre un environnement paisible qui préserve des valeurs culturelles et historiques importantes. Alors que la région environnante se développe rapidement, le temple Cao conserve son calme et sa sacralité, servant de destination à ceux qui recherchent tranquillité et nostalgie. 3.7/5 (3 bình chọn)Từ khóa » đền Cao ở Hải Dương
-
Đền Cao An Phụ - Thắng Cảnh đất Kinh Môn, Hải Dương Còn ít ...
-
Khu Di Tích Đền Cao - Hải Dương
-
Đền Cao (Hải Dương) Lưu Giữ Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Việt
-
Đền Cao An Lạc - Nơi Giáo Dục Truyền Thống Yêu Nước Cho Thế Hệ Trẻ
-
Đền Cao Hải Dương Và Những Lời Nguyền Rợn Tóc Gáy - YouTube
-
Review Tham Quan Đền Cao An Phụ Hải Dương ở đâu,kiến Trúc,lễ ...
-
Đền Cao An Phụ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Cao ở Hải Dương Thờ An Sinh Vương Trần Liễu
-
Giới Thiệu Về đền Cao An Phụ (Hải Dương) - Lịch Sử, Lễ Hội Và Văn ...
-
Đến Thăm đền Cao An Phụ Thắng Cảnh Nức Tiếng đất Kinh Môn Hải ...
-
Khu Di Tích Đền, Chùa Cao An Phụ (Kinh Môn – Hải Dương)
-
Đưa Lễ Hội Đền Cao An Phụ Vào Danh Mục Di Sản Phi Vật Thể Quốc Gia
-
Đền Cao An Phụ: Điểm Du Lịch Hải Dương
-
Đầu Năm Người Người Nô Nức Về đền Cao Xin Tài Lộc Cầu May
-
Người Chí Linh - NGÔI ĐỀN CÓ NHIỀU TỤC LỆ KIÊNG KỴ LẠ KỲ ...
-
Di Tích, Danh Thắng - Hải Dương