Đến Chùa Ông Núi – Bình Định Chiêm Ngưỡng Tượng Phật Lớn ...

Chùa Ông Núi có tượng phật cao tới 69m là tượng phật cao nhất Đông Nam Á với 600 bậc thang, được hình thành vào năm 1702 và có lịch sử lâu đời nơi đây. Bây giờ hãy cùng Saigon Star Travel đi vào sâu trong ngôi chùa này nhé.

Đến Chùa Ông Núi – Bình Định Chiêm Ngưỡng Tượng Phật Lớn Nhất Việt Nam

Đến Chùa Ông Núi – Bình Định Chiêm Ngưỡng Tượng Phật Lớn Nhất Việt Nam

NỘI DUNG CHÍNH

Toggle
  • Giới Thiệu Lịch Sử Hình Thành Của Chùa Ông Núi Bình Định
  • Khám Phá Chùa Ông Núi – Linh Phong Tự
    • Tượng Phật Chùa Ông Núi Có Bao Nhiêu Bậc Thang?
  • Tượng Phật Chùa Ông Núi Bình Định – Tượng Phật Lớn Nhất Đông Nam Á
  • Cách Di Chuyển Đến Chùa Ông Núi
  • 13 Điều Cần Lưu Ý (Cấm Kỵ) Khi Tham Quan Tượng Phật Chùa Ông Núi

Giới Thiệu Lịch Sử Hình Thành Của Chùa Ông Núi Bình Định

Giới thiệu lịch sử hình thành chùa Ông Núi - Saigon Star Travel

Giới thiệu lịch sử hình thành chùa Ông Núi – Saigon Star Travel

Chùa Ông Núi tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát và cách thành phố Quy Nhơn 30km, ngoài ra còn biết đến với tên gọi là Linh Sơn Phong Tự. Chùa được thành lập vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Lúc bấy giờ, một nhà sư Lê Ban đến động Phía Đông núi Bà tu hành, dựng chùa gọi là chùa Dũng Tuyền. Nhà sư này tu hành trên núi quanh năm. Ở trên núi, chuyên đi hái thuốc cứu người. Người dân trong vùng gọi là Ông Núi. Hang đá lớn nơi ông tu hành năm xưa được gọi là hang Tổ.

Năm 1773, tài và đức của ông được chúa Nguyễn nhìn nhận và mến mộ nên ông đã ban cho ông hiệu Tịnh Giác Thiện Trì, đồng thời xây dựng sửa sang lại ngôi chùa và đặt tên là Linh Sơn Phong Tự.Đến thời nhà Nguyễn, chùa được xây dựng lên đẹp hơn nhưng đáng tiếc lại bị tàn phá do chiến tranh. Mãi đến năm 1990, chùa mới được xây dựng lại với kiến trúc mái cổ lầu, lợp ngói ống, ngoài ra lúc này trong chùa còn có tượng phật cao 2,5m, đại hồng chung 1,5 tấn và có một thiết kế hài hòa với thiên nhiên.

Mời Quý Khách Xem tham khảo các Tour Quy Nhơn Chương trình Hấp Dẫn tại đây:

  • Tour Quy Nhơn 4 Ngày 3 Đêm – KDL Hầm Hô
  • Tour Du Lịch Quy Nhơn – Phú Yên – Bình Định – 4 Ngày 4 Đêm
  • Tour Quy Nhơn Phú Yên 2 Ngày 1 Đêm

Khám Phá Chùa Ông Núi – Linh Phong Tự

Tượng Phật Chùa Ông Núi Có Bao Nhiêu Bậc Thang?

Để lên được tượng Phật ở Ông Núi, bạn phải leo khoảng 600 bậc thang. Nhìn trên con đường tu luyện, người ta phải trải qua những cám dỗ và thử thách liên tục về ý chí sống, nếu vượt qua được nó, người ta sẽ được gặp Phật, cũng như chúng ta đi lên bậc thang để có thể gặp được ‘Phật’.

Và khi phía trước dẫn lên chùa thì bên phía Tây sẽ đưa du khách đến mộ Tháp và hàng Tổ nằm ở phía sau chùa. Hang Tổ là nơi tụng kinh niệm phật của ông Núi ngày xưa, đến nay nơi đây còn giữ vẻ hoang sơ bên trong những vách đá tuy nhiên vẫn giữ được nét nghiêm trang.

Đường lên Hang Tổ trong Chùa Ông Núi

Đường lên Hang Tổ trong Chùa Ông Núi

Ngoài ra bên trong hang Tổ có những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau, phía dưới là một khe nước từ trong lòng suối chảy ngang quá có độ sâu hơn 5m, bên ngoài hang có những tảng đá lớn xếp chồng tầng thành mái nhà, tạo nên dòng ‘suối’ giữa 2 vách núi Bà hùng vĩ. Nói chung, Chùa được xây dựng theo kiểu kiến ​​trúc bậc thang. Đây không chỉ trở thành nét kiến ​​trúc đặc biệt cho các ngôi chùa mà còn mang nhiều ý nghĩa.

Tượng Phật Chùa Ông Núi Bình Định – Tượng Phật Lớn Nhất Đông Nam Á

Tượng phật ở chùa Ông Núi

Tượng phật ở chùa Ông Núi

Dự án này bắt đầu vào năm 2009 và được chia thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu của dự án bao gồm 4 công trình xây dựng chính được hoàn thành vào năm 2016.  Trong đó có công trình trọng điểm về tượng Thích ca Mâu ni Phật. Tượng Phật Thích Ca cao 69m, gồm phần đế tượng cao 15m; Tất cả đều được làm bằng bê tông cốt thép đúc tại chỗ.

Tượng Đức Phật ngồi trên tòa sen giữa lưng chừng núi cách mặt nước biển 129m và lưng Phật tựa vào ngọn núi cao nhất của quần thể di tích núi Bà. Dưới chân tượng là hành lang la hán và trung tâm giảng dạy Phật học, thư viện Phật giáo, bảo tàng xá lợi Phật.

Cách Di Chuyển Đến Chùa Ông Núi

Chùa Ông Núi Bình Định cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 30km để đến xã Cát Tiến huyện Phù Cát nên đường đi đến chùa bằng phương tiện sẽ là xe máy hoặc ô tô theo tuyến đường sau: bắt đầu đường Võ Nguyên Giáp, rẽ trái vào quốc lộ 198, đi 20 km thì rẽ phải vào tỉnh lộ 640, tiếp tục đi tầm 7km rẽ trái vào thôn Phương Chi, sau đó đi 1km là tới chùa.

Còn với những bạn chưa quen đường đi đến chùa ở Quy Nhơn hoặc những bạn dễ bị lạc đường thì có thể bắt taxi hoặc xe buýt tuyến số 7 (Quy Nhơn – Cát Tiến huyến Phú Cát) để đến chùa nhưng mà hãy nhớ theo dõi kĩ để tránh bị đưa lố chuyến nhé!

13 Điều Cần Lưu Ý (Cấm Kỵ) Khi Tham Quan Tượng Phật Chùa Ông Núi

Lưu ý khi tham quan Tượng Phật chùa Ông Núi

Lưu ý khi tham quan Tượng Phật chùa Ông Núi

  1. Ăn mặc xuề xòa khi đi chùa
  2. Mang giày dép vào chùa
  3. Mang nhiều đồ vật không cần thiết vào chùa khi hành hương
  4. Không đứng hoặc quỳ giữa Phật đường
  5. Thắp hương, đốt vàng mã trong gian thờ Phật
  6. Xả rác bừa bãi, vô ý thức
  7. Sử dụng hoặc mang đồ nhà chùa về nhà
  8. Gây náo loạn, ồn ào tại đất Phật
  9. Tỏ ra bất kính quanh tượng Phật
  10. Phá hoại tài sản ở Chùa
  11. Tạo dáng lố lăng ở chùa cũng như quanh tượng Phật
  12. Tuyệt đối không đi cửa chính giữa
  13. Đặt lễ mặn ở khu vực chính điện

Và đó cũng là những thông tin về chùa Ông Núi, hi vọng Saigon Star Travel giúp bạn có thêm hiểu biết về địa điểm du lịch này và đây cũng là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Bình Định. Chúc bạn có chuyến đi thật vui vẻ và ý nghĩa nhất.

Xem thêm Cẩm Nang Du Lịch Bình Định Giúp bạn có chuyến đi trọn vẹn, hạnh phúc:

  • Top Món Ăn – Đặc Sản Quy Nhơn Nổi Tiếng Nên Mua Làm Quà
  • Quy Nhơn Có Gì Chơi? – Top Địa Điểm Du Lịch Quy Nhơn Nổi Tiếng
  • Kinh Nghiệm Du Lịch Quy Nhơn Bình Định Tự Túc Chi Tiết A-Z

Từ khóa » Chua Ong Nui Quy Nhon