Đền Cô Chín ở đâu ? Những điều Cần Chú ý Khi Dâng Lễ Tại Nơi đây

Cô Chín được biết đến là một trong những Tứ Phủ Thánh Cô có quyền phép. Bài viết dưới đây sẽ cho quý độc giả biết được đền Cô Chín ở đâu và những lưu ý khi sắm lễ và hành hương tại nơi đây. Ngôi đền này chính là một trong những công trình tín ngưỡng tôn giáo linh thiêng và được người đời ở nhiều thế hệ nhắc đến. 

Những thông tin về Cô Chín

đền cô chín ở đâu

Cô Chín Sòng Sơn là một vị tiên nữ lưu trú tại Thiên Đình. Cô còn được biết đến với tên gọi khác là Cô Chín Giếng. Cô là một người có tài và có phép biến hóa thần thông quảng đại. Cô rất am hiểu về luật xem bói, hơn 1000 quẻ thì không có một quẻ nào sai trật kết quả. Cô được cho là đã giúp vua, giúp nước chiến thắng giặc ngoại xâm bởi tài xem bói. Những ai thực hiện tội ác, cô sẽ ghi nhận và đưa lên triều đình xử lý và cô sẽ hành cho hóa khờ dại. Khi cô vi vu trên bầu trời đất Việt, vô tình bị ấn tượng bởi cảnh đẹp của xứ Thanh, cô liền cho họp để xây nhà bằng gỗ sung và mắc võng trên cây si. Nhân dân cầu nguyện cảm thấy linh ứng và lập tức xây dựng đền thờ cho cô tại đây.

Cô Chín đã cứu giúp và ban phước lành đến cho rất nhiều người. Chính vì vậy mọi người khắp nơi luôn dành sự tôn kính dành cho cô. Tại Hải Phòng, cô còn được gọi là Cô Chín Suối Rồng. Tại Bắc Giang, người dân vinh danh cô với tên gọi là Cô Chín Thượng Thiên. 

Đền Cô Chín ở đâu ? Nên ghé đền Cô Chín vào những dịp nào ?

đền cô chín ở đâu

Cô Chính đang được thờ phụng tại rất nhiều nơi. Tuy nhiên, đền thờ chính của Cô Chín tọa lạc tại đường Trần Hưng Đạo tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nhiều người cho rằng đền Sòng Sơn (cách khu đền Cô Chín 2km) mới là nơi thờ chính của Cô Chín nhưng thực tế nơi đây là nơi thờ chính của Mẫu Cửu. Đền Cô Chín được xây dựng vào thời vua Lê Thánh Tông. Năm 1993, ngôi đền được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử Quốc gia. 

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, ngôi đền chào đón rất nhiều du khách đến viếng thăm, cầu bình an và xin lễ. Ngoài ra, du khách còn có thể đến viếng thăm đền Cô Chín vào ngày 26 tháng 2 âm lịch hoặc ngày 9 tháng 9 âm lịch – ngày lễ hội đền. Khi tham quan đền cô Chín, du khách còn được ngắm nhìn dòng suối được cho là 9 miệng giếng linh thiêng.

Bạn có thể đến các ngôi đền thờ cô Chín tại một số địa điểm khác như Đền Cô Chín tại Hà Nội, Đền Cô Chín suối Rồng tại Hải Phòng, Đền Cô Chín Tây Thiên ở Vĩnh Phúc hay Đền Cô Chín Thượng tại Bắc Giang hoặc đền Cô Chín Đồng Mỏ ở Lạng Sơn.

Cần chuẩn bị gì khi đi lễ Cô Chín ?

đền cô chín ở đâu

Muốn cô Chín chứng giám và độ trì cho lòng thành của bạn, bạn cần chuẩn bị lễ vật để dâng một cách chu đáo. Lễ vật dâng cúng Cô Chín sẽ bao gồm 

  • 9 bông hoa hồng
  • Món chay (hoặc có thể là món mặn)
  • 12 quả cau
  • 12 lá trầu
  • 1 đĩa hoa quả
  • Giấy tiền
  • Cánh sớ

Ngoài ra, nếu du khách mong muốn có một lễ vật dâng cô Chín trong thời gian lâu, bạn có thể dâng oản. Oản phải được đầu tư trang trí, mô phỏng hình dáng của cô Chín từ trang phục, nón, hài cho đến quạt và các phụ kiện khác. Oản có thể làm từ lụa hoặc giấy vàng mã. Hãy chuẩn bị lễ vật một cách chu đáo, không bớt xén bởi điều này phần nào thể hiện sự thành tâm của bạn và giúp cho những mong muốn trong tâm của bạn trở thành hiện thực.

Một số lưu ý khi đến dâng lễ tại đền Cô Chín

Khi bước vào ngôi đền, bạn cần phải khấn vái toàn bộ bàn thờ bên ngoài để xin phép các vị quản giáo tại đền. Sau đó, bạn dâng lễ ở phía trong đền và đọc văn khấn một cách thành tâm để cầu xin cô Chín và ơn trên ban những điều tốt lành. Cô Chín luôn mở rộng lòng yêu thương, bao dung với dân lành.  Hãy nhớ trả lễ sau khi cầu xin. 

Người có căn cô Chín là như như thế nào ?

Căn cô Chín chỉ xuất hiện ở những người mà giữa cô Chín và họ đã có một sợi dây nối duyên. Theo truyền thuyết, đây là những người được cô tuyển chọn để đi theo cô, giúp cô kê toa thuốc và chữa trị bệnh. Thực tế, những người có căn cô Chín là những người mang nghiệp nặng, được cô chỉ đường dẫn lối cho giải thoát và cứu vớt ra khỏi những bi kịch, bế tắc trong cuộc sống. Vì vậy, họ phải trả ơn cô, mở phủ để hầu hạ cô một cách tận tâm như cách cô sẵn sàng giúp đỡ người lành.  Tính cách, đặc điểm của những người có căn cô Chín bao gồm:

  • Sinh ra vào thời gian tháng 9 – cũng là thời gian cô Chín xuất hiện lâu ở thế gian để rộng lòng cứu độ chúng sinh. 
  • Có giác quan thứ 6, có thể xem bói, kê toa thuốc. Đây chính là tài của cô Chín mà cô đã truyền lại cho họ trong tiền kiếp. 
  • Nếu bén duyên với công việc buôn bán, họ sẽ là những người cực kì thành công và gặt hái được nhiều “trái ngọt” về doanh thu.
  • Tính tình của những người có căn cô Chín thường khá gắt gỏng và có phần đanh đá, chua ngoa. Tuy nhiên, họ những người sống ngay thẳng, cương trực, có sao nói vậy. Họ là những người rất thật thà, không bao giờ gian lận hay dối trá.
  • Những ai có căn cô Chín đều là những người sống trắc ẩn, có một trái tim ấm áp, sẵn sàng giúp đỡ nhân loại. Họ thừa hưởng được phẩm chất tốt đẹp này từ cô Chín, thay mặt cô Chín để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đáng thương. 
  • Thích làm đẹp, son phấn, ăn diện và đồng thời ưa chuộng cách sống sạch sẽ.

Bài viết trên đã cung cấp cho quý độc giả biết đền cô Chín ở đâu và những điều cần quan tâm khi dâng lễ tại đền. Ngôi đền nức tiếng ở xứ Thanh luôn là một trong những khu du lịch tín ngưỡng tôn giáo mang giá trị văn hóa và giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam nói chung và người dân Thanh Hóa nói riêng.

Từ khóa » đền Thờ Cô Chín Thượng Thiên ở đâu