Đền Cô Sáu Sơn Trang ở đâu - Blog Của Thư

Khi nhắc đến tứ phủ Thánh Cô, bên cạnh những Cô Chín Sòng Sơn hơn Cô Tám Đồi Chè đã được nhiều người biết đến với những thần tích ly kỳ, bí ẩn, chúng ta không thể nào bỏ qua Cô Sáu Lục Cung, một trong những vị Thánh Cô uy quyền và hay hiển linh nhất của đạo Mẫu.

Nội dung chính Show
  • Sự tích về Cô Sáu Lục Cung là ai?
  • Trừ những vấn đề trên ra, sự tích về Cô Sáu Lục Cung được kể lại thống nhất như sau: 
  • Tìm hiểu Dâng lễ Cô Sáu Lục Sơn Trang thế nào?
  • Ngày dâng lễ Cô
  • Chuẩn bị lễ dâng Cô
  • Dâng lễ Cô Sáu cầu gì? 
  • Dâng lễ đền Cô cần lưu ý thêm gì? 
  • Vị trí Đền Cô Sáu Lục Cung ở đâu? 
  • Thần tích
  • Nghi thức hầu bóng
  • Trang phục
  • Hình ảnh
  • Hình ảnh tượng thờ
  • Tham khảo
  • Video liên quan

Vậy Cô Sáu Lục Cung thực chất là ai? Đền thờ Cô ở đâu và đi lễ đền Cô cần lưu ý những gì? Ngay sau đây, bài viết sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên, để qua đó giúp bạn hiểu hơn về một vị Thánh Cô linh thiêng của đạo Mẫu.

Image processed by CodeCarvings Piczard ### FREE Community Edition ### on 2020-06-27 10:56:47Z | http://piczard.com | http://codecarvings.com

Sự tích về Cô Sáu Lục Cung là ai?

Trong dân gian, những sự tích về Cô Sáu được lưu truyền rất nhiều, nhưng đa phần không có sự thống nhất. Đầu tiên, xuất thân của cô là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi nhất. Có hai dòng ý kiến về xuất thân của Cô Sáu, cụ thể:

+Ý kiến đầu tiên cho rằng cô là tiên trên trời giáng thế, được sinh ra trong 1 gia đình người dân tộc Tày ở Lạng Sơn.

+ Ý kiến thứ 2 lại cho rằng, cô Sáu Lục Cung sinh ra trong 1 gia đình người Nùng. Ý kiến này được nhiều người ủng hộ hơn, bởi trên thực tế vùng đất mà cô sinh ra – Hữu Lũng – Lạng Sơn là địa bàn sinh sống của dân tộc Nùng. Người dân tộc Tày ít xuất hiện ở vùng đất này.

Việc Cô Sáu hầu cận bên vị Thánh nào cũng có nhiều di bản. Đa phần đều lưu truyền rằng cô là người hầu cận bên thánh Chầu Lục. Vì thế mà Cô được gọi là Cô Sáu Lục Cung. Một số khác lại cho rằng cô là người hầu cận bên cạnh Chúa Thượng Ngàn, hay còn gọi là Chúa Sơn Trang. Vì thế mà trong một số tài liệu và trong thực tế đời sống, người ta còn gọi Cô là Cô Sáu Sơn Trang.

Trừ những vấn đề trên ra, sự tích về Cô Sáu Lục Cung được kể lại thống nhất như sau: 

Tương truyền, Cô Sáu là tiên nữ trên trời. Gặp cảnh hạ giới lầm than, dân tình đói khát, ốm đau bệnh tật, cô thương xót cho chúng sinh nên nguyện hạ phàm đẻ chữa bệnh cứu người.

Cô sinh ra trong một gia đình người dân tộc thiểu số ( người Nùng) ở vùng quê Hữu Lũng – Lạng Sơn. Sinh thời, cô một người con đẹp, nết na, hiền dịu. Cô sinh ra đã có tài chữa bệnh, bốc thuốc. Hầu như không một chứng bệnh nào cô không biết, không một bệnh nan y nào mà cô không chữa được.

Cô thường xuyên bôn ba khắp vùng miền của xứ Lạng, đi khắp hang cùng ngõ hẻm trong những ngọn núi cao, những cánh rừng già để hái thuốc. Trước y thuật cao minh của Cô, nhiều gia đình khó khăn không có tiền chữa bệnh đã từ cõi chết trở về. Sau này, khi cô Sáu về trời, để tưởng nhớ công ơn to lớn của Cô, dân chúng quanh vùng lập đền thờ Cô và hàng năm vẫn tổ chức cúng bái.

Trong số những vị Thánh Cô của tứ phủ, Cô Sáu Lục Cung là người rất hay ngự đồng về trong các giá hầu đồng. Khi ngự đồng, cô mặc áo lam hoặc áo tím và loại áo ngắn vạt rộng tay.

Tìm hiểu Dâng lễ Cô Sáu Lục Sơn Trang thế nào?

Ngày dâng lễ Cô

Theo một số người hay đi lễ Cô Sáu, Cô là vị Thánh Cô rất linh thiêng, thường xuyên hiển linh. Vì thế mà đi lễ Cô vào bất cứ ngày nào trong năm cũng rất tốt. Tuy nhiên, nên đi lễ Cô vào ngày rằm, mồng 1 hay những ngày đầu năm thì lời cầu khấn sẽ linh nghiệm hơn.

Đặc biệt, với những ai ít khi đi lễ đến Cô và muốn chọn một ngày đẹp nhất trong năm, không thể nào bỏ qua ngày 10 tháng 5 Âm lịch. Đây là ngày tiệc Cô nên trong giá hầu đồng vào

ngày này, cô luôn luôn ngự đồng về. Đi lễ và cầu khấn Cô trong ngày này sẽ chắc chắn linh ứng

Chuẩn bị lễ dâng Cô

Cô Sáu Lục Cung không phải là vị Thánh Cô khắt khe, vì thế mà hầu hết mọi lời cầu khấn của con dân hạ giới đều được cô phù hộ để thành hiện thực. Tuy nhiên, nếu đi lễ đền Cô Sáu mà đi tay không, không dâng lễ thì đó là hành động bất kính, có thể khiến các thần linh khác nổi giận.

Lễ dâng lên Cô Sáu không cần mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị, mà cốt là ở cái tâm và tùy điều kiện của mỗi người. Lễ dâng lên Cô là lễ chay hay lễ mặn đều được cả. Tuy nhiên, để lịch sự và tỏ tấm lòng thành kính nhất của bản thân lên Cô Sáu, trong mâm lễ nên có đủ những vật phẩm sau:

  • Hoa tươi và mâm ngũ quả tươi.
  • Trầu cau. Trầu này nên têm cánh phượng để đẹp mắt và lịch sự.
  • Mâm xôi con gà hoặc mâm xôi khổ thịt.
  • Bên cạnh đó nên có rượu trắng đi kèm. Tiền vàng để hóa sau khi dâng lễ lên Cô.
  • Sớ viết tên người dâng lễ để cô chứng giám và phù hộ đúng người.

Nếu có điều kiện hơn, trong mâm lễ dâng lên Cô nên có thêm oản. Loại oản này có màu lam hoặc tím và cũng nên trang trí những họa tiết hoa lá, long phụng màu tím xung quanh.

Dâng lễ Cô Sáu cầu gì? 

Người đi dâng lễ lên Cô Sáu Lục Cung để cầu nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đa phần những điều cầu mong của khổ chủ đều được cô phù hộ độ trì cho thành hiện thực. Cụ thể, người ta đến đền Cô để cầu:

Cầu tài lộc : người ta đi lễ đền cô để cầu cho được buôn may bán đắt, công việc kinh doanh gặp nhiều may mắn, phát đạt. Người học hành thì đến đền cô cầu mong được học hành giỏi giang, đỗ đạt, diệu tổ quang tông. Người làm quan cũng đến đền Cô để cầu được thăng quan tiến chức, có địa vị và danh vọng.

Cầu bình an: nhiều người đến đền Cô để cầu cho cả gia đình ít gặp sóng gió, trắc trở trong cuộc sống, cầu mong mọi muộn phiền sẽ không còn để họ được an hưởng một cuộc sống giản dị, bình yên.

Cầu sức khỏe : những người đi lễ đền Cô đều cho rằng những lời cầu khấn liên quan đến sức khỏe thường rất nhanh chóng linh nghiệm. Theo đó, phần đông người đi lễ đền Cô Sáu đều cầu mong có được sức khỏe dồi dào, không ốm đau bệnh tật hay gặp tai nạn bất ngờ để có thể sống vui, sống khỏe. Những người nào có bệnh nan y đến lễ đền cô và cầu sức khỏe cũng rất nhanh khỏi bệnh hoàn toàn.

Dâng lễ đền Cô cần lưu ý thêm gì? 

Đi lễ đền Cô không yêu cầu mâm cao cỗ đầy, không yêu cầu sơn hào hải vị hay tiền vàng rủng rỉnh, nhưng phải thành Tâm và nếu chuẩn bị cỗ phải thật lịch sự và tươi ngon.

Khi đến lễ đền Cô cần chú ý ăn mặc kín đáo lịch sự, chú ý lời ăn tiếng nói để sao cho không phạm phải những điều bất kính, báng bổ thánh thần.

Khi đi lễ đền Cô phải cầu những điều chính đáng, không được cầu mong những điều đi ngược lại lẽ phải, trái với luân thường đạo lý.

Vị trí Đền Cô Sáu Lục Cung ở đâu? 

Hiện nay, có nhiều đền thờ Cô Sáu nhưng lớn nhất và linh thiêng nhất vẫn là đền Chầu Lục hay còn gọi là đền Chín Tư. Đền này nằm tại xã Chín Tư, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Thực chất đền này không phải thờ riêng mình Cô Sáu. Cung chính của đền thờ Thánh Chầu Lục. Cung thờ Cô Sáu nằm cạnh cung chính thờ thánh Chầu Lục.

Đền Chầu Lục cách Hà Nội khoảng 100km về phía Bắc. Cung đường từ Hà Nội đến đây khá dễ dàng và du khách có thể di chuyển bằng cả xe máy hay ô tô thông qua cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Điều đặc biệt là cao tốc này cho phép cả xe máy cũng được lưu thông. Cung đường trên sẽ tiêu tốn của du khách từ 2 đến 3 giờ đồng hồ.

LỜI KẾT: Trên đây là một số lưu ý khi đi lễ đền Cô Sáu Lục Cung dành cho người mới đi lễ lần đầu. Nếu có cơ hội, hãy ghé qua đền Cô Sáu Sơn Trang để cầu khấn những điều tốt đẹp nhất mà mình mong ước, có lẽ mong ước đó của bạn sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực bởi cô Sáu là một trong những vị Thánh Cô linh thiêng nhất trong tứ phủ Thánh Cô.

Tượng Cô Sáu Sơn Trang. NAG Tung Do.

Người Nùng ở đất Hữu Lũng, Lạng Sơn

AL 10/05: Tiệc Cô Sáu Sơn Trang

- Mẫu Thượng Ngàn, hoặc- Chầu Lục Cung Nương

- Cho thuốc, chữa bệnh cứu người

- Đền Lục Cung Chín Tư, Hữu Lũng, Lạng Sơn; cạnh đền Chầu Lục Cung Nương.

Cô Sáu Sơn Trang là Thánh Cô thứ sáu trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô [四府聖姑], sau Cô Năm Suối Lân, trước Cô Bảy Kim Giao.

Thần tích

Cô vốn là là người Nùng ở đất Hữu Lũng, Lạng Sơn. Có thuyết thì nói rằng Cô Sáu là tiên cô kề cận bên cửa Chúa Thượng Ngàn ở đất Trang Châu (chưa xác định rõ), còn lại đa phần đều thống nhất rằng Cô Sáu là người kề cận Chầu Lục Cung Nương nên Cô mới được gọi là Cô Sáu Lục Cung hay còn có danh khác là Cô Sáu Sơn Trang. Khi nhân dân lập đền thờ phụng Chầu Bà, vẫn thỉnh Cô Sáu là cô trấn bản đền Lục Cung.

Tranh vẽ Cô Sáu Sơn Trang.Họa sĩ Nguyễn Trà My.

Ngoài ra, theo một số tích cũ kể lại, Cô Sáu Lục Cung sinh thời là người con gái xinh đẹp nết na, lại có tài chữa bệnh. Cô thường đi khắp rừng sâu núi thẳm để hái thuốc cứu người vậy nên khi hiển thánh, Cô Sáu vẫn thường được muôn dân tôn là tiên cô có tài chữa bệnh cứu người. Dân chúng khắp nơi về cửa Cô để xin thuốc tiên trị bệnh. Khi Cô lên ngàn hái thuốc thì cầm thú reo ca, voi quỳ hổ phục bên đường cô đi.

Cô Sáu Sơn Trang cũng nổi tiếng đành hanh trên đời, nghiêm khắc trừng trị kẻ nào nhạo báng cửa Cô. Cô đặc biệt ghét người ăn nói quanh co, ăn không nói có.[1]

Nghi thức hầu bóng

Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Sáu Lục Cung rất hay về ngự đồng. Các thanh đồng đạo quan thường thỉnh bóng Cô Sáu Sơn Trang ngự đồng không chỉ có khi về đền Lục Cung, về đất Lạng Sơn mà cả khi khai đàn mở phủ hay trong cả những dịp hầu vui, đón tiệc tiên thánh.

Cô ngự đồng khai cuông rồi múa mồi như các tiên cô trên Thượng Ngàn khác.

Trang phục

- Áo ngắn vạt, rộng tay, màu lam hoặc chàm tím

- Quầy đen

- Đầu đội khăn xanh, chít hoa, trâm cài lược dắt

"...Tiên cô Sáu vâng lời Mẫu ThượngHái thuốc tiên độ lượng nơi nơi.Nón xanh đủng đỉnh bên đồi,Chân quấn xà cạp, chiếc gùi trên vai.Thật ưa ngắm đôi tay vòng bạc.Thẳng đường ngôi mườn mượt tóc mây.Da ngà vẻ ngọc hây hây,Môi trầu cắn chỉ vẻ đầy khuôn trăng.Nở nụ cười hàm răng rưng rức,Má hây hây sực nức hương bay.Áo lam ngắn vạt rộng tay.

Long lanh đáy nước tóc mai hoa cài...

"

―Chầu văn Cô Sáu Sơn Trang

Hình ảnh

Thanh đồng Đỗ Thị Bích Phương hầu giá Cô Sáu, múa quạt.NAG Tewfic El-Sawy, "Hầu Đồng - The Spirit Mediums of Vietnam", t. 26

Thanh đồng Đỗ Thị Bích Phương hầu giá Cô Sáu, múa mồi.NAG Tewfic El-Sawy, "Hầu Đồng - The Spirit Mediums of Vietnam", t. 34

Thanh đồng Trần Vân hầu giá Cô Sáu Sơn Trang.NAG Quỳnh Nguyễn.

Hình ảnh tượng thờ

Tham khảo

  1. Ts Bùi Hùng Thắng, "Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ", t.1153

Từ khóa » đền Thờ Cô 6