Đền Cửa Ông – Nơi Hội Tụ Sinh Khí đất Trời - Lolivi
Có thể bạn quan tâm
Đền Cửa Ông thuộc địa phận phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần.
TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỀN CỬA ÔNG
Đức Ông Đệ Tam cửa suốt được thờ ở Đền Cửa Ông hay còn gọi là đền Đức Ông, tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra Vịnh Bái Tử Long, có cảnh quan tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long hơn 40km về phía đông bắc. Đức Ông là Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo, tước Hưng Nhượng Vương. Ông có tài chiến đấu, nhưng là người có cá tính riêng, đã làm cho cha phải bất bình, đày ông ra Cửa Suốt, tỉnh Quảng Ninh, làm vị trấn thủ giữ bến cảng. Ông đã giữ vững vùng đất này, yên định được dân tình, ngăn những mưu mô xâm lấn của giặc Nguyên. Người dân ở đây tôn kính ông, gọi ông là Đức Ông, và đền thờ cũng gọi là đền Đức Ông.
Về thăm Đền Cửa Ông, du khách được nghe kể chuyện xưa: Vì mối hận riêng với vua Trần nên An Sinh Vương Trần Liễu từng trăng trối với Trần Quốc Tuấn là phải lấy được thiên hạ. Sau Trần Quốc Tuấn đem hỏi gia tướng và các con ý này, mọi người đều can ngăn. Riêng Trần Quốc Tảng lại bảo: “Tống Thái Tổ là một ông lão làm ruộng mà thừa cơ dấy vận có được thiên hạ”. Trần Quốc Tuấn giận, rút gươm định chém, nhờ Quốc Nghiễn xin tha mới thôi… Trong sử sách có ý kiến cho rằng Trần Quốc Tảng vì thế bị “đày” ra trấn ải vùng Cửa Suốt. Có người bàn là do Trần Hưng Đạo có “lòng thương muốn tránh tai họa cho con và gia quyến, sau lập công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông nên đã nhận được sự tin tưởng trở lại”.
Thế nhưng có nhà nghiên cứu cho rằng: Cửa Suốt là khu vực trọng yếu mà lại rất xa, nếu bất trung mà đuổi ra đây thì không xác tín, mà phải rất tin tưởng mới cử ra, lại phải tài, đại tài nữa! Trong hội thảo về thân thế – sự nghiệp Hưng Nhượng Đại Vương vừa qua, nhiều ý kiến đồng tình hướng này với lý do Trần Quốc Tảng từng được phong tước, thưởng rất trọng. Sinh thời, khi định công dẹp giặc Nguyên, ông được phong làm Tiết độ sứ, chức quan võ rất to; con gái trưởng được lập làm phi cho thái tử, sau trở thành hoàng hậu của vua Trần Anh Tông. Sau khi mất, ông được truy tặng làm Thái úy (vương triều Trần chỉ có 5 người được phong chức này). Ông cũng từng được phong Đại tướng – tước vị cao nhất dành cho tôn thất nhà Trần, sau khi ông không quản “tuổi cao, sức yếu” cầm quân dẹp phản loạn.
Như vậy cho thấy ông có vị trí đặc biệt trong triều đình nhà Trần từ đời vua Trần Anh Tông trở về sau. Điều này cũng không phải không có lý khi chính sử kể: sau 3 lần chiến thắng quân Nguyên, năm 1330 khi lâm bệnh, Trần Quốc Tuấn mới hỏi gia nô thân tín và các con về việc giành lấy ngai vàng theo lời căn dặn xưa của cha. Thời điểm này, Trần Quốc Tuấn lâm chung nên không có chuyện Trần Quốc Tảng bị đày ra vùng biên viễn.
2. KIẾN TRÚC ĐẶC BIỆT
Đền Cửa Ông không chỉ mang lại giá trị lịch sử to lớn, mà còn có giá trị về nghệ thuật, văn hoá dân tộc đặc sắc. Toàn cảnh khu Đền được bố trí trên các ngọn đồi không cao lắm, đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm… Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung… Kiến trúc trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng… Phần trong nhà Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ… Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ…trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối… và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy.v.v… Trước cửa ngôi Đền là vịnh Bái Tử Long, một “rừng” đảo muôn hình, muôn vẻ nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển… Nằm trong cảnh rừng, biển, núi non, sơn thuỷ hữu tình, vị trí ngôi Đền đã được người xưa ca tụng: “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo. Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”.
Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi có độ cao khoảng 100 mét so với mực nước biển, hai bên là hai ngọn đồi nhỏ hơn trông như hai hộ vệ vững chãi, đúng theo nguyên tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ; phía sau là dãy núi xanh bạt ngàn chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương. Đền Cửa Ông gồm Đền Thượng và Đền Hạ, có hệ thống tượng phong phú, và quý hiếm bởi có những nét nghệ thuật điêu khắc sống động. Những bức tượng tại đây được tạo tác bằng những chất liệu quý nên đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn.
Đến với khu di tích đền Cửa Ông, du khách sẽ được tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; khu đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh… Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay. Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao…
LỄ HỘI ĐỀN CỬA ÔNG
Đền Cửa Ông đã được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng xác nhận là di tích thắng cảnh. Nằm trên một ngọn núi thấp nhìn thẳng ra biển, đền Cửa Ông có phong cảnh rất ngoạn mục có thể thu vào trong tầm mắt với cảnh đẹp của vùng than Cẩm Phả và Vịnh Bái Tử Long. Từ lâu, đền Cửa ông đã nổi danh linh thiêng không chỉ đối với quần chúng, tỉnh Quảng Ninh, và nhân dân các tỉnh trong nước cũng tìm đến dâng hương, trẩy hội.
Nét văn hóa lịch sử tại đền Cửa Ông thể hiện rõ nét qua lễ hội đền Cửa Ông diễn ra từ ngày 2/1 âm lịch và kéo dài đến hết xuân. Vào mùa hội, đền Cửa Ông nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước. Khách đến dự hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ.
Lễ hội được tổ chức linh đình tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Ðức Ông hoá trôi dạt vào…) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Ðức Ông. Sau các nghi thức tế lễ truyền thống tại lễ khai mạc, nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian được diễn ra như múa rồng, cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, bịt mắt đánh trống, tổ tôm điếm, đẩy gậy, kéo co…
Từ khóa » Di Tích đền Cửa ông
-
Ghé Thăm Di Tích Lịch Sử Đền Cửa Ông Quảng Ninh 700 Năm Tuổi
-
Đền Cửa Ông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Cửa Ông - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Khu Di Tích đền Cửa Ông Hơn 700 Năm Tuổi ở Quảng Ninh
-
Đền Cửa Ông: Ngôi đền Thiêng Có Kiến Trúc độc đáo - Báo Quảng Ninh
-
Chiêm Ngưỡng Đền Cửa Ông Linh Thiêng Với Kiến Trúc độc đáo
-
Cửa Ông – Một Trong Những Ngôi đền đẹp Nhất Việt Nam
-
Đền Cửa Ông - Di Tích Lịch Sử Giàu ý Nghĩa - Báo Biên Phòng
-
Di Tích Lịch Sử Đền Cửa Ông - Thành Phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh
-
Kinh Nghiệm đi Lễ Đền Cửa Ông Quảng Ninh Từ A-Z
-
Phát Huy Giá Trị Di Tích Lịch Sử đền Cửa Ông
-
Lễ Hội Đền Cửa Ông được Công Nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể ...
-
Tham Quan đền Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh - Hai Yen Luxury