Đền Cuông – Wikipedia Tiếng Việt

Đền Cuông
Di tích quốc gia
Tên khácĐền Công
Thờ phụng
An Dương Vương
Thục Phán
? – 179 TCN
Thông tin đền
Địa chỉViệt Nam núi Mộ Dạ thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Lễ hội14,15,16 tháng 2 Âm lịch
Di tích quốc gia
Đền Cuông
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóa
Ngày công nhận21-2-1975
Quyết định09/QĐ-VH[1]
  • x
  • t
  • s

Đền Cuông là một trong những ngôi đền thờ An Dương Vương Thục Phán, tọa lạc trên núi Mộ Dạ thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Giới thiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài đền thờ tại khu di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, An Dương Vương còn được nhân dân lập đền thờ tại Đền Cuông, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nơi nhà vua tự vẫn sau khi giết chết con gái Mỵ Châu. Đền Cuông nằm ở lưng núi Mộ Dạ, sát Quốc lộ 1, phía sau là biển Cửa Hiền. Trên đỉnh núi Mộ Dạ, người dân còn lập một am thờ công chúa Mỵ Châu và mọi người vẫn gọi là am Mỵ Châu. Ngày nay, Đền Cuông vừa là một thắng cảnh, vừa là nơi tín ngưỡng linh thiêng của người dân nơi đây. Hàng năm, vào các ngày 14,15,16 tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa phong phú và đa dạng.

Từ Tp. Vinh, theo Quốc lộ 1 khoảng 30 km về phía bắc , được xây dựng trên lưng chừng núi Mộ Dạ, là đền thờ An Dương Vương.

Lịch sử

Chưa rõ đền Cuông được lập từ bao giờ, nhưng vào đầu thế kỷ 19, đã thấy Phạm Đình Hổ nói đến trong sách Vũ Trung tùy bút. Các đời vua Nguyễn từ Gia Long đến Khải Định đều cho tu sửa.[2]

Ngay từ thời Đinh, đã thấy dã sử nhắc tới đền Cuông qua sự kiện tướng Võ Trung trấn giữ nơi đây đến thăm đền. Võ Trung là một vị tướng nhà Đinh, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân Ngô Xương Xí, Lã Xử Bình. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng phong Võ Trung chức đốc trấn châu Hoan. Khi Chiêm Thành sang cướp phá Đại Cồ Việt, ông làm phó tướng cùng Lê Hoàn đem quân đi đánh dẹp và giành thắng lợi.[3]

Khi Lê Hoàn sinh lòng tiếm quốc, lập mưu để Vua Đinh Tiên Hoàng giáng truất Võ Trung làm chức huyện lệnh Đông Thành (Huyện Đông Thành xưa nay là vùng đất thuộc hai huyện Yên Thành và Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ngày nay). Võ Trung ở Đông Thành được khoảng một năm, trong huyện yên ổn phong tục dân thuần hậu, được vài năm vua lại vời vào triều cho được khôi phục nguyên chức. Khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất, Võ Trung biết ngôi Vua sẽ rơi vào tay Hoàn, ông bèn cáo bệnh lưu nhậm chờ khi nào khỏi bệnh sẽ về. Một hôm ông đến chơi núi Mộ Dạ thuộc huyện Đông Thành vào bái yết đền Cuông, lễ xong khi ấy ông hóa. Đền chính thờ Võ Trung ở nơi qui hóa là núi Mộ Dạ huyện Đông Thành phủ Diễn Châu. Lại một ngôi đền chính nữa là sinh từ ở quê ngoại nay thuộc xã Phạm Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên. Các triều vua lấy tên huyện do ông trị nhậm thuở trước làm tên ghi sắc phong là Đông Thành đại vương.[4]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • An Dương Vương
  • Âu Lạc
  • Cổ Loa
  • Nhà Triệu
  • Triệu Đà
  • Mỵ Châu
  • Trọng Thủy
  • Nỏ liên châu
  • Cao Lỗ
  • Rùa thần Kim Quy

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định 09-VH/QĐ xếp hạng di tích lịch sử văn hoá đợt IV”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ Lịch sử ra đời Đền Cuông Nghệ An
  3. ^ Việt Nam kho tàng dã sử; Biên soạn: Vũ Ngọc Khánh - Phạm Minh Thảo Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2004
  4. ^ “Xã Cốc Khê 穀 溪: 50 tr., gồm sự tích: Đông Thành Đại Vương 東 城 大 王 triều Đinh, do Nguyễn Bính soạn năm 1572; Đoàn Thượng 段 尚 (Đông Hải Đại Vương 東 海 大 王) triều Lý; Phạm Cư Sĩ 范 居 士 triều Lý do Nguyễn Bính soạn năm 1572”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khai hội Đền Cuông tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến kiến trúc tôn giáo tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Đền tại Việt Nam
Bắc bộ
  • An Sinh
  • An Xá
  • Bà Chúa Kho (BN)
  • Bà Chúa Kho (HN)
  • Bà Chúa Kho (HY)
  • Bách Linh
  • Bạch Mã
  • Bảo Hà
  • Bia
  • Cấm
  • Cửa Ông
  • Dạ Trạch
  • Dầm
  • Đinh Tiên Hoàng
  • Đoan
  • Đô
  • Đồng Xâm
  • Đuổm
  • Hai Bà Trưng
    • Đồng Nhân
    • Hạ Lôi
  • Hát Môn
  • Đền Hùng
  • Kiếp Bạc
  • Kim Liên
  • Kỳ Cùng
  • Lăng
  • Lê Đại Hành
  • Linh Tiên
  • Lương Xâm
  • Lý Quốc Sư
  • Mao Điền
  • Mẫu
    • Âu Cơ
    • Bát Tràng
    • Lào Cai
  • Mây
  • Ngọc Sơn
  • Phủ Dầy
  • Phù Đổng
  • Phụ Quốc
  • Phủ Tây Hồ
  • Quán Thánh
  • Quảng Phúc
  • Quốc Tử Giám
  • Sóc
  • Thánh Mẫu
  • Thánh Nguyễn
  • Thượng (LC)
  • Tiên La
  • Trần (NĐ)
  • Trần (TB)
  • Trần Thương
  • Tranh
  • Trù Mật
  • Vạn Kiếp
  • Vân Luông
  • Vân Thị
  • Voi Phục
  • Vực Vông
  • Xích Đằng
  • Xưa
  • Bà Chúa Me
Bắc Trung bộ
  • Bà Hải
  • Bà Triệu
  • Cuông
  • Thượng (NA)
  • Đông Hải
  • Đức Hoàng
  • Khai Long
  • Lê Hoàn
  • Miếu Ao
  • Nhà Bà
  • Ông Hoàng Mười
  • Quả Sơn
  • Văn miếu Huế
Nam Trung bộ
  • Bùi Thị Xuân
  • Đào Duy Từ
  • Diên Khánh
  • Lương Văn Chánh
  • Mỹ Sơn
  • Tăng Bạt Hổ
  • Trần Quý Cáp
  • Trường An
  • Đền thờ Trương Định
  • Đền Dinh đô Quan Hoàng Mười
Nam Bộ
  • Bác Hồ (Long Mỹ)
  • Cao Lãnh
  • Châu Văn Liêm
  • Công Thần Vĩnh Long
  • Dinh Cô
  • Đức Thánh Trần (Long Hà)
  • Đức Thánh Trần (Tây Ninh)
  • Hải Thượng Lãn Ông
  • Hiển Trung
  • Kiến An
  • Lệ Châu
  • Nguyễn Hữu Cảnh
  • Nguyễn Tri Phương
  • Phật mẫu (Trảng Bàng)
  • Phật mẫu (Trường Hòa)
  • Thần An Lợi
  • Trấn Biên
  • Trần Hưng Đạo (Bến Củi)
  • Trần Hưng Đạo (Bình Long)
  • Trần Hưng Đạo (Tp.HCM)
  • Trần Quang Diệu (Phước Long)
  • Trần Văn Thành
  • Văn Thánh Vĩnh Long
  • Đền thờ Vua Hùng
    • Phú Riềng
    • Thảo Cầm Viên TP. HCM
    • Thới Bình
  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Đèo
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm

Từ khóa » đền Thờ An Dương Vương Diễn Châu