Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười - ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Trang

  • TRANG CHỦ
  • TAM TÒA THÁNH MẪU
  • NGŨ VỊ TÔN QUAN
  • TỨ PHỦ CHẦU BÀ
  • TỨ PHỦ QUAN HOÀNG
  • TỨ PHỦ THÁNH CÔ
  • TỨ PHỦ THÁNH CẬU
  • VĂN KHẤN TỨ PHỦ
  • CÁC NGÀY TIỆC
  • KHU DU LỊCH TÂM LINH
  • VIDEOS VĂN HẦU
  • NHÀ NGOẠI CẢM VIỆT NAM
  • NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN THỊ NGHI

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười

Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười tọa lạc vùng bên đê La Giang, tại ngã ba giao nhau giữa sông Minh (kênh nhà Lê), Sông La và Sông Lam nên còn gọi là “Mỏ Hạc Linh Từ”. Nơi đây còn gọi là Đền Cả. Ngôi đền thuộc địa phận phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Sân đền Dinh Đô và Tam Quan uy nghi
Từ Thành phố Vinh (nghệ An) đi hướng Thị xã Hồng Lĩnh, theo đường quốc lộ 1A chừng 10 km đến bờ Đê La Giang. Chúng ta chỉ cần rẽ phải vào đê La Giang chừng 2 km là đến ngôi đền thiêng này. Đền Dinh Đô chỉ nằm cách Đền Củi khoảng 5 km.

Đền Dinh Dô thờ ai

Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười thờ Quan Hoàng Mười và bà Lê Thị Ngọc Dung - Con gái nuôi của vua Lê Lợi. Thời khởi nghĩa Lam Sơn, bà Lê Thị Ngọc Dung đã hy sinh anh dũng trong một trận chiến với quân Minh. Sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước, năm 1427, vua Lê Lợi xưng vương đã truy phong bà là Biển Quốc Đoan Trang, Chính Thục Từ Hòa, Chính Phương Nương Đại Vương.

Đền Dinh Đô có từ bao giờ

Theo tài liệu của cơ quan văn hóa tỉnh Hà Tĩnh và các sắc phong, Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười được xây dựng vào khoảng năm 1060 theo sắc phong của Lý Thánh Tông đến thời nhà Lê ( theo sắc phong của vua Lê Ý Tông 1726) được tôn tạo, nâng cấp, đến thời Nguyễn thì được trùng tu lớn (năm 1427).
Sân Đền Dinh Dô
Do biến cố thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thiên tai tàn phá làm ngôi đền bị xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, khoảng năm 1968 đến 1972 vị trí ngôi Đền tọa lạc tại điểm xung yếu trên tuyến vận tải đường thủy Sông La – Sông Lam – Sông Minh qua cống Trung Lương nên đã bị bom đạn Mỹ tàn phá. Vào những năm 1978-1980, Đền Cả còn bị lũ cuốn trôi và chỉ còn lại nền, chân móng cột. Được sự chỉ đạo của Sở Văn Hóa tỉnh Hà Tĩnh và nỗ lực của Thủ nhang, Pháp sư, đồng thầy Phạm Quang Hồng và nhân dân, Đền Cả Dinh Đô Quan Hoàng Mười chính thức làm khánh thành vào ngày 16.8.2014. Đền đã được UNESCO Việt Nam đã trao Chứng nhận Đền đạt tiêu chuẩn Tam Tứ Phủ. Đồng thời, Thủ nhang Phạm Quang Hồng cũng được trao bằng Chứng nhận Tôn vinh Nghệ nhân ưu tú Văn hóa dân gian.

Vị trí tương quan đền Dinh Đô với Đền Củi và Đền Hưng Nguyên.

Đây là 3 ngôi đền thờ Quan Hoàng Mười trong khu vực chỉ cách nhau vài km, tạo thành một quần thể thờ Quan Hoàng Mười. Đền Dinh Đô được xây dựng vào năm 1060 thời nhà Lý theo sắc phong của vua Lý Thánh Tông. Đền Hưng Nguyên (Nghệ An) được xây sau 634 năm, tức năm 1634. Đền Củi được xây dựng vào cuối đời nhà Lê. Đền Củi trước đây gọi là Khu Độc Linh Từ thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, sau đó phối thờ thêm Quan Hoàng Mười. Như vậy, đền Dinh Đô có bề dày lịch sử hơn nhiều trăm năm so với Đền Củi và đền Hưng Nguyên. Nhưng trải qua, các cuộc chiến tranh, đền Củi hầu như còn nguyên vẹn, trong khi hai đền Hưng Nguyên và Đền Cả do thiên nhiên, do chiến tranh mà trở thành phế tích. Có thể vì thế, Đền Củi là trở thành một trung tâm thờ Quan Hoàng Mười nổi tiếng hơn hai ngôi đền mới được trùng tu lại.
Bến sông và toàn cảnh đền Dinh Đô
Trong một bài văn cổ về Quan Hoàng Mười có câu: "H..ò.ò.ò.. Sông Lam Hồng Lĩnh đẹp như tranh chứ tạo hóa xưa kia đã lập thành.. muôn thủa núi sông còn bền vững, đất Nam Đàn Nghệ Tĩnh vẫn còn xanh....". Có lẽ vì thế, có người suy luận rằng: Ông Mười đã hy sinh tại khu Đền Dinh Đô, thân xác trôi về Đền Củi và nơi quàn là Đền Hưng Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một tài liệu nào đáng tin nói về điều này. Ngoài ra, có người còn lý giải Đền Cả có tên là đền Dinh Đô, bởi nơi đây là nơi ông đóng quân xưa kia. Nhưng dù sao chăng nữa, từ thời xa xưa nơi đây, cùng với Đền Củi và Đền Hưng Nguyên, Đền Dinh Đô đã tạo nên một cụm di tích thờ Quan Hoàng Mười đặc sắc và linh thiêng của vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh.

Điểm đặc sắc của Đền Dinh Đô

Như chúng ta đã biết, Quan Hoàng Mười có nhiều hiện thân, nhưng có 3 hiện thân hay nhắc đến là Tướng Lê Khôi – Cháu vua Lê Lợi, Tướng quân Nguyễn Xí và Lý Nhật Quang - con vua Lý Thái Tổ. Đền Hưng Nguyên, đền Củi thờ Quan Hoàng Mười với hiện thân tướng Lê Khôi. Đền Dinh Đô được coi là thờ chính của hai hiện thân Quan Hoàng Mười là Lý Nhật Quang và tướng Quân Nguyễn Xí. Nhưng tại Đền Dinh Đô hiện nay thờ tượng đủ cả ba hiện thân của Quan Hoàng Mười là Tướng Lê Khôi, Tướng Nguyễn Xí và Lý Nhật Quang. Trong cung cấm của Đền Dinh Đô có thờ tượng Quan Hoàng Mười với kích thước gấp đôi người thật. Đây là ngôi tượng được dát vàng thật được chế tác từ làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội.
Tượng Quan Hoàng Mười tại Cung Cấm
Trong quá trình đào móng trùng tu lại ngôi đền đã khai quật được một pho tượng đá cao gần bằng người thật là một chiến binh cầm chùy. Có lẽ đây là tượng của chiến binh bảo vệ ngôi đền. Hiện nhà đền vẫn giữ lại pho tượng quý này.

Huyền tích về tướng quân Nguyễn Xí tại đền Dinh Đô

Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Truyện kể rằng có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên ngã ba sông La, sông Minh giang và sông Lam nơi linh từ mỏ Hạc.
Một góc cảnh sắc của Đền Dinh Đô
Trong khi mọi người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời. Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là Ông Hoàng Mười. Lý Nhật Quang - Ngài là ai. Lý Nhật Quang nổi tiếng thông minh, 8 tuổi biết làm thơ, 10 tuổi tìm hiểu kinh sử. Ông được vua cha và hoàng tộc chăm lo dạy dỗ để sớm thành rường cột nước nhà. Năm 1039, Ngài được vua Lý Thái Tông cử vào thu thuế đất Nghệ An. Do sự trung thực, liên chính, Ngài được vua Lý Thái Tông tin cậy. Năm 1041, Lý Nhật Quang được phong tước hiệu Uy Minh Hầu trấn thủ đất Nghệ An. Ông có công lớn trong việc dẹp các băng đảng phản loạn trong vùng. Năm 1044, Ông được vua giao cho đánh dẹp Chiêm Thành, chém được đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu. Ông được vua phong từ tước Hầu lên tước Vương. Ông có công lớn trong việc phát triển kinh tế, giữ yên lòng dân, chiêu dân, lập ấp; ông là sư tổ của nhiều ngành nghề trong vùng. Thần phả đền Quả Sơn viết rằng Lý Nhật Quang hi sinh trong trận chiến với giặc, bị chém ngang cổ nhưng đầu không lìa, đến núi Quả thì ngựa quỵ xuống, ông qua đời vào ngày 17 tháng 8 năm 1057. Sách Việt điện u linh tập chép rằng: Một tối ông thấy ba con quạ bay 3 vòng quanh ông rồi sà vào lòng biến thành tờ giấy trắng. Ông thiếp đi thì gặp thần sao Vũ Khúc mời về trời làm quan. Ông không bệnh mà mất. Lý Thái Tông phong Lý Nhật Quang từ tước Hầu lên tước Vương. Nhân dân suy tôn Lý Nhật Quang là "Thượng Thượng Thượng Đẳng thần".

Không gian thờ tự của Đền Dinh Đô

Đền có một Tam Quan uy nghi soi bóng xuống ngã ba con sông luôn lờ lững như muốn minh chứng với lịch sử sự tồn tại vĩnh cửu của ngôi đền. Đi qua Tam Qua chúng ta bước vào sân ngôi đền khá rộng rãi với hòn non bộ sơn thủy hữu tình đầy bóng mát của tán lá xanh rờn. Qua khoảng sân này, chúng ta có thể bước lên sân đền chính.
Cung Tam Tòa Thành Mẫu tại Đền Dinh Đô
Đền có 3 gian đại bái khá rộng rãi và Cung Cấm. Gian Tiền Bái gồm 3 cung: Bên trái là Tứ Phủ Chầu Bà, cung giữa thờ Vua Cha bát hài và 3 hiện thân của Quan Hoàng Mười, bên phải là cung Tứ Phủ Quan Hoàng. Gian Trung Bái gồm 3 cung: Bên trái thờ Tam Vị Chúa Mường, giữa là cung Công đồng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngũ Vị Tôn Ông...bên phải là cung Trần Triều. Gian Thượng Bái là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và bà Lê Thị Ngọc Dung. Cung Cấm là tượng Quan Hoàng Mười.

Sự linh thiêng của ngôi đền

Nhân dân quanh vùng cho rằng đây là một ngôi đền thiêng. Trước đây, sau trận lũ lụt ngôi đền bị tàn phá, ngôi đền có đôi voi ngựa còn trơ lại. Chính quyền đã cho chuyển đôi voi ngựa này về một ngôi đền trong làng. Không biết có phải do ngẫu nhiên hay không, nhưng sau này vị chính quyền chỉ huy và một số người tham gia chuyển tượng đã lần lượt mất sớm vì nhiều lý do khác nhau. Thậm chí, mấy công nhân được nhờ cầu hộ tượng cũng đã bị bắt sau đó ít ngày vì tôi đánh bạc. Hiện nay, đôi voi ngựa vẫn nằm tại ngôi đền kia, nhưng không ai dám đưa trở lại Đền Dinh Đô nữa.
Tam Quan Đền Dinh Đô vào chiều tà
Cũng có nhiều người sinh nở muộn có đến hàng chục năm, đến đây cầu xin cũng đã có con. Có thể đây là chuyện ngẫu nhiên. Nhưng dù sao nó cũng phản ánh một phần nào thú vị về tâm linh của ngôi đền.

Sự mến khách của nhà đền

Trong đền cũng đã có một số dịch vụ phục vụ tâm linh cho bà con đến lễ. Tuy nhiên, hiện tượng chặt chém hay chèo kéo không xảy ra ở nơi đây. Các hộ kinh doanh nơi đây luôn được chính quyền và nhà đền giám sát chặt chẽ. Nhà đền khá chu đáo cho khách thập phương đến lễ, không thu tiền cung đối với các canh hầu. Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ

CÁC BẠN LƯU Ý

Để có thể tìm hiểu được thân thế, sự nghiệp hay nơi thờ của các vị thánh trong Tứ Phủ mời các bạn lựa chọn click vào tên vị thánh, hay tên đền ở phần MỤC LỤC ở ngay bên dưới. Để xem đầy đủ nội dung bài viết bạn cần click (nhấp chuột ) vào chữ Đọc thêm ở cuối mỗi bài viết. Đọc xong bài viết, bạn chu ý cuối bài viết có BÀI MỚI HƠN, TRANG CHỦ, BÀI CŨ HƠN. bạn click vào đó để tiếp tục, hoặc quay về phần MỤC LỤC. Sau khi xem bài, bạn nên chia sẻ lên Facebook hay nhấn nút G+1 phía dưới để thông tin được đến với nhiều người hơn. Đó cũng là cách tăng phúc lộc cho mình và gia đình bạn à. Xin cảm ơn các bạn đã đến với Blog, xin chúc bạn và gia đình luôn may mắn, tràn đầy hạnh phúc, tài lộc như ý.

MỤC LỤC

  • "Thánh nhập" chuyện đó có đúng hay không
  • Am Ngọa Vân
  • Am Tiên
  • Bài cúng vong thai nhi tại nhà cho linh hồn siêu thoát
  • Bài khấn lễ cho gia đình hiếm muộn con
  • Bàn về chữ HẦU trong HẦU ĐỒNG
  • Bàn về nghi lễ DI CUNG HOÁN SỐ
  • Các ban trong đền thờ Tứ Phủ
  • Cách chữa bệnh người âm - Phần hai
  • Cảnh giác với chiêu trò của đồng thầy
  • Cậu Bé Đồi Ngang
  • Cậu bé Lệch
  • Chầu Bé Bắc Lệ
  • Chầu Mười Đồng Mỏ
  • Chầu Năm Suối Lân
  • cho tốt
  • Chọn Thầy
  • Chúa Cà Phê
  • Chùa Hà - Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Hà Nội
  • Chùa Hàm Long - Ngôi chùa đặc biệt
  • Chùa Hương Tích Hà Tính - Ngôi chùa linh thiêng
  • Chúa Năm Phương
  • Chúa Nguyệt Hồ là ai
  • Chùa Tam Chúc - Khu chùa lớn nhất thế giới.
  • Chúa Thác Bờ
  • Chùa Tứ Kỳ - Ngôi chùa linh thiêng
  • Chuyện người lính biết mình sẽ hy sinh
  • Chữa bệnh người âm bám theo
  • Có nên đốt vàng mã hay không
  • Có nên hầu đồng
  • Cô Ba Thoải Cung
  • Cô Bảy Mỏ Bạch
  • Cô bé cây xanh - Tuyên Quang
  • Cô Bé Cây Xanh Bắc Giang
  • Cô bé Chí Mìu Bắc Giang
  • Cô bé Đông Cuông
  • Cô bé Minh Lương Tuyên quang
  • Cô bé Mỏ than Tuyên Quang
  • Cô Bé Suối Ngang
  • Cô bé thượng ngàn
  • Cô Chín Sòng Sơn
  • Cô Đôi Cam Đường
  • Cô Mười Đồng Mỏ
  • Cô Năm Suối Lân
  • Cô Sáu Lục Cung
  • Cô Tám Đồi Chè
  • Cô Tư Ỷ La
  • Công đồng Trần Triều
  • Di cung hoán số thế nào cho đúng
  • Đền An Sinh
  • Đền Bà Chúa Kho
  • Đền Bà Chúa Ong
  • Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo
  • Đền Bà Đế Đồ Sơn
  • Đền Bạch Mã
  • Đền Bồng Lai Hòa Bình
  • Đền Bồng Lai Ninh Bình thờ Cô Đôi Thượng Ngàn
  • Đền Cấm Tuyên Quang
  • Đền Cậu Tây Thiên
  • Đền Chầu Lục
  • Đền Chúa Thác Bờ
  • Đền Cô Bé Xương Rồng
  • Đền Cô Bơ Bông
  • Đền Cô Chín Hà Nội
  • Đền Cô Chín Suối Rồng
  • Đền Cô Chín Tây Thiên
  • Đền Cô Chín Thượng Bắc Giang
  • Đền Cô Đôi Thượng Ngàn
  • Đền Cô Tân An
  • Đền Cô Tây Thiên
  • Đền Công Đồng Bắc Lệ
  • Đền Công Đồng Bắc Lệ - phát hiện động trời.
  • Đền Cờn Nghệ An
  • Đền Cửa Ông
  • Đền Dầm - Đền thờ Mẫu Thoải
  • Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười
  • Đền Đại Lộ - Đền thờ Tứ Vị Thánh Nương
  • Đền Độc Cước Sầm Sơn
  • Đền Đôi Cô Tuyên Quang
  • Đền Đồng Bằng
  • Đền Hạ Tuyên Quang
  • Đền Kiếp Bạc Tuyên Quang
  • Đền Mẫu Đông Cuông
  • Đền Mẫu Đồng Đăng
  • Đền Mẫu Hưng Yên
  • Đền Mẫu Lào Cai
  • Đền Mẫu Sòng Sơn
  • Đền Mẫu Thượng Tuyên Quang
  • Đền Mẫu Ỷ La Tuyên Quang
  • Đền Ngọc Lan với nhiều điều kỳ bí
  • Đền Nưa Am Tiên
  • Đền Phủ Vàng - Thanh Hóa
  • Đền Quán Cháo
  • Đền Quan Đệ Tứ và sự linh thiêng
  • Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn
  • Đền Quan Hoàng Mười
  • Đền Quan Lớn Phủ Dầy
  • Đền Quan Lớn Tuần Tranh
  • Đền Quán Thánh - Ngôi đền linh thiêng
  • Đền Rõm
  • Đền Rồng- Đền Nước
  • Đền Sinh - Ngôi đền kỳ lạ - Ngôi đền cầu con
  • Đền Thỏng Tây Thiên
  • Đền Thượng Ba Vì
  • Đền Thượng Lao Cai
  • Đền Trung Tả Khâm Thiên
  • Đền Và thờ Tản Viên Sơn Thánh
  • Đền Vạn Ngang Đồ Sơn
  • Đền Voi Phục
  • Đình Đền Chùa Cầu Muối
  • đồng ma thế nào
  • Động sơn trang thờ ai
  • đồng tà có phân biệt được không
  • Đồng tiền có gai mà thánh có mắt
  • Đức Chúa Ông trong chùa là ai
  • Đừng biến Phật thành kẻ hám lợi
  • Đừng vội nghe lời thầy dọa
  • hám danh
  • Hàu đồng - Một món hời
  • Hầu đồng ơi hầu đồng
  • Hầu đồng sao cho có lộc
  • Hầu đồng thế nào cho đúng
  • Hầu đồng: Đồng đua đồng đú
  • Hầu đồng: Đồng ma
  • Hầu Đồng: Lênh đênh qua cửa Thần Phù
  • Hầu đồng: Loạn mở phủ
  • Hầu đồng: Lý do xoay khăn sau khi ra hầu
  • Hầu đồng: Mẫu là con của Phật
  • Hầu đồng: Nghĩa vụ của Đồng Thầy
  • Hầu đồng: Nước mắt đạo mẫu
  • Hầu Đồng: Phân biệt đồng tà
  • Hầu đồng: Sự linh ứng hay buôn thần bán thánh
  • Hầu đồng: Tác động của gia tiên đến mở phủ
  • Hầu đồng: Trình đồng mở phủ để làm gì
  • Hầu đồng: Ý nghĩa của hầu đồng
  • Hầu Đồng:Bàn về chuyện xoay khăn
  • Khóa lễ thế nào thì đắc lễ
  • Khu du lịch tâm linh Hàn Sơn
  • Làm sao để yên căn yên mệnh
  • Lễ chùa thế nào đẻ có lộc tài.
  • Lễ hội đền Xâm Thị
  • Liên Phái
  • Mẫu Cửu Trùng Thiên
  • Mẫu không phải là quỷ
  • Mẫu Kỳ Anh
  • Mẫu Liễu Hạnh và sự tích
  • Mẫu Thoải là ai
  • Mẫu Thượng Ngàn là ai
  • miễn hầu
  • Mỗi năm hầu mấy vấn là đủ.
  • Một góc nhìn khác về chuyện “ma nhập”.
  • Một tâm tình của con nhà thánh
  • Nghiệp làm thầy tứ phủ
  • ngôi chùa chuyên xem TRÙNG TANG
  • Nhân ngày tiệc Mẫu kể chuyện về Mẫu
  • Nỗi lòng một đồng thảy về Đạo Mẫu
  • Nỗi lòng một thanh đồng
  • Nỗi niềm đồng thày thời bùng phát
  • Phủ bóng Nguyệt Du Cung
  • Phủ Đồi Ngang
  • Phủ Giầy và Thánh Mẫu Liễu Hạnh
  • Phủ Quảng Cung
  • Phủ Tây Hồ
  • Phủ Tây Mỗ - Nơi giáng sinh lần thứ ba của Mẫu Liễu
  • Phủ Tiên Hương
  • Phủ Tổ thờ ai
  • Phủ Vân Cát
  • Quan Điều Thất
  • Quan Hoàng Bẩy
  • Quan Hoàng Bơ
  • Quan Hoàng Chín
  • Quan Hoàng Đôi Triệu Tường
  • Quan Hoàng Mười là ai
  • Quan Hoàng Năm
  • Quan Hoàng Tám
  • Quan Hoàng Tư là ai
  • Quan Lớn Đệ Nhất
  • Quan Lớn Đệ Nhị
  • Quan Lớn Đệ Tam
  • Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai
  • Quan Lớn Tuần Tranh
  • Quần thể Đền Suối Mỡ
  • Quần thể tâm linh Tây Thiên
  • Sẽ còn nhiều "hiện tượng lạ" trong hầu đồng
  • Sự biến tướng trong ngôi nhà mẫu
  • Sự ngộ nhận trong hầu đồng
  • Sự tích Cô bé Cửa suốt
  • Sự tích đền Ghềnh Gia Lâm
  • sự tích ông Hoàng Bảy
  • Sự tu của đồng
  • tam phủ là gì
  • Tâm sự của một đồng nghèo
  • Thanh đồng cần phải làm gì.
  • Thanh đồng làm gì để vẹn đường tu
  • Thánh không phải là ma
  • Thần tích về Mẫu Liễu Hạnh
  • Thầy và lòng tham
  • Thực hành đúng về hầu đồng
  • Tìm Thầy
  • trình đồng
  • Trường hợp nào được khất hầu
  • Tứ Đền - Một khu đền linh thiêng
  • Tứ phủ là gì
  • Tứ phủ Thánh Cậu
  • Văn Khấn Đền Phủ
  • Vua Cha Bát Hải Động Đình là ai

TỰ BẠCH

Với tất cả lòng thành kính và ngưỡng mộ Đạo Mẫu - một nét truyền thống văn hóa đặc sắc chỉ có riêng ở Việt Nam. Bằng công sức sưu tầm, tìm hiểu, lượm lặt của mình, tôi tâm huyết viết nên Blog này như lời cảm tạ chân thành nhất của tôi kính dâng lên Đạo Mẫu. Rất hân hạnh và cảm ơn các bạn đã đến với Blog. Chúc các bạn và gia đình luôn may mắn, bình an! Qua Blog này tôi cũng chân thành cảm ơn các tác giả của trang tr hatvan.vn, dongaphu.vn, và các trang khác ...đã giúp tư liệu cho tôi viết nên trang blog này.

Bài đăng phổ biến

  • Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười       Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười tọa lạc vùng bên đê La Giang, tại ngã ba giao nhau giữa sông Minh (kênh nhà Lê), Sông La và Sông Lam nên ...
  • Đền Đại Lộ - Đền thờ Tứ Vị Thánh Nương         Đền Đại Lộ hay thường gọi là đền Lộ, thuộc thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Đại Lộ thờ Tứ Vị Thánh Nương chín...
  • Cách chữa bệnh do người âm bám - Phần hai        Lời ban biên tập: Vừa qua, bài viết "Cách chữa bệnh do người âm bám" đã được rất nhiều bạn đọc đón nhận. Nhiều bạn đã gọi...
  • Một tâm tình của con nhà thánh         Lời ban biên tập:   Đây là lời tâm tình của một bạn thanh đồng đã từng u mê. Chúng tôi xin biên tập lại đăng để các bạn đang là th...
  • Đền Bồng Lai Ninh Bình thờ Cô Đôi Thượng Ngàn         Cô Đôi Thượng Ngàn là thánh cô nổi tiếng trong Tứ Phủ Thánh Cô. Đền thờ Cô ở mọi miền đất nước, nhưng nổi lên trên cả là hai ngôi đ...
  • Phủ Tây Mỗ - Nơi giáng sinh lần thứ ba của Mẫu Liễu      Phủ Tây Mỗ, hay còn gọi là Phủ Mỗ, có tên cổ là “Tây Mỗ linh từ” ở chân núi Sóc Sơn, làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hó...
  • Thanh đồng cần phải làm gì Lời ban biên tập :   Cần phải làm gì khi đã ra hầu đồng. Đây là điều nhiều thanh đồng muốn biết. Chúng tôi xin mạn phép thầy Đồng Âm - Một ...
  • Phủ Đồi Ngang, Cậu Bé Đồi Ngang         Đền Đồi Ngang nằm ở xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.  Đền Đồi Ngang là nơi thờ chính của Cậu bé Đồi Ngang. Đền Đồi Ngan...
  • Đền Cô Chín Tây Thiên       Đền Cô Chín Tây Thiên  nằm ở  khu du lich tâm linh Tây Thiên  thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Khu du lịch tâm linh ...
  • Làm sao để yên căn yên mệnh       Làm sao để yên căn yên mệnh đó là điều mọi thanh đồng đều ước muốn. Nhưng tiếc thay, do việc chưa hiểu hết Đạo, nên nhiều thanh đồn...

ĐỀN ĐỒNG BẰNG

ĐỀN ĐỒNG BẰNG Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình

ĐỀN THỜ CÔ CHÍN SÒNG SƠN

ĐỀN THỜ CÔ CHÍN SÒNG SƠN Cổng đền Cô Chín Sòng Sơn

LIÊN HỆ

Nếu bạn thấy cần có sự trao đổi về bài viết xin bạn gọi: Mr. Lê Hồng Thái 0913.588.960. Xin trân trọng cảm ơn.

MỘT LỜI NHẮN NHỦ

Thiếu sót lớn nhất là khi đi lễ đền phủ là chúng ta không biết thân thế và quyền năng vị thánh ngự tại bản đền. Để việc đi lễ đem lại phúc lộc cho mình và gia đình được hiệu quả nhất, trước khi đi chúng ta nên tìm hiểu lịch sử đền và thân thế vị thánh bản đền mà ta cần đến lễ. Giống như đời trần mà con cái không biết bố mẹ mình là ai đó là sự bất nghĩa. Việc tìm hiểu này cần thiết hơn rất nhiều so với việc dâng mâm cao cỗ đầy. Các bạn hãy nhớ rằng nhà thánh luôn" Chứng Tâm không chứng lễ". Chỉ cần các bạn đọc và tìm hiểu về nhà Ngài thì cũng đã được các Ngài chứng tâm rồi đó. Vậy há chi mà cứ phải đi lễ với mâm cao cỗ đầy. Rất mong, các bạn đến với Đạo Mẫu với tâm bồ đề để toại nguyện hoan hỷ, an lạc.

Tổng số lượt xem trang

Translate

Giới thiệu về tôi

Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

DANH SÁCH BÀI VIẾT

  • ▼  2017 (74)
    • ▼  tháng 5 (7)
      • Lênh đênh qua cửa Thần Phù
      • Phân biệt đồng tà, đồng ma thế nào
      • Phân biệt đồng ma, đồng tà
      • Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười
      • Bài cúng vong thai nhi tại nhà cho linh hồn siêu t...
      • Lý do xoay khăn sau khi ra hầu
      • Bàn về chuyện xoay khăn

Danh sách Blog của Tôi

  • XỬ LÝ KHÍ THẢI Giới thiệu hệ thống lọc bụi cyclon - *Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương - chuyên về xử lý môi trường xin giới thiệu với các bạn nguyên lý hệ thống cylcone lọc bụi trong...
  • Xử lý nước thải sinh hoạt Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt - Ánh Dương - *Mời bạn hãy click vào đường link này để xem chi tiết:* *Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt * *ĐỂ XEM CHI TIẾT N...
  • Bồn composite BỌC COMPOSITE - BỌC PHỦ COMPOSITE - Công ty chúng tôi chuyên nhận *bọc phủ composite *chống ăn mòn hóa chất cho mọi thiết bị, trên mọi chất liệu thép, bê tông, sàn nhà xưởng để chống ăn...
  • Website chính -

Bài đăng nổi bật

Quần thể Du lịch tâm linh Đền Suối Mỡ

          Đền Suối Mỡ bao gồm đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, nằm dọc theo dòng suối Mỡ đều thờ Công chúa Quế Mỵ Nương, con gái vua Hùng V...

ĐỀN MẪU ĐÔNG CUÔNG

ĐỀN MẪU ĐÔNG CUÔNG

ĐỀN MẪU KỲ ANH

ĐỀN MẪU KỲ ANH

ĐỀN CÔ CHÍN SÒNG SƠN

ĐỀN CÔ CHÍN SÒNG SƠN

ĐỀN MẪU SÒNG

ĐỀN MẪU SÒNG

Từ khóa » đền Cả ông Hoàng Mười