Đền Fushimi Inari - Vì Sao Lại Gọi Là Chùa “Ngàn Cổng” Kyoto
Có thể bạn quan tâm
Đến Fushimi Inari trên cung đường Xứ Phù Tang – Vi vu trên chuyến hành trình đến với xứ sở Hoa Anh Đào tuyệt hảo, ắt hẳn du khách sẽ luôn mường tượng về một điểm đến của nền văn minh hiện đại với nhịp sống phồn vinh. Bên cạnh những hào quang vốn có, Nhật Bản còn dành trọn cho mình một góc riêng truyền thống tại Kyoto. Với sứ mệnh là một cố đô mang hơi thở ngàn năm của đất mẹ Nhật Bản, Kyoto tự hào bởi dòng chảy của nhịp sống tinh tế pha lẫn vào nét kiến trúc cổ kính, toát lên khí chất nhịp nhàng và bản sắc truyền thống đậm nét tại đất nước mình. Cùng trải nghiệm và khám phá những nét thú vị tại vùng đất này, Toidi.net sẽ dẫn các bạn đến ngay với Fushimi Inari – ngôi đền “ngàn cổng” huyền thoại mang đầy bản tính truyền thống. Đi cùng Toidi.net thôi nào! Let’s go!
Nội dung bài viết
- Đền Fushimi Inari tọa lạc ở đâu?
- Bạn cần biết gì về Đền Fushimi Inari – Chùa Nghìn Cột Kyoto?
- Đền Fushimi Inari Taisha có địa điểm tham quan đặc trưng nào mà thu hút du khách đến thế?
- 1. Chiếc cổng Romon khổng lồ:
- 2. Tượng cáo – vị sứ giả của thần Inari:
- 3. Sức hút đến từ 10.000 cổng Senbon Torri – Chùa nghìn cổng kyoto
- Các địa điểm ăn uống tại Fushimi Inari Taisha:
- Tiệm bánh Hougyokudo:
- Quán Kendonya (Fukakusa Ichinotsubocho):
- Phòng trà Fushimi Inari Shrine-Chaya (Fukakusa Kaidocho):
- Cửa hàng Sohonke Sogyoku-do (Fukakusa Ichinotsubocho):
- Các cách di chuyển đến đền Fushimi Inari Kyoto:
- Câu hỏi về đền Fushimi Inari
Đền Fushimi Inari tọa lạc ở đâu?
Bước vào chuyến du lịch khám phá bản sắc đặc trưng tại Kyoto, các bạn hãy nhanh chóng lưu ngay vào chiếc balô của mình những thông tin cần thiết bên dưới nhé!
Địa chỉ: Tọa lạc tại Fukakusa Yabunouchicho, Fushimi-ku, Kyoto, Kyoto Prefecture (dưới chân núi Inari, ở độ cao 233m so với mực nước biển);
Website official: http://inari.jp/en/
Giờ mở cửa: luôn mở cửa, kể cả các ngày cuối tuần và kì lễ;
Giá vé vào cổng: miễn phí.
Bạn cần biết gì về Đền Fushimi Inari – Chùa Nghìn Cột Kyoto?
Đền Fushimi Inari (伏 見 稲 荷 大 社) còn được du khách biết đến với tên gọi Fushimi Inari Kyoto hay Fushimi Inari Taisha. Đây chính là một trong những ngôi đền thờ trung tâm của hơn 40.000 đền thờ thần Inari rải rác trên khắp đất nước Nhật Bản. Thần Inari – một vị thần về lúa gạo, trong đời sống hiện đại, khi công nghiệp phát triển nhanh chóng, đây cũng được người dân Nhật Bản xem là vị thần bảo hộ sự thành công trong kinh doanh, mang lại nhiều phát triển và may mắn cho người dân.
Không quá xa lạ với kiểu kiến trúc của các ngôi đền Nhật Bản, Fushimi Inari cũng mang những nét điển hình với cổng đền, tham đạo, bồn nước thanh tẩy, nhà diễn kịch và cả nhà dâng lễ. Bao trùm cả kiến trúc và không gian tại ngôi đền là gam màu đỏ cam tươi sáng. Theo tôn giáo Shinto Nhật Bản, gam màu này mang biểu trưng đặc biệt về những điều may mắn, tốt lành, giúp ngăn ngừa, xua đuổi ma quỷ, bệnh tật, bảo vệ con người khỏi những đau khổ, bất hạnh.
Những bài viết hay về Nước NHật nhiều người đọc- Chùa Vàng Kyoto – Kiệt tác Nghệ thuật trong Văn Hóa Thiền Giáo Nhật Bản
- Top 5 Địa điểm Du lịch Kyoto Bạn không thể bỏ qua
- Du lịch Nhật Bản Tự túc cần Biết 8 Điều Lưu Ý Quan trọng Này
Đền Fushimi Inari Taisha có địa điểm tham quan đặc trưng nào mà thu hút du khách đến thế?
1. Chiếc cổng Romon khổng lồ:
Là một ngôi đền thờ Thần Đạo (Shinto) thu hút đa số nhiều lượt khách hàng năm, Fushimi Inari gây ấn tượng bởi lối kiến trúc độc lạ và mãn nhãn. Thoạt tiên, khi di chuyển vào trong chánh điện của ngôi đền, du khách không thể không ấn tượng với chiếc cổng Romon khổng lồ. Đây là chiếc cổng được tặng vào năm 1589 bởi nhà Chính trị gia (vị tướng quân) nổi tiếng Toyotomi Hideyoshi. Nhìn từ cổng hướng tầm mắt vào bên trong, sẽ không khó để chúng ta ngắm nhìn thấy không gian chính của ngôi đền (Hoden), nơi thể hiện sự linh thiêng, huyền bí và mong ước của du khách gửi vào. Xung quanh trong khu đền chính còn bao gồm hội trường và các cửa hàng lưu niệm.
2. Tượng cáo – vị sứ giả của thần Inari:
Tại khuôn viên của ngôi đền Fushimi Inari và cả lối đi bộ trên con đường hẹp dẫn lên đỉnh núi còn mang hình nét chạm khắc tiêu biểu bởi tượng cáo (kitsune). Được xem như là sứ giả của vị thần Inari, mỗi một tượng cáo được tạc với kiểu dáng riêng biệt. Hầu hết chúng đều giữ trong miệng các vật tượng trưng như chìa khóa, cuộn giấy, bó lúa…hay được tạo hình thè lưỡi và có nhiều đuôi…với những ý nghĩa khác nhau, thể hiện nguyện vọng mà vị thần Inari muốn ban đến cho người dân.
bài nhiều người đọc : Rừng trúc Arashiyama có gì Hấp dẫn Ai Cũng Đến đây 1 lần
Từng chiếc chìa khóa cáo mang trong miệng đại diện cho khả năng dẫn đến và mở khóa một vựa lúa. Mỗi một cuộn giấy nhằm chứa đựng cáo sẽ mang lại sự khôn ngoan cho người nhận. Những cây tre, bó lúa còn tượng trưng cho mùa màng bội thu, công việc được suôn sẻ. Với bức tượng cáo có nhiều đuôi là sự minh chứng rõ nét cho tính thâm niên, khôn ngoan và mạnh mẽ hơn trong cách xử trí. Trên mỗi tượng cáo còn được đeo vào những chiếc khăn quàng cổ màu đỏ với tác dụng xua ma, diệt quỷ và bệnh tật.
Từ khóa » đền Cáo ở Kyoto
-
Đền Thờ Fushimi Inari Taisha - ANA
-
Đền Thờ Fushimi Inari Taisha 伏見稲荷大社 - Kyoto - Travel Japan
-
Fushimi Inari-taisha – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 15 đền Cáo ở Kyoto
-
Khám Phá Ngôi đền Ngàn Cột Fushimi Inari Nổi Tiếng Tại Cố đô Kyoto
-
Check-in Ngôi đền Fushimi-Inari ở Nhật - TNT TRAVEL
-
Trước Mắt Bạn Là Hơn 4000 Cổng Torii Lấp Lánh Màu đỏ Cam Của đền ...
-
Những điều Thú Vị Về Loài Cáo Inari - Linh Vật Dễ Thương Nhất Nhật Bản
-
Các đền Thờ Thần đạo ở Kyoto - Ohayo.blog
-
Fushimi Inari-taisha – Ngôi đền Nổi Tiếng Linh Thiêng ở Kyoto, Nhật Bản
-
Cẩm Nang Khám Phá đền Fushimi Inari-taisha Mới Nhất 2022
-
Đền Thờ Fushimi Inari - Kyoto - Giới Thiệu Nhật Bản (日本紹介)
-
5 Ngôi đền Không Thể Bỏ Qua ở Cố đô Của Nhật Bản - JAL
-
Bí ẩn Về Cổng Torii Và Chùa Nghìn Cột | Du Lịch Kyoto | WeXpats Guide
-
Cáo Inari - Động Vật Linh Thiêng, đáng Yêu Nhất Nhật Bản
-
Khám Phá Ngôi đền Fushimi Inari Taisha Khi đi Du Lịch Nhật Bản