Đền Ghênh Và Công đức Của Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan
Có thể bạn quan tâm
Đền Ghênh - nơi lưu dấu ấn lịch sử của Hoàng Thái hậu Ỷ Lan
Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, tên thường gọi là Lê Thị Khiết, sinh ngày mùng 7 tháng 3 năm 1044, Giáp Thân, quê làng Thổ Lỗi hay còn gọi là làng Ghênh Sủi, phủ Thuận An, sứ Kinh Bắc xưa, nay là thôn Ngọc Quỳnh, xã Như Quỳnh, huyện Văn Lâm.
Tương truyền, năm bà 18 tuổi, nhân vua Lý Thánh Tông đi tuần du qua vùng này, gặp bà đang làm cỏ ở nương dâu. Qua đối đáp, thấy bà là người nết na, thông minh, xinh đẹp, vua bèn đưa bà về Thăng Long và phong làm Ỷ Lan phu nhân.
Bà sinh cho nhà vua hai hoàng nam là Lý Càn Đức và Lý Minh Nhân. Sau này Lý Càn Đức nối ngôi vua hiệu là Lý Nhân Tông. Vua phong cho Ỷ Lan phu nhân là Thần phi và đổi tên làng từ Thổ Lỗi sang Siêu Loại. Bà là người phụ nữ duy nhất của đất nước đã hai lần nhiếp chính thay vua trị vì đất nước.
Bà đã có công đưa ca múa dân gian vào cung đình, đắp đê chống lụt, khuyến khích phát triển nông nghiệp, làm thủy lợi, phát triển nghề thủ công, ra sắc lệnh cấm giết trâu bò cày, chủ trương phát triển nghề nuôi tằm, dệt vải. Bà quan tâm đến tầng lớp dân nghèo, lấy tiền trong kho của triều đình chuộc các cô gái nhà nghèo đã bán mình để ở đợ, rồi lập gia đình cho họ.
Vào năm 1115, thấy mình tuổi đã cao, bà về quê lập đền ngay trên nền nhà cũ. Khi về đến làng, bà cho đổi tên là thôn Ngọc Kinh, xã Như Kinh, tổng Như Kinh, để người dân được hưởng mọi quyền lợi như người dân Kinh đô. Bà qua đời vào ngày 25/7/1117, hưởng thọ 73 tuổi.
Tượng của đức Thái hậu Ỷ Lan được đặt trong long kiệu sơn son thiếp vàng
Ngôi đền hiện nay được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, chia làm ba phần gồm có chính tiền tế, bái đường và hậu cung. Hậu cung còn bức đại tự: “Mẫu nghi thiên hạ” và đôi hàng câu đối cổ, nói về công đức của bà. Tượng của đức Thái hậu Ỷ Lan được đặt trong long kiệu sơn son thiếp vàng, có 6 vị nữ đứng hầu cùng nhiều đồ thờ bằng gỗ và gốm sứ.
Đền Ghênh còn có các công trình kiến trúc quan trọng được xây dựng trong thời Lý. Tiêu biểu và quan trọng nhất là “Thủy lâu đài”, tương truyền được nhà Lý xây dựng năm 1115, đồng thời cũng tại nơi này Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đã cho xây dựng ngôi chùa “Tư kính tự” để thờ Phật.
Năm 2015, huyện Văn Lâm phối hợp với Viện khảo cổ học đã tìm được các di vật có tính chất đậm nét của hoàng gia từ thời Lý cho đến thế kỷ XVII tại khu vực đền Ghênh. Vật liệu xây dựng các công trình kiến trúc ở thời Lý tương tự như các loại hình hiện vật cùng loại đã phát hiện được tại Hoàng thành Thăng Long.
Nhà sử học Lê Văn Lan nói: "Ở đây có những di vật, hiện vật, cổ vật rất đặc trưng của kiến trúc cung đình và niên đại là thời Lý. Từ đó có thể đưa ra cách tu bổ, xây dựng sao cho phù hợp với những giá trị lịch sử."
Mong muốn, ước nguyện của nhân dân Hưng Yên và du khách thập phương là đền Ghênh sớm được quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo ngang tầm với công lao to lớn của Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đối với đất nước.
Từ khóa » đền Ghênh Hưng Yên
-
Ngôi đền Linh Thiêng Thờ Hoàng Thái Hậu Nguyên Phi Ỷ Lan
-
Thăm Khu Di Tích đền Ghênh - Báo Hưng Yên điện Tử
-
Về Thăm Đền Ghênh Hưng Yên - Ngôi Đền Linh Thiêng Thờ Hoàng ...
-
Đền Ghênh - Ngôi đền Linh Thiên đậm Nét Kiến Trúc Thời Nhà Lý
-
Đền Ghênh
-
Đền Ghênh (Văn Lâm, Hưng Yên) - Chốn Thiêng
-
Lễ Hội đền Ghênh - Điểm đến - Tổng Cục Du Lịch
-
Đền Ghênh (Văn Lâm - Hưng Yên) Có Phải Là Nơi Phát Tích Của ...
-
[Hưng Yên] Đền Ghênh - ĐẠO MẪU VIỆT NAM
-
Khai Mạc Lễ Hội đền Ghênh Tưởng Nhớ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan
-
Đền Ghênh (Văn Lâm,Hưng Yên,Việt Nam) - Vietnam Landmarks
-
VỀ THĂM ĐỀN GHÊNH HƯNG YÊN
-
Đền Ghênh - Nơi Thờ Nguyên Phi Ỷ Lan | Về Chốn Linh Thiêng
-
Đền Ghênh (Như Quỳnh, Hưng Yên) Thờ Nguyên Phi Ỷ Lan - YouTube
-
Đền Ghênh, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam - BMKTCN
-
Văn Hoá Quanh Ta: Đền Ghênh - Văn Lâm - Hưng Yên, Có Phải Là Nơi ...