Đền Lảnh Giang - Điểm đến Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Nổi Tiếng Của ...
Có thể bạn quan tâm
Giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của Lảnh Giang linh từ
Đền Lảnh Giang (tên chữ là Lảnh Giang linh từ), nhân dân quen gọi là Đền Lảnh hay Đền Quan Lớn Đệ Tam toạ lạc tại thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tương truyền, khu vực này là chỗ giao nhau của sông Hồng với nhánh sông Lảnh tạo thành một vòng xoáy nước chảy xiết, thuyền bè buôn bán qua lại đây hay bị đắm. Người dân làm lễ cầu xin ở ngôi đền bên sông thấy linh ứng, thuyền bè qua đây đều lên đền thắp hương xin thần linh phù hộ.
Theo thần phả, ngôi đền này thờ Tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18 và Tiên Dung công chúa, Chử Đồng Tử. Tam vị danh thần là 3 con rắn, con của nàng Quý người trang Hoa Giám (nay là xã Yên Lạc) có công giúp vua Hùng Duệ Vương chống lại Thục Phán, được phong là Nhạc Phủ Ngư thượng đẳng thần, sau được gia phong là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng thái thượng đẳng thần. Trên mảnh đất này còn lưu truyền câu chuyện quen thuộc về Tiên Dung và Chử Đồng Tử trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam.
Đền tọa lạc trong khuôn viên 3.000 m2, nơi đây không có núi đồi, nhưng bạt ngàn màu xanh của cây trái; rừng nhãn, bến nước, đầm sen, phảng phất hào khí của một miền địa linh nhân kiệt, phồn thịnh êm đềm. Cửa đền nhìn ra hướng đông dòng sông Nhị Hà (sông Hồng), bốn mùa mênh mang sóng nước. Phía tây đền mượt mà màu xanh non của lúa, bảng lảng khói lam chiều, thấp thoáng đền thờ Đức Vua (vua Lê). Phía bắc đền Lảnh Giang trầm mặc ngôi đền thờ Ngọc Hoa công chúa, em gái Tiên Dung. Phía nam giáp làng Nha Xá, đình thờ Trần Khánh Dư, vị tướng tài giỏi của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người đã có công đánh giặc Nguyên Mông trên chiến tuyến Vân Đồn (Quảng Ninh). Ông cũng là người mang nghề dệt về cho dân làng, làm nên thương hiệu Lụa Nha Xá nổi tiếng ngày nay.
Ngôi đền được xây dựng từ bao giờ đến nay chưa có tài liệu khẳng định. Căn cứ vào chữ Hán khắc trên cây nóc ở tòa đệ nhị thì đền Lảnh Giang được trùng tu lần cuối cùng vào niên hiệu Bảo Đại năm thứ 18 (1944). Trải qua nhiều lần tu sửa, đến nay đền Lảnh Giang có quy mô bề thế. Đến đây du khách không khỏi ngạc nhiên trước một công trình kiến trúc đồ sộ, uy linh. Tam quan xây theo kiểu chồng diêm tám mái, các đầu đao cong vút thanh thoát hình đầu rồng đắp nổi, đan xen mặt nguyệt, lá lật cách điệu mềm mại. Kề bên đền Lảnh Giang về phía bờ sông là ngôi đền thờ Cô Bơ Thoải Phủ (hệ thống thờ Đạo Mẫu Việt Nam).
Bởi sự khắc nghiệt của thời gian, trải bao thăng trầm lịch sử, ngôi đền đã bị xuống cấp. Những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền địa phương, ngành văn hoá các cấp cùng bách gia trăm họ công đức, đền đã được tu sửa làm cho đền Lảnh Giang trở thành khu di tích quy mô nhưng không mất đi dáng vẻ xưa của ngôi đền.
Lễ hội truyền thống đền Lảnh Giang
Lễ hội đền Lảnh Giang được tổ chức thường niên với hai kì lễ lớn. Kì đầu tiên được tổ chức từ ngày 18 đến 25 tháng 6 Âm lịch. Kì thứ hai được tổ chức ngày 18 đến 25 tháng 8 Âm lịch. Lễ hội được tổ chức nhằm ghi nhớ công ơn to lớn của ba vị thủy thần đã phò tá vua Hùng dẹp giặc. Hơn nữa lễ hội còn tri ân công lao của vợ chồng Chử Đồng Tử – Tiên Dung.
Năm 1996, Đền Lảnh Giang được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia nên cộng đồng và chính quyền xã Mộc Nam đã quyết định tổ chức lại lễ hội sau thời gian dài gián đoạn. Hiện nay, lễ hội tháng Sáu được người dân coi là lễ hội chính, lễ hội tháng Tám nhân dân chỉ làm lễ dâng hương, tế tạ.
Để chuẩn bị cho lễ hội, người dân thôn Yên Lạc và nhân dân xã Mộc Nam đã chuẩn bị từ vài tháng trước đó. Việc thực hành các nghi lễ chủ yếu do thủ nhang đền và các vị cao niên trong thôn Yên Lạc được dân tín nhiệm bầu ra. Ngoài các nghi thức tế lễ, người dân còn tổ chức các trò chơi dân gian để cộng đồng cùng tham gia như: đi cầu khỉ, trò bắt vịt dưới ao, trò đẩy gậy…
Cuối tháng Sáu (ngày 24) là ngày chính tiệc của Quan lớn Đệ Tam, thủ nhang đền Lảnh Giang tổ chức diễn xướng hầu thánh (hầu đồng) để đón tiệc từ sáng sớm. Lễ hội đền Lảnh Giang cũng là dịp để hát văn được trình diễn với không gian văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng thờ Mẫu linh thiêng của người Việt. Qua đó giúp hát văn hầu đồng tồn tại, phát triển và phát huy giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.
Lễ hội đền Lảnh Giang là sự tái hiện các lớp trầm tích văn hóa, sự kế thừa và phát huy giá trị của tín ngưỡng cư dân vùng hạ châu thổ sông Hồng trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc. Đây cũng là nét đẹp sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang tính đặc trưng của cư dân vùng ven sông Hồng, phản ánh những trang lịch sử của dân tộc ta thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Đồng thời, thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cộng đồng dân cư và gửi gắm ước vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Với những giá trị tiêu biểu, năm 2017 Lễ hội đền Lảnh Giang vinh dự được đón nhận bằng ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, khẳng định Đền Lảnh Giang là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của Hà Nam./.
Lụa Nha Xá – Hà Nam: Nội lực mạnh mẽ của một làng nghề truyền thống Như ThiệpTừ khóa » đền đệ Tam Hà Nam
-
Tiệc Quan Lớn Đệ Tam đền Lảnh Giang | Văn Hóa - Báo Xây Dựng
-
Đền Lảnh Giang, Đền Xích Đằng Thờ Quan Lớn Đệ Tam
-
Đền Lảnh Giang - Điểm đến Văn Hóa Tâm Linh Tại Hà Nam - Vinpearl
-
Huyền Tích Về Quan Lớn Đệ Tam Và Ngôi đền Thiêng Bên Bờ Lục Đầu
-
Đền Lảnh Giang Hà Nam Thờ Ai? Tham Quan Kiến Trúc Ngôi đền ...
-
Quan Lớn Đệ Tam Là Ai, đền Thờ ở đâu? - Tứ Phủ Thánh Mẫu
-
Về Đền Lảnh Giang Hà Nam Hầu Quan Lớn Đệ Tam
-
Đền Quan Đệ Tam Lảnh Giang.Huyện Duy Tiên , Tỉnh Hà Nam
-
Đền Lảnh Giang Hà Nam, Đền Thờ Quan Lớn Đệ Tam - SuNa
-
Đền Lảnh Giang - UBND Tỉnh Hà Nam
-
Đền Quan Đệ Tam Lảnh Giang.Huyện Duy Tiên , Tỉnh Hà Nam
-
Đền Lảnh Giang - Đền Quan Lớn Đệ Tam | Ký Sự UNESCO
-
Top 15 địa Chỉ đền Quan Lớn đệ Tam Lảnh Giang
-
Đền Xích Đằng – Đền Quan Lớn Đệ Tam - Du Lịch - MarvelVietnam
-
Lễ Hội đền Lảnh Giang - Báo Hà Nam điện Tử
-
Đền Quan Đệ Tam Lảnh Giang.Huyện Duy Tiên , Tỉnh Hà Nam