Đền Mẫu Đầm Đa (Lạc Thủy, Hòa Bình) - Chốn Thiêng
Có thể bạn quan tâm
- Mã xác minh
- CT00000293
- QR Code
- Link ngắn
Thông tin cơ bản
Tên gọi và vị trí địa lý
Đền Mẫu Âu Cơ Đầm Đa thuộc khu du lịch Mẫu Đầm Đa tọa lạc tại địa phận xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Ngôi đền nằm ẩn mình trên sườn núi So (hay còn gọi là núi Thờ), mặt quay hướng Đông Bắc, hướng ra lòng thung.
Khi tới chiêm bái ngôi đền thờ Mẫu Tổ của dân tộc, chúng ta có thể ghé thăm những di tích khác như: chùa Tiên, động Tiên, động Ông Hoàng Bảy, động Cô Chín, động Suối Vàng Suối Bạc, tiếp đó đến động Ông Hoàng Mười, động Cung Tiên, động Ông Hoàng Bơ,..
Lịch sử và nhân vật
Từ lâu, trong tâm thức của muôn dân đất Việt, Đền Mẫu Đầm Đa gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ đã trở thành một nét đẹp trong tinh hoa văn hóa của người Việt, là biểu tượng thiêng liêng về nguồn cội con Lạc, cháu Hồng của muôn dân đất Việt. Hình tượng này đã trở thành hình tượng bất hủ sống mãi trong tư tưởng, tình cảm và tâm trí của các thế hệ người Việt Nam.
Tương truyền, nàng Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai(1) phương Bắc. Lúc bấy giờ, Âu Cơ cùng vua cha đem quân đội tùy tùng tràn xuống phương Nam ngao du.
Đế Lai chu lưu khắp thiên hạ, trải xem tất cả hình thể, trông thấy kỳ hoa dị thảo, trân cầm dị thú, lê tượng, đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn, các loại sơn-hào hải vị không thứ nào là không có; khí hậu bốn mùa lại không nóng không lạnh, Đế Lai ái mộ quá, quên cả ngày về.(2)
Nhân dân nước Nam khổ về sự phiền nhiễu, bắt phục dịch khổ sai, không yên ổn như xưa, đêm ngày mong đợi Long Quân(3) về nên mới đem nhau kêu rằng :
– Bố ở phương nào, nên mau về cứu nhân dân.
Từ thủy phủ trở về, Lạc Long Quân gặp nàng Âu Cơ dung mạo xinh đẹp mới hóa ra một chàng nhi lang phong tư, mỹ lệ tả hữu, thị tùng đông đảo, tiếng đàn ca vang đến hành tại. Âu Cơ trông thấy mà lòng cũng ưng theo. Họ nên duyên vợ chồng, Long Quân rước nàng về núi Nghĩa Lĩnh.
Ít lâu sau, Long Quân lên nối ngôi, đổi hiệu là Hùng Hiền vương. Âu Cơ có mang, đẻ ra một cái bọc trăm trứng, mỗi trứng nở ra một người con trai. Tất cả đều lớn nhanh như thổi, trí dũng song toàn, dung mạo hơn người.
Đúng giờ Ngọ, 15 tháng Chạp Ất Sửu, bào thai nở thành 100 trứng nở thành 100 con trai, lúc ấy hào quang rực rỡ, hương thơm sực nức đầy nhà. Trong có một tháng không cần bú mà đã lớn khôn, tướng mạo khác thường, tinh thần lẫm liệt, cái thế anh hùng, cao to 3 thước, 7 tấc….(4)
Về sau do tương khắc Rồng Tiên, Lạc Long Quân và Âu Cơ không thể chung sống với nhau được nữa.
Ta là giống Rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống Tiên, người ở trên cạn. Tuy âm dương gặp nhau mà sinh hạ ra con cái, nhưng chốn ở khác nhau, thủy hỏa tương khắc, không thể ở với nhau lâu được. Nay nên chia nhau, ta dồn 50 con về thủy phủ cai trị các xứ, còn 50 con thì theo nàng ở trên cạn chia đất mà cai trị.(5)
Long Quân dẫn 50 người con trai xuống biển chia nhau trị vì các xứ. Âu Cơ dẫn 50 người con trai lên đất Phong Châu (bây giờ là huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu Văn Lang. Về bờ cõi, “bắt đầu chia trong nước làm mười lăm bộ là: bộ Giao Chỉ, bộ Chu Diên, bộ Vũ Ninh, bộ Phúc Lộc, bộ Việt Thường, bộ Ninh Hải, bộ Dương Tuyền, bộ Lục Hải, bộ Vũ Định, bộ Hoài Hoan, bộ Cửu Châu, bộ Bình Văn, bộ Tân Hưng, bộ Cửu Đức, còn bộ Văn Lang là chỗ nhà vua đóng đô. Địa giới nước Văn Lang bấy giờ phía đông giáp biển Nam, phía tây giáp Ba Thục, phía bắc giáp Động Đình Hồ, phía nam giáp Hồ Tôn”(6), sai các em phân trị, đặt em thứ làm tướng võ, tướng văn, tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, con trai vua gọi là Quang Lang, con gái gọi là Mỵ Nương, quan Hữu tu gọi là Bồ chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền cho nhau đều hiệu là Hùng Vương không đổi.
Mẹ Âu Cơ dạy dân cách sinh sống hòa thuận ấm no, chỉ bảo nghề nghiệp lâu dài, phải triển sinh hoạt cộng đồng văn hóa khiến cho ai nấy đều biết ơn và tôn kính. Khi tạo dựng cơ nghiệp bền lâu muôn đời, mẹ Âu Cơ mới quay về trời. Người được ban sắc phong Quốc Mẫu và phối thờ ở nhiều đền điện Tứ phủ, tiêu biểu là đền Mẫu Âu Cơ Đầm Đa. Đây là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu – một trong các hiện tượng văn hóa nguyên thủy, độc đáo và nổi trội trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt.
Kiến trúc cảnh quan
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 100km, đền là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách và Phật tử thập phương không chỉ vì sự linh thiêng mà còn bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp gồm hệ thống chùa, hang động gắn liền với dấu ấn sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ như động Tiên, động thạch nhũ, hang Hồ,…
Theo những hình ảnh được lưu giữ qua các thế hệ, đền Mẫu Đầm Đa cổ là một ngôi nhà sàn với thiết kế chủ yếu bằng chất liệu tre, nứa, lá,… Trong đền đồ thờ tự duy nhất chỉ có một bát hương cổ được đặt chính giữa trên kệ thờ của đền. Sau nhiều năm tháng đi qua, ngôi đền chịu nhiều hư hỏng và bị xuống cấp.
Năm 1994, đền được tu sửa bằng gỗ mái lợp ngói ri. Năm 1999, đền được xây mới lại trên nền đất cũ.
Hiện nay, đền Mẫu Đầm Đa được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của người Việt, với kết cấu nhà sàn kiên cố bằng xi măng cốt thép. Ngôi đền có chiều dài 8m, rộng 5,50m, cao 5,60m, với hai lối lên xuống hai bên. Phía trước là khoảng sân rộng được láng xi măng, xung quanh bao lan can. Trần đổ cuốn vòm, phía trên mái được ốp ngói giả kiểu ngói ống.
Trong đền có 3 ban thờ, các ban thờ được ốp bằng gạch men màu nâu, dài 1,60m, rộng 2,15m.
+ Chính giữa là tượng Mẫu tổ Âu Cơ, được tạc cao 115cm. Đầu đội vương miện, khuôn mặt tròn, đôn hậu, môi đỏ, mắt nhìn thẳng, tai to, cổ đeo các vòng tràng hạt màu đỏ, trắng, tím, hai tay được đặt chồng lên nhau theo thế tam muội ấn. Tượng mặc áo dài màu đỏ, được đặt trong khám. Khảm cao: 185cm, dài 125cm, được sơn son thếp vàng. Khảm được chạm lộng hoa văn với đề tài lưỡng long chầu nguyệt và tứ linh, tứ quý.
+ Ban bên phải nhìn vào là ban thờ tượng các cô, các nàng.
+ Ban bên trái nhìn vào là ban thờ tượng vua cha Lạc Long Quân tượng được tạc ngồi cao, khuôn mặt cương nghị, môi đỏ, mắt nhìn thẳng, tai to, mặc áo triều phục màu vàng.
Các cấp dưới tượng bài trí các đồ thờ tự như mâm bồng, đèn nến… Đặc biệt ở giữa đặt bát hương đồng trang trí lưỡng long chầu nguyệt, cao 0,30m, đường kính miệng 0,31m.
Sự kiện và lễ hội
Từ xưa đến nay Đền Mẫu là địa điểm thu hút khách khá đông trong quần thể di tích này, sự linh thiêng huyền diệu của Mẫu Tổ Âu Cơ vẫn được lan truyền. Du khách thập phương vẫn tìm về cầu xin Quốc Mẫu ban cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, dân chúng ấm no, hạnh phúc. Hàng năm nơi đây diễn ra nhiều lễ hội truyền thống, trong đó nổi bật nhất là:
- Lễ hội Đền Mẫu Đầm Đa (10/10 âm lịch): Lễ hội chính của đền, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia.
- Lễ hội Mẫu Âu Cơ (10/3 âm lịch): Lễ hội tưởng nhớ công ơn của Mẫu Âu Cơ, người mẹ của dân tộc Việt Nam.
- Lễ hội Vía Bà Chúa Thượng Ngàn (12/10 âm lịch): Lễ hội thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, vị thần cai quản rừng núi.
Chú thích
[1] Đế Lai là cháu nội của Đế Minh, được cha là Đế Nghi truyền ngôi cho cai trị phương Bắc.
[2] Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam Chích Quái Việt-Hán, Nxb Khai Trí, 1960, tr 44.
[3] Theo Lĩnh Nam Chích Quái: Cháu ba đời Viêm Đế họ Thần Nông tên là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi. Sau đó, Đế Minh đi nam tuần đến Ngũ Lĩnh, gặp được nàng con gái Vụ Tiền, đem lòng yêu mến mà cưới về, sinh ra Lộc Tục. Đế Minh lập Đế Nghi làm tự quân cai trị phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ Quốc. Kinh Dương Vương xuống Thủy phủ, cưới con gái vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, tức là Lạc Long Quân. Là người có đức độ tài hoa, văn võ song toàn, giúp dân trừ tà giết quỷ, Lạc Long Quân thay cha đề trị nước, dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về quân thần tôn ty, có luân thường về phủ tử phu phụ.
[4] Trích Ngọc ngả Đền Hùng.
[5] Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), Đền miếu Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2007, tr 20.
[6] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Nxb Giáo Dục – Hà Nội, 1998, tr 4.
Tham khảo
- GS. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), 2007, Đền miếu Việt Nam, Nxb Thanh niên.
- Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (1998), Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Nxb Giáo Dục – Hà Nội.
- Trần Thế Pháp (1960), Lĩnh Nam Chích Quái Việt-Hán, Nxb Khai Trí.
Nhân vật
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Cô Chín Thượng Ngàn Ông Hoàng Mười Mẫu Đầm Đa (Quốc Mẫu Âu Cơ) Ông Hoàng Bảy Bảo Hà (Nhạc Phủ) Ông Hoàng Bơ- Biên tập: Tạ Thị Ngọc Ánh
- Đền
- Hòa Bình, Lạc Thủy, Phú Lão
- Website
- Bản đồ chỉ đường
Nội dung chính
Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Từ khóa » đi Lễ Mẫu đầm đa
-
Đền Mẫu Đầm Đa- Cách Hành Hương Và Dâng Lễ Quốc Mẫu Âu Cơ
-
Truyền Thuyết Và Bản Văn Mẫu Đầm Đa - Phủ Dầy Nam Định
-
Đền Mẫu Đầm Đa (Đức Quốc Mẫu Âu Cơ) ở Hòa Bình
-
Đầm Đa | Du Lịch Lạc Thủy - Dulich24
-
Kinh Nghiệm đi Đầm Đa Mùa Lễ Hội Không Bị Chặt Chém
-
Đền Mẫu Đầm Đa- Cách Hành Hương Và Dâng ... - Cúng Đầy Tháng
-
ĐỀN MẪU - ĐẦM ĐA - CHÙA TIÊN 01 NGÀY
-
Chầu Văn Mẫu Đầm Đa - Bản đủ - YouTube
-
Đền Mẫu Đầm Đa- Cách Hành Hương Và Dâng Lễ Quốc Mẫu Âu Cơ
-
Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Đầm Đa Chùa Tiên Hòa Bình 2022
-
Tour Đầm Đa - Chùa Tiên Kinh Nghiệm Du Lịch Cập Nhật 2022
-
REVIEW CHÙA TIÊN MẪU ĐẦM ĐA - Hanoi Sun Travel
-
Tour Du Lịch Đầm Đa – đền Mẫu Âu Cơ 1 Ngày