Đền Mẫu Đồng Đăng – Những Lưu ý Khi Dâng Lễ Mẫu - Oản Cô Tâm
Có thể bạn quan tâm
“Đồng Đăng có phố Kỳ lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…”.
Những câu thơ trên nhắc nhở ai ghé đến Lạng Sơn là phải tới những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên. Không chỉ vậy, Đồng Đăng còn là nơi ghi dấu sự hình thành và phát triển của Đền Mẫu Đồng Đăng – di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên đỉnh núi.
NỘI DUNG
Giới thiệu về đền Mẫu Đồng Đăng xứ Lạng
Đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên “Đồng Đăng linh tự”, nằm ở gần chợ Đồng Đăng thuộc trung tâm thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây tọa lạc tại vị trí cửa ngõ phía Bắc,địa hình núi cao gần biên giới Trung Quốc, cách cửa khẩu Hữu Nghị khoảng chừng 4km. Đây là ngôi đền lớn mang đậm giá trị tâm linh của dân tộc, nhất là văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.
Đền thu hút đông đảo du khách gần xa trong và ngoài nước tới nguyện cầu các đấng linh trên cao phù hộ độ trì, cuộc sống ấm no, gia khuyến hạnh phúc. Đền Mẫu Đồng Đăng cũng là điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh tiêu biểu xứ Lạng.
Đền Mẫu Lạng Sơn thờ ai?
Chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử đất nước, đền Mẫu là được tôn tạo và trùng tu nhiều lần. Ngày nay, đền đã trở nên khang trang, bề thế với khu thờ tự gồm có 5 gian thờ:
Phía trong cùng là Tam bảo, nơi đây thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm Bồ Tát.
Tiếp theo phía ngoài là gian thờ Tam tòa Thánh mẫu bao gồm Mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ.
Tìm hiểu sự tích, đền thờ và văn khấn:
- Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
- Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
- Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Gian thờ bên phải là thờ Sơn trang gồm Chúa Thượng ngàn ở giữa, hai bên là Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín.
Chính điện là gian thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục.
Gian bên trái thờ Chầu đệ tứ Khâm sai, ngoài ra còn thờ quan Trần Triều Đức Đại Vương, các thánh cô, thánh cậu….
Trong đó, đền nổi tiếng là gắn liền với thần tích về Chúa Liễu Hạnh gặp gỡ Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ Trung Quốc trở về.
Thuyết minh về đền Mẫu Đồng Đăng và câu chuyện Chúa Liễu Hạnh gặp gỡ Phùng Khắc Khoan
Tục truyền rằng, Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, danh xưng là Quỳnh Hoa. Sau khi hết hạn về trời nhưng vẫn mang duyên nợ nơi trần thế, Bà thường hay hiển linh giúp dân phù đời, cũng thường ngao du sơn thủy thưởng ngoạn cảnh đẹp tại nhiều nơi. Khi chu du đến Lạng Sơn,Bà thấy một ngôi chùa nằm tại vị trí phong cảnh hữu tình nhưng lại bị ít người qua lại vãn cảnh, cỏ lấp dấu chân, tượng, bia bị phủi một lớp bụi mờ. Nàng ngồi tựa gốc cây thông gảy đàn, cất tiếng hát, ca ngợi thú sơn lâm và đón đợi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ bên Trung Quốc về. Mượn chuyện văn thơ, đối đáp chữ nghĩa, nàng đã nhắc khéo ông Trạng Nguyên cho tu bổ lại ngôi chùa đẹp nhưng bị bỏ hoang nơi vùng biên ải này. Ngay sau cuộc hội ngộ, Phùng Khắc Khoan nhận ra là Liễu Hạnh Công chúa, liền giao cho một khoản tiền nhờ các vị phụ lão ở nơi này tu sửa lại ngôi chùa và đề một câu thơ ở hành lang bên tả rồi ra đi. Câu thơ ấy là: “Tùng lâm tịch mịch phất nhân gia”, nghĩa là rừng rậm yên tĩnh có nhà Phật. Sau này, ngôi chùa được tôn tạo thành đền Mẫu Đồng Đăng như ngày nay.
Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng
Ngày 10 tháng Giêng thường niên là ngày chính của lễ hội đền Mẫu Lạng Sơn. Nhưng từ những ngày đầu năm mới, nhân dân địa phương và du khách tứ xứ đã hành hương về cửa đền dâng lễ cầu bình an, may mắn, phát tài phát lộc. Không chỉ được tiếp thu những giá trị văn hóa tâm linh mà du khách còn có thể tạm gác bỏ cuộc sống xô bồ, hối hả để tận hưởng không gian linh thiêng hướng về cội nguồn.
Lễ hội Đồng Đăng trước đây được gọi là hội Lồng Tồng (xuống đồng). Sau khi tổ chức phần lễ long trọng dâng hương tưởng nhớ các vị thần linh, phần hội cũng được ban quản lý tổ chức không kém phần náo nhiệt, hoành tráng. Các trò chơi dân gian và hoạt động văn hóa cổ truyền được nhiều người hưởng ứng như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao. Ngoài ra, người tham dự lễ hội còn được chiêm ngưỡng hoạt động ẩm thực truyền thống với các món ăn đặc sản tiêu biểu của Xứ Lạng: Lợn quay, Vịt quay, Khâu nhục, Phở chua, Mía…
Lưu ý khi dâng lễ Đền Mẫu Đồng Đăng
Đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn thờ chính là Phật và Thánh Mẫu. Bởi vậy, khi sắm lễ dâng đền cần lựa chọn những vật phẩm thích hợp. Mâm lễ không cần to nhưng phải đủ. Qúy khách có thể sắm lễ chay hay lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm hoa quả, trà, oản lễ,… Lễ mặn nên là đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả,…
Khi sắm cần chú ý:
- Dâng lễ Sơn Trang phải là đặc sản chay của Việt Nam. Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả.
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bọc trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
- Dâng lễ Tam Tòa Thánh mẫu cần dâng cả 3 vị chứ không nên chỉ dâng 1 hay 2 vị.
Oản ngọc Tài Lộc đang là vật lễ được nhiều khách hàng đặt mua đặt lên mâm lễ vật để thêm phần bề thế, sang trọng. Xưa kia, oản là thứ không thể thiếu khi thắp hương Gia Tiên hay đình đền với quan niệm, đây là thứ bánh hội tụ tinh hoa của đất và trời. Ngày nay, không chỉ được cải tiến về hình dáng, những quanh Oản Nghệ Thuật được tạo nên từ bàn tay những người thợ làm Oản am hiểu về tín ngưỡng văn hóa tâm linh Tứ Phủ, Phật Giáo,… đều mang những ý nghĩa đặc trưng riêng biệt.
Oản Cô Tâm – chuyên cung cấp sỉ lẻ Oản Tài Lộc và phụ kiện làm Oản
Một số vị thần linh Tứ Phủ sẽ tượng trưng cho một màu sắc đại diện. Ví dụ như Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Địa đại diện cho màu vàng, hay Tam Tòa Thánh Mẫu sẽ đại diện màu đỏ, trắng, xanh tương ứng,…. Quý khách có nhu cầu tư vấn về cách lựa chọn Oản hãy liên hệ với chúng tôi qua Oản cô Tâm.
Ngoài ra, xin được cung cấp tới quý khách những mẫu Oản ngọc phù hợp để dâng lễ Đền Mẫu Đồng Đăng như sau:
Những mẫu Oản Tài Lộc và phụ kiến làm Oản tại đây đều được lựa chọn, nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm tín ngưỡng thờ cúng của người Việt xưa nay. Do đó, những quanh oản sẽ vừa đảm bảo yếu tố nghệ thuật, sang trọng mà lại vẫn giữ được phần hồn linh thiêng của thứ bánh dân tộc.
Xem thêm: Cách dâng oản lễ Tài lộc thắp hương Gia Tiên – Thần Tài – Tứ Phủ – Phật chuẩn xác 2020
Văn khấn tại đền Mẫu Đồng Đăng
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, Tứ Vị Chầu Bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi đền Mẫu Đồng Đăng chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Lộ trình di chuyển tới đền
Từ Hà Nội, quý khách nên lựa chọn phương tiện di chuyển với lộ trình như sau tới đền Mẫu Lạng Sơn để tối ưu thời gian và chi phí:
- Ô tô (thời gian di chuyển dự kiến là 2h45’ cho 170km): từ Cầu Vĩnh Tuy, đi theo hướng Cổ Linh – Thạch Ban. Tới ngõ 68 Nguyễn Văn Linh thì nhập làn vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/QL1A (đoạn đường này có mất phí cầu đường). Đi thẳng vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/ QL37 thêm khoảng 3km thì sang Cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn. Tại đây quý khách đi theo đường QL1A khoảng 42km thì rẽ trái (băng qua cửa hàng Nhôm xếp Đức Trung), rẽ trái tại Kim Đồng là đến đền Mẫu Đồng Đăng.
- Xe máy cũng đi với lộ trình như trên và thời gian dự kiến cho việc di chuyển là 3h30’
- Xe khách: Quý khách bắt xe tại bến xe Mỹ Đình hay Giáp Bát, Lương Yên sẽ có xe tới Đồng Đăng. Xe trả khách tại bến Đồng Đăng, quý khách có thể thuê xe máy, taxi để di chuyển. Hoặc có thể thuê xe limousine đưa đón tận nơi theo yêu cầu.
- Tàu hỏa: 2 tuyến tàu hỏa Lạng Sơn – Cao Bằng – Đồng Đăng ĐĐ3 hoặc HDR
Từ khóa » đền Mẫu đồng đăng Cầu Gì
-
Đền Mẫu Đồng Đăng ở đâu? - Kinh Nghiệm đi đền, Chùa
-
Đền Mẫu Đồng Đăng – Chốn Thờ Tự Linh Thiêng Nơi Xứ Lạng - Vinpearl
-
Tìm Hiểu đền Mẫu Đồng Đăng (Lạng Sơn ... - Kỳ Nghỉ Đông Dương
-
Kinh Nghiệm đi đền Mẫu Đồng Đăng Xứ Lạng đầy đủ Nhất - POLIVA
-
Đền Mẫu Đồng Đăng ở Lạng Sơn - Tứ Phủ Thánh Mẫu
-
Đền Mẫu Đồng Đăng - Chốn Thiêng Nơi Biên Giới
-
Đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn - địa điểm Linh Thiêng Thu Hút Du ...
-
Đền Mẫu Đồng Đăng, Lạng Sơn
-
Đền Mẫu Đồng Đăng Và 9 điểm Du Lịch Nổi Tiếng Của Lạng Sơn
-
Văn Khấn đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn Và Lễ Vật Cần Chuẩn Bị
-
Review Tham Quan Đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn ở đâu,thờ Ai ...
-
Bí ẩn, Linh Thiêng đền Mẫu Đồng Đăng Xứ Lạng
-
Tìm Hiểu đền Mẫu Đồng Đăng (Lạng Sơn) Linh Thiêng
-
Đền Mẫu Đồng Đăng: Kinh Nghiệm, đường đi, Có Gì Thú Vị? - XIMGO
-
Lễ Hội đền Mẫu Đồng Đăng
-
Đền Mẫu Lạng Sơn Thờ Ai
-
Đền Mẫu Đồng Đăng – Chốn Linh Thiêng Bậc Nhất Xứ Lạng - Mogi