đến Nam Bình Vương Phật

TỪ TẾ CÔNG HOẠT PHẬT

ĐẾN NAM BÌNH VƯƠNG PHẬT

KÍNH DÂNG

CHƠN LINH NGÀI PHẠM CÔNG TẮC

CHÁNH KIẾN CƯ SĨ

2021

MỤC LỤC PHẦN MỘT - TẾ CÔNG HOẠT PHẬT (1130-1207) TIẾT 1. THÂN THẾ TIẾT 2.TƯ TƯỞNG CỦA TẾ CÔNG HOẠT PHẬT PHẦN HAI - NAM BÌNH VƯƠNG PHẬT TIẾT 1.NAM BÃŒNH VƯƠNG PHẬT LÀ AI? TIẾT 2.VÃŒ SAO THỜ NAM BÃŒNH VƯƠNG PHẬT? I.NGUỒN GỐC BỨC HỌA NAM BÌNH PHẬT TỔ II.Ý NGHĨA SỰ THỜ NAM BÌNH PHẬT TỔ III.CÔNG NGHIỆP CỦA PHẠM HỘ PHÁP (1890-1959) IV.HUYỀN DIỆU KHI QUY THIÊN TIẾT 3. SUY NGHIỆM VỀ CUỘC ĐỜI CỦA HAI VỊ PHẦN BA PHỤ LỤC 1 TRUYỀN KỲ VỀ TẾ CÔNG HOẠT PHẬT PHỤ LỤC 2 TẾ CÔNG HOẠT PHẬT TỪ HUẤN [PDF/download]

PHẦN MỘT

TẾ CÔNG HOẠT PHẬT(1130-1207)

TIẾT 1. THÂN THẾ

Description: Ji Gong, the Chinese mahasiddha

TẾ ĐIÊN HÒA THƯỢNGhayTẾ CÔNG HOẠT PHẬT(:濟公活佛) là một nhân vật có thật, một vị Thiền sư thuộc pháiDương Kỳ, tông , sống vào đời Nam Tống (Southern Song, 1127–1279).

Ông họ Lý, tên Tâm Viễn ( Li Xiuyuan 李修元)

Sinh: 22 tháng 12, 1130, thành phố Thiên Thai, Thai Châu, thời Nam TốngTrung Quốc (Tiantai County, Taizhou, Zhejiang, Southern Song China)

Mất: 14 tháng 5 Âm lịch, (năm 1209), tại Hàng Châu, Trung Quốc.

(Jingci Temple, Hangzhou, China)

Cha mẹ: Cha họ Lý tên Khiêm, tự Mậu Xuân (Li Maochun), làm quan tới chức Kinh Doanh Tiết Độ Sứ, nguyên quán ở Thái Châu thuộc tỉnh Triết Giang có vợ là Mông Thị.

Cả hai vợ chồng đều là người hiền lành hay làm việc bố đức thi ân, cứu giúp những người cùng khốn nên dân chúng xưng tụng là LÝ THIỆN NHÂN. Vì lớn tuổi mà chưa có con nên cả hai mới đến chùa Quốc Thanh ở núi Thiên Thai mà cầu nguyện. Sau đó, bà Mông Thị mang thai và cậu bé được sinh ra.

Thấm thoát công tử đã lên 7 tuổi, tính tình hiền hậu, trọn ngày biếng nói ít cười lại không thích chuyện chơi đùa cùng đồng bạn mà chỉ thường hay một mình nhắm mắt ngồi lặng, khác hẳn mọi đứa trẻ tầm thường. Cậu Lý tuy còn nhỏ xong rất mực thông minh, bất cứ sách gì chỉ liếc mắt xem qua là thuộc, học một biết mười.Thầy dạy học phải thường thầm khen đây là một trẻ kỳ tài, sau sẽ là một bậc giúp ích cho đời. Năm cậu 14 tuổi đã làu thông các sách Tứ thư, Ngũ kinh, Bách gia, Chư Tử, hằng ngày cùng bạn thân, ngâm thơ bàn luận, lời lẽ tinh tường và có ý tứ cao xa. Một điểm đặc biệt là cậu chỉ thích đọc Kinh sách Phật mà hễ đọc đâu nhớ đấy, trí tuệ minh mẫn vô cùng.

Cha mất nên Cậu Lý không đi thi, ở nhà chịu tang; chỉ ngồi xem kinh sách và thâm nhập mọi lẽ huyền vi của Đạo. Năm mười tám tuổi, mẹ Cậu Lý lại qua đời. Sau khi chôn cất, Cậu Lý bỏ nhà ra đi, để lại bài thơ như sau:

“Vơi vơi trời nước thảm mênh mông

Quyết độ quần sinh thoát khỏi vòng.

Hiến cái thân này cùng vạn hữu

Dành cho kiếp khác chứng hư không.

Đài sen khuya sớm khêu nguồn giác

Cảnh tịnh hôm mai tỉnh giấc nồng.

Điên đảo mặc cho người tế thế

Riêng mình tự toại chốn non bồng”.

Cậu Lý đi tới Tây Hồ, lên ngọn núi Phi Lai vào chùa Linh Ẩn (Ling Yin Temple) ở Hàng Châu (Hangzhou) xin được thế phát đi tu. Hoà thượng trụ trì chùa Linh Ẩn vốn là một vị cao tăng đạo hiệu Nguyên Không (Venerable Huiyuan, or “Master Xiatang”), dùng tuệ nhãn nhìn biết ngay là kim thân La Hán giáng phàm vâng sắc chỉ của Phật đầu thai cứu đời, nhưng vì mang xác phàm, còn mê chưa thật tỉnh, sợ ngày sau sa ngã trong cuộc đời ô trược. Nguyên Không liền lấy tay vỗ lên đầu Cậu Lý ba cái. Cậu Lý ngộ được, dường như có sức mạnh nhiệm mầu mở cửa trí tuệ, liền quỳ lạy Nguyên Không làm lễ bái sư. Nguyên Không dạy giữ trai giới, sau đó xuống tóc cho Cậu, đặt pháp hiệu là Đạo Tế (Daoji) có nghĩa là “cứu tế dân chúng, giúp người đắc Đạo.”

Sư ĐẠO TẾ sực tỉnh mộng đời, nhớ được tiền thân của mình, nhưng sợ người trần bày lắm điều ghen ghét, phải giả dạng khùng điên để che mắt tục, ra ngoài thì làm việc cứu giúp kẻ khốn cùng, khuyên dạy chúng sinh, nhưng khi ở trong chùa miếu thì giả dạng cuồng dại hay làm điều lầm lỗi vi phạm giới cấm.

Công việc của Đạo Tế là nấu ăn cho các tăng nhân trong chùa. Ông làm việc siêng năng, cẩn thận. Tuy nhiên, không giống như đa số các tăng nhân khác, Đạo Tế ăn mặc luộm thuộm, rách rưới, thỉnh thoảng lại còn ăn thịt, uống rượu...

Tóm lại, ông khiến các nhà sư khác lấy làm khó chịu và đặt cho ông biệt danh “Hòa Thượng Điên”(TẾ ĐIÊN). Chỉ có vị Hòa Thượng trụ trì chùa Linh Ẩn vốn là một cao tăng đạo hiệu NGUYÊN KHÔNG mới biết Ông là kim thân La hán (Taming Dragon Arhat) giáng phàm đầu thai cứu đời.

NGUYÊN KHÔNG âm thầm bảo vệ để ông không bị trục xuất khỏi chùa. Mặc dù tính tình cổ quái kỳ dị, sư Đạo tế rất thật thà, tốt bụng và tuyệt đối tuân thủ giáo lý nhà Phật. Ông giúp đỡ những kẻ khốn cùng, viện trợ người đang hoạn nạn và đôi khi còn cứu mạng họ. Người đời gọi sư là Tế Công hoặc “Tế Điên Hòa Thượng”. Có rất nhiều giai thoại về những kỳ tích của sư. Sư Đạo tế được mô tả là một nhà sư ăn mặc rách rưới nhưng luôn vui vẻ, tay trái cầm quạt mo, tay phải cầm một bầu rượu, hoặc tràng hạt niệm Phật, hoặc thỉnh thoảng là một bó rơm khô. Sư có phép thần thông siêu việt nhưng chỉ triển hiện khi cần thiết.

Cuộc sống của vị Thiền sư này có nhiều điều kỳ bí khác đời và cũng khác với đời sống tu hành của Tăng chúng đương thời. Tính tình cuồng phóng, nên người đời gọi ông là "Tế Ðiên", nhưng thật ra lại là người rất "tỉnh", từ bi và ưa giúp đời. Sau khi Hòa thượng trụ trì qua đời, sư Đạo Tế vào núi Hổ Khâu, chùa Tịnh Từ (Jingci Temple) tiếp tục học và hành Đạo. Sư là đệ tử nối Pháp của Thiền sư , thuộc đời thứ 13 tông Lâm Tế, phái Dương Kỳ.

Ngày 16 tháng 5 năm Khai Hy thứ 2 đời Nam Tống (năm 1206), Tế Điên ngồi tọa ngay ngắn rồi viên tịch tại chùa Tịnh Từ, để lại bài kệ như sau :

Lục thập niên lai lang tạ Đông bích đả đảo tây bích Ư kim thu thập quy lai Y cựu thiên thanh hủy bích

Tạm dịch:

Ngổn ngang bề bộn sáu mươi năm Tường đông lớn mạnh đổ tường tây Nay thu xếp ổn về nơi cũ Trời xanh nước biếc vẫn như xưa

六十年来狼藉,- Sixty years’ life in disorder 东壁打到西壁。- From east to west, I fight always 如今收拾归来,- Today, I review and return 依旧水连天碧。- All is same as those before

Sau khi Tế Công chết, an táng ở bên suối Hổ Bào Tuyền (Running Tiger Spring Area), núi Đại Từ Sơn phía tây Hàng Châu. Một thiền viện rộng lớn được xây dựng ở vùng này để tưởng nhớ Ngài. Đó là Tháp viện Tế Công (Jigong Tayuan)

TIẾT 2.TƯ TƯỞNG CỦA TẾ CÔNG HOẠT PHẬT

Tế Điên theo truyền thuyết giống như đến cõi trần vui chơi, và cũng để giáo hóa cho con người thấy tất cả đều chỉ là trò ảo giác của sắc thân, của chữ nghĩa, của tư tưởng, chúng đều là ảo mộng."Mặt thật" của vô sinh là vô tử- Điều quan trọng, tư tưởng đều là vọng thức, chẳng can gì đến Tâm; con người thường lầm Thức là Tâm. Ý là nhớ, đối cảnh khởi vọng đều là vọng thức, chẳng can gì đến Thiên Tâm có không chẳng nhiễm.

Theo truyền thuyết, ngài là Kim Thân La Hán hóa thân, là Giáng Long tôn giả. Ngài thông hiểu sâu xa, liễu ngộ Phật Pháp.“Muôn pháp vốn xuất hiện bởi tâm” (Vạn pháp duy tâm sở hiện).Tu thẳng trong tâm không nhờ phương tiện, nên nói: “Tu tâm bất tu khẩu, tố cá tự tại Phật” ý là tu bằng chính tâm mình chứ đừng chỉ tu qua lời nói. Đó là vì các tăng ni thời ấy có “giới khẩu” nhưng không có “giới tâm” nên ngài cảnh tỉnh để giúp họ giác ngộ. Khi bị người khác chất vấn vì sao làm hòa thượng rồi còn vẫn ham rượu thịt, Tế Điên đọc mấy câu thơ này:

Cổ thi Phật Tổ để một phong Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng Người nay tu miệng, lòng không sửa Bần tăng lòng sửa, miệng thì không.

Ngài thần thông quảng đại, cứu nhân độ thế khắp nơi. Đối với phường giả thiện chuyên làm điều ác, ngài thường giễu cợt để khiến bọn họ tỉnh ngộ. Nhưng đối với hạng làm ác không biết hối cãi, ngài thẳng tay đả kích không ngần ngại trừng phạt, khiến người đời rất ngưỡng mộ gọi ngài là Thánh tăng. Người đời sau tôn là Phật Sống hẳn chẳng phải do sự ngẫu nhiên. Cuộc đời của ngài được viết thành truyện và dựng thành phim rất nhiều. Truyện kể về lời dạy của Ngài như sau:

1.Lúc xưa, ta ở trên trời quán xem thấy những người tu hành xuất gia, miệng ăn chay thanh tịnh, mà tâm ôm ấp quỷ thai (trong tâm ẩn giấu những niệm đầu chẳng thể bảo với người khác). Thiện tri thức khai ngộ Phật pháp ít có, đều là mưu sinh kiếm sống. Ta chẳng nỡ để cho tuệ mệnh phật môn như dây muốn đứt, do đó mà đầu thai hạ phàm, hóa danh “Tu Duyên” phổ độ quần sanh, giả điên giả khùng, du hí nhân gian, chuyên môn “ tác quái ” với những hòa thượng ấy, nghịch pháp độ chơn nhân. Do vậy một số những kẻ tuệ mỏng trí cạn tưởng rằng kẻ Tăng điên ta đây là ma quỷ của Phật môn, nào biết rằng thân điên tâm chẳng điên. Thật ra những kẻ giả Từ giả Bi đó mới là cầu cúng dường duy trì cuộc sống. Tế Điên ta đến một cái bèn phá vỡ chén cơm của họ, do đó những Tăng nhân lúc bấy giờ giận ta, mắng ta, hận ta. Mãi đến nay, Phật môn vẫn có tồn thiên kiến với ta, tưởng rằng ta là “hòa thượng bất tịnh”, chẳng biết rằng ta là La Hán hóa sinh, thể của nhật quang, thân tàng tam muội chơn đạo, do đó trong miệng huyễn hóa một cái, ruột xương chẳng có tí gì, mượn vào đó mà châm biếm mỉa mai các tăng lữ đồng tu mà thôi, đấy gọi làăn không, uống không chẳng mùi vị ”.

2.Người đời gặp ta, ai ai cũng cười, ta chính là Phật Như ý, Phật Hoan hỷ! Người đời “chẳng bái lạy Hoạt Phật ” (Phật sống), lại bái “ Tử Phật ” (Phật chết), đáng thương thay!Người đời thường cười ta điên điên khùng khùng, nay giải thích cái lí ấy như sau: cái gọi “điên khùng” là tinh thần thất thường, lời nói hành động chẳng có chút trật tự, giống kẻ ngốc nghếch ngờ nghệch vậy. Phật ta tuy là vẻ bề ngoài trông điên khùng, nhưng trong tâm ta một dải chơn không, tất cả lời nói hành động đều xuất phát từ tự nhiên; vã lại lời nói có thể khuyên người đời hướng thiện, hành động thì là độ chúng sanh quay đầu về bờ, hoàn toàn khác với người đã nói đến ở trước. Có câu rằng “đại trí nhược ngu(người có trí tuệ cực cao thường thường thì vẻ bề ngoài trông giống như rất bình phàm).

3.Tế Điên ta thì chỉ một cái tâm xích tử này (tâm trẻ sơ sinh), người ta Vô Ngã, vô quải vô ngại, muốn cười thì cười, muốn khóc thì khóc, muốn say thì say, muốn ngủ thì ngủ,nhất bổn thiên nhiên dựa theo thiên tánh mà hành;khác xa với những người thông minh trong thiên hạ tâm cơ đa đoan (giảo hoạt nham hiểm muôn màu muôn vẻ ), lo lắng vướng bận vô hạn, suốt ngày trong lòng bận đông bận tây, bận hoài chẳng nghỉ, chỉ vì tư lợi, thật là khác biệt rất xa như giữa đất với trời. Chưa biết là người đời có tin chăng?

Kẻ điên như ta đây trái lại có thể tiêu dao tự tại; những người tự cho mình thông minh mà làm bừa làm bậy trái lại bị đọa vào biển khổ. Đấy là ta tuy ngu nhưng thật chẳng ngu; họ tuy trí nhưng thật chẳng trí.Do vậy mà ta nói rằng: ta tuy điên nhưng thật chẳng điên, trái lại, những người tinh thần tán loạn, tranh đoạt trên đời chẳng ngưng, tuy là chẳng điên nhưng thật lại điên!

Xã hội hiện nay vì sao lại loạn như thế, bởi vì đều đã đem quan niệm về tội phước (LUẬT NHÂN QUẢ) vứt bỏ đi rồi. Nếu như chúng ta chẳng tin có quỷ thần, chẳng tin rằng có Tiên Phật, như vậy làm việc gì, chỉ cần người khác chẳng nhìn thấy thì được rồi, như thế sẽ dễ dàng làm ra những việc đi ngược lại với thiên lý lương tâm.

4. Cái chổi này của Lão nạp và cái chổi của nhân gian không giống nhau. Cái chổi của nhân gian là quét trừ những rác bẩn trên đất; cái chổi này của ta là chuyên quét những rác bẩn trong tâm người,một cái là hữu hình, một cái là vô hình; cái hữu hình là quét trừ những rác bẩn trên đất, cái vô hình là quét trừ những rác bẩn của nhân tâm; thế nhưngngười đời chỉ biết quét trừ những rác bẩn trên đất, mà chẳng biết quét trừ những rác bẩn của tâm linh, chẳng phải là cực kì đáng tiếc đấy sao?

5. Hiện nay đâu đâu cũng làm Tế công, ai mới giống Tế công thật? Làm sao mà phân biện đây? Tế công thật sự là công tâm nhất phiến, đạo lí, lí luận rõ ràng, chẳng quản những thị phi của người đời, chỉ quản việc làm thế nào thông đạt con đường của tự tánh.

“ TẾ ” chính là giúp đỡ, “ CÔNG ” chính là vô tư, “ HOẠT ” chính là bất tử - không chết, “ PHẬT ” chính là bậc giác ngộ, Thiên tâm Phật tánh. Chúng ta phải tế thế cứu nhân, chúng ta phải độ hóa những chúng sanh trên thế giới; duy chỉ có dùng cái tâm vô tư mới có thể, bởi vì cái tâm vô tư là bất tử, là cái thiên tâm chân thật đang tồn tại, cho nên đấy là ý nghĩa của 4 chữ “ Tế Công Hoạt Phật ”.

6. Mượn vào việc bái lạy cái hình tượng này, nhắc nhở với con rằng nội tâm của các con có một vị thầy, chớ có chạy ra bên ngoài đi bái sư, biết không? Khiến cho con hiểu rằng vị thầy thật sự chẳng ở bên ngoài, cũng chẳng phải là ở Phật đường. Thế nhưng chớ có hiểu lầm, lấy việc noi theo Tế Công làm lí do mà ăn thịt uống rượu, mạo danh lừa gạt khắp nơi; đấy là dối mình gạt người, cũng là hại người hại mình, hiểu không?

CÔNG ĐẠO (sự công chánh, công bằng) tự ở nhân tâm, chẳng có riêng tư, chẳng có thiên vị, công công chánh chánh, tế nguy phù khốn (cứu tế những người khốn khổ nguy nan), tâm địa từ bi mới là “ Tế Công đồ ” (học trò của Tế Công ).

7.Đối đãi với người không thể quá đặc biệt; quá đặc biệt thì có thị thị phi phi; nếu dựa theo tiêu chuẩn công bằng công chánh thì là vì Thầy mà hành đạo, thay Thầy mà hành đạo.

Thay Thầy hành đạo chính là “ CÔNG ”, thay Ma hành đạo chính là “ TƯ ”, khi tư tâm tuôn trào ra thì là khế nhập ma đạo, hiểu không? Vị thầy thật sự ở trong tâm con; diệu trí tuệ của con chính là thầy của con; con có trí tuệ phân biện thì chính là thầy.

Hy vọng rằng trong tâm của các con không chỉ là Tế Công thầy đây, mà phải thật sự có thể đi “Tế” công phổ độ chúng sanh; duy chỉ có chánh kỷ mới có thể thành Nhân, tự bản thân mình chẳng có những hành vi, niệm đầu tốt đẹp thì làm thế nào đi cảm hóa người khác. Chánh kỉ trước tiên phải lấy thân mình làm gương cho người khác noi theo.Những người của cõi phàm vì sao lại đau khổ? Bởi vì có tư tâm, có tư tâm chẳng có công tâm thì đau khổ rồi.Hãy đem cái nhân tình (tình cảm riêng tư con người) trong tâm chúng ta, đem tình yêu trong tâm chúng ta hóa thành đạo tình, hóa thành tình yêu bao la rộng lớn.

8. “Tế Công Hoạt Phật” này là ý nghĩa gì? Là nhất tâm đều là công tâm, toàn bộ đều vì chúng sanh, do đó mà người ta mới gọi ông ta là Hoạt Phật. Con người chết rồi sẽ thành Phật, thành Tiên, thành Quỷ, thành người hiển lộ chỉ thị rõ điều mà con đã làm. Ở thế gian chẳng có làm việc gì THIỆN, TỐT, trở về rồi có thể thành Phật không? không thể. Muốn học Thầy rất đơn giản, chỉ cần con tế công, bảo đảm con làm Phật sống. Các con đều có “Phật tánh” thì nên hành Phật sự (làm việc của Phật ).Một người chẳng có công đạo, chẳng nói công lí, tại thế bị người ta khinh thường, qua đời càng bị Thần từ bỏ, do vậy ta bảo rằng “Tế công thành đạo, Tế Tư thất đạo”.

Người nay tu đạo, có người một đồng chẳng xả, xảo ngôn lệnh sắc (nói những lời rất khiến người ta ưa thích, cảm động, sắc mặt ra vẻ rất hòa thiện, thế nhưng một chút cũng chẳng thành khẩn), hủy báng những tôn giáo khác, họ đều là tự tư tự lợi, cho rằng tất cả đều là mình tốt?

Linh Sơn nhất mạch, vạn giáo quy tông, Tâm là Đạo, rời cái công tâm này thì chẳng có Phật; biết tu Đại Đạo, siêng hành đức nghiệp thì vạn nhà sanh Phật. Hy vọng rằng chúng sanh thiên hạ học tập tinh thần của Thầy

.Description: https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ0CyFbCYbf-WSBmCx5h3oLyWe17ovJbHjKLmIA0s_e6jmEE7_9Description: https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ0CyFbCYbf-WSBmCx5h3oLyWe17ovJbHjKLmIA0s_e6jmEE7_9Description: https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ0CyFbCYbf-WSBmCx5h3oLyWe17ovJbHjKLmIA0s_e6jmEE7_9

PHẦN HAI

NAM BÌNH PHẬT TỔ (NAM BÌNH VƯƠNG PHẬT)

南屏佛祖 (南屏王佛)

Description: http://www.daotam.info/booksv/CaoDaiTuDien/CaoDaiTuDien(v2012)/gra-cdtd/cdtd-NamBinhPhatTo.jpg

TIẾT 1.NAM BÃŒNH PHẬT TỔ (NAM BÃŒNH VƯƠNG PHẬT) LÀ AI?

Nam: Phương Nam, nước Việt Nam, người Việt Nam.

Bình: che chở, ngăn che (bình phong).

Phật Tổ: vị Phật lớn.

Vương Phật: vị Phật làm vua.

Nam Bình Phật Tổ là vị Phật lớn che chở nước Việt Nam.

Nam Bình Vương Phật là vị Phật vua che chở nước Việt Nam.

Nơi Điện Thờ Phật Mẫu ở Trí Giác Cung, Địa Linh Động (khi xưa là Trường Qui Thiện), có thờ bức họa Nam Bình Phật Tổ, đặt tại vị trí ngó ngay vào bửu điện thờ Đức Phật Mẫu. Báo Ân Từ, và các Điện Thờ Phật Mẫu khác đều không có thờ Nam Bình Phật Tổ. Đây là nơi duy nhứt thờ Nam Bình Phật Tổ.

Nhìn bức họa Nam Bình Phật Tổ trên bàn thờ, chúng ta thấy Ngài mặc áo tràng, tay rộng, màu nâu lợt pha vàng, tay mặt cầm quạt, chân mang thảo hài, có dáng dấp như một ông Tiên; Ngài lại cầm bình bát nơi tay trái, và có vành tai dài thòng xuống như tai Phật; Ngài có râu lún phún trên miệng và càm, lại đội mão giống như mão của ông quan nơi triều đình. Do đó, chúng ta thấy nơi Ngài như có sự phối hợp của Tam giáo: Nho giáo, Tiên giáo và Phật giáo.

Phía trên bức họa là 4 chữ Nho lớn: 南屏佛祖 (Nam Bình Phật Tổ) viết theo hàng ngang. Bên cạnh đứng của bức họa có hai hàng chữ Nho thẳng đứng, chép ra như sau:

有濟於人有濟於物誰謂其顛

錯有我佛佛其有靈馨香拜乞

Hữu tế ư nhơn, hữu tế ư vật, thùy vị kỳ điên,

Thác hữu ngã Phật, Phật kỳ hữu linh, hinh hương bái khất.

Giải nghĩa:

Hữu tế ư nhơn: có cứu giúp người.

Hữu tế ư vật: có cứu giúp vật.

Thùy: ai.

Vị: Bảo rằng.

Kỳ: hư tự.

Điên: khùng.

Thác hữu ngã Phật: lầm có ta là Phật.

Thác: lầm.

Phật kỳ hữu linh: Phật ấy có linh thiêng.

Hinh: mùi thơm bay xa.

Hương: cây nhang.

Bái: lạy.

Khất: xin.

Hai câu chữ Nho trên không phải là hai câu liễn đối, nên trong bức họa viết hai hàng không bằng nhau, hàng ngoài có 16 chữ và hàng trong có 8 chữ, nghĩa là:

Có cứu giúp người, có cứu giúp vật, ai bảo ấy điên?

Lầm có ta là Phật, Phật ấy có linh, đốt nhang thơm vái lạy cầu xin.

TIẾT 2.VÃŒ SAO THỜ NAM BÃŒNH PHẬT TỔ?

I.NGUỒN GỐC BỨC HỌA NAM BÌNH PHẬT TỔ

Tác giả Đức Nguyên và nhóm bạn nghiên cứu câu đối trong tôn giáo cao Đài có hỏi một vài vị lão thành của Trường Qui Thiện về nguồn gốc bức họa Nam Bình Phật Tổ thì quí vị ấy đều trả lời rằng: "Trong chuyến Đức Phạm Hộ Pháp Á du, sang Đài Loan, rồi qua Nhựt Bổn để rước xác tro của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về nước, có người Tàu ở Đài Loan đem tặng Đức Phạm Hộ Pháp bức họa Nam Bình Phật Tổ nầy."

Chúng tôi liền kiểm tra lại bằng cách đọc trở lại rất kỹ tập "Nhựt Ký Á Du" do ông Sĩ Tải Bùi Quang Cao ghi lại, chúng tôi không thấy có chỗ nào nói về vụ người Đài Loan tặng bức họa Nam Bình Phật Tổ cho Đức Phạm Hộ Pháp.

Rất may lúc đó, ông Bùi Quang Cao (bây giờ là Giám Đạo Cao) còn sống khỏe mạnh, nên chúng tôi trực tiếp đến hỏi ông Cao.Trong chuyến Á du nầy, Đức Phạm Hộ Pháp đem ông Cao theo làm thơ ký, kiêm nhân viên nhiếp ảnh và quay phim, cho nên tất cả việc xảy ra, ông Cao đều hay biết để ghi nhựt ký. Ông Sĩ Tải Bùi Quang Cao xác nhận một cách quả quyết với chúng tôi hai ba lần rằng, nhứt định không có người Tàu nào đem tặng cho Đức Phạm Hộ Pháp bức họa Nam Bình Phật Tổ, bởi vì đây là sự kiện lớn tốt đẹp, đâu cần phải giấu giếm.

Mặt khác, chúng tôi lại dò hỏi về vấn đề thời gian: Đức Phạm Hộ Pháp trao cho Trường Qui Thiện bức họa Nam Bình Phật Tổ vào ngày tháng năm nào?

Chúng tôi được cho biết chắc chắn là Đức Phạm Hộ Pháp đem giao bức họa Nam Bình Phật Tổ cho Ban Giám Đốc Trường Qui Thiện vào năm Canh Dần (1950), không nhớ rõ ngày nào nhưng trước ngày làm Lễ Sinh Nhựt mừng Lục tuần Đức Phạm Hộ Pháp (ngày mùng 5 tháng 5 năm Canh Dần) và Đức Ngài dạy đặt tại vị trí như chúng ta thấy hiện nay.

So sánh về thời gian, chúng ta thấy, bức họa nầy đã có từ năm 1950, mà Đức Phạm Hộ Pháp Á du khởi hành vào ngày 1-8-Giáp Ngọ (dl 28-8-1954) và trở về ngày 16-9-Giáp Ngọ.

Kết luận: Bức họa Nam Bình Phật Tổ có trước ngày Đức Phạm Hộ Pháp đi Đài Loan tới hơn 4 năm.

Chúng tôi may mắn gặp ông Lãnh Nhạc Huỳnh Minh Mẫn, ông thuật lại cho chúng tôi nghe như sau: vào khoảng năm 1950, Đức Phạm Hộ Pháp sai ông đi Sài Gòn, đến nhà Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng để lấy bức họa Nam Bình Phật Tổ đem về Tòa Thánh cho Đức Ngài. Khi đến nơi, gặp Ngài Tiếp Pháp, trình bày công việc, thì Ngài Tiếp Pháp mở tủ lấy ra hai bức họa, cuốn tròn lại, gói thật kỹ, giao cho ông đem về Đức Phạm Hộ Pháp. Sau đó, Đức Ngài đem xuống giao cho Trường Qui Thiện một tấm để thờ nơi Đền Thờ Đức Phật Mẫu, còn một tấm thì giao cho Đầu phòng Trần Thái Lang thờ nơi Hộ Pháp Tịnh Đường ở Địa Linh Động.

Nhờ sự tiết lộ của ông Lãnh Nhạc Mẫn, chúng tôi liền tìm đến nhà người con trai của Ngài Tiếp Pháp là ông Trương Minh Tánh ở Sài Gòn, chúng tôi được ông Tánh cho biết, Ngài Tiếp Pháp cũng có một bức họa Nam Bình Phật Tổ, lộng kiếng treo nơi phòng khách, nhưng màu áo tràng là màu xanh chớ không phải màu nâu vàng lợt, thời gian quá lâu nên bức họa nầy bị mối ăn hư hết, rất uổng, và ông Tánh cũng cho biết, bức họa nầy hình như do ông Lỗ Bá Hiền tặng Ngài Tiếp Pháp.

II. Ý NGHĨA SỰ THỜ NAM BÌNH PHẬT TỔ:

(do Đức Phạm Hộ Pháp giải thích)

1.Vào năm Nhâm Thìn (1952), anh em thợ hồ khi xây dựng Báo Ân Từ, có bạch hỏi Đức Hộ Pháp về việc thờ Đức Nam Bình Phật Tổ. Đức Hộ Pháp dạy như sau:

- Khuôn bao hình chữ nhựt ở tấm vách ngoài ngó vào Điện Thờ Phật Mẫu, để trống, sau nầy sẽ đắp hình Nam Bình Vương Phật, cũng như Đền Thánh có hình Hộ Pháp ngự trên ngai trông vào Bát Quái Đài đó vậy.

-Xin Thầy cho biết hình Nam Bình Phật Tổ thế nào để sau nầy mấy con đắp.

- Chừng nào có Điện Thờ Phật Mẫu (ĐTPM) thì Thầy sẽ cho biết, không có gì lạ. Đền Thánh là Bạch Ngọc Kinh tại thế có hình Hộ Pháp mặc Thiên phục khôi giáp, thì nơi ĐTPM, lẽ dĩ nhiên hình của Ngài không mặc Thiên phục, chỉ mặc áo cà sa nhà Phật mà thôi. Nơi Trí Giác Cung, Thầy có dạy thờ Nam Bình Vương Phật trong ĐTPM rồi.

2. Đàn cơ tại Cung Đạo Tòa Thánh đêm 26-6-Nhâm Tý (4-8-1972) lúc 20 giờ, Phò loan: Hiến Pháp - Khai Đạo.

Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa bạch hỏi Đức Hộ Pháp:

"Nơi Báo Ân Từ Tòa Thánh thờ Phật Mẫu, phía ngoài đối diện với bửu điện thì không có tượng chi hết, chỉ ở Địa Linh Động có tượng thờ vị Nam Bình Phật Tổ. Xin Đức Ngài chỉ giáo."

- "Nên đặt vào một nghi tiết riêng biệt, vì Đấng ấy có công mở Đạo tại VN."

-"Nơi các Điện Thờ Phật Mẫu sau nầy cũng phải thờ hay không?"

- "Dùng riêng một chỗ cho Người mà thôi."

Qua lời giải thích của Đức Phạm Hộ Pháp: một là với anh em thợ hồ vào năm 1952 lúc Đức Ngài còn sinh tiền, hai là với Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa vào năm 1972 khi Đức Ngài đã qui Thiên giáng cơ giải đáp, chúng ta thấy có hai điểm quan trọng để thờ Nam Bình Phật Tổ và nhận biết Ngài là ai:

1.Nơi Tòa Thánh thờ Đức Chí Tôn, có Hộ Pháp mặc Thiên phục với khôi giáp (vì đây triều nghi của Đức Chí Tôn) đứng ở Hiệp Thiên Đài nhìn thẳng vào Bát Quái Đài, thì nơi Điện Thờ Phật Mẫu (ĐTPM) cũng tương tự như vậy, có tượng Nam Bình Vương Phật, nhưng không mặc khôi giáp, chỉ mặc áo cà sa (vì Đức Phật Mẫu không có triều nghi, chỉ có tình Mẹ con), đứng đối diện với bửu điện thờ Phật Mẫu. Như vậy, Nam Bình Vương Phật chính là Phạm Hộ Pháp.

2.Thờ Nam Bình Phật Tổ vì Đấng ấy có công mở Đạo tại nước Việt Nam. Khi khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Đạo Cao Đài), công buổi đầu có nhiều vị chức sắc Đại Thiên Phong, nhưng người có công lớn nhất, được toàn thể tín đồ thương yêu và kính trọng nhất chắc chắn là ngài Phạm Hộ Pháp.

III. CÔNG NGHIỆP CỦA PHẠM HỘ PHÁP (1890-1959)

Description: D:\KIM LIEN - TOA THANH TAY NINH 1930\HINH ANH TTTN 1930\Hộ pháp Phạm Công Tắc 1890-1959, tự là Ái Dân biệt hiệu Tây Sơn Đạo.jpg

HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC 1930 Description: https://www.caodaism.org/60/gra-tdhp/gra-hp-05.jpg

HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC 1954

Nếu viết về công nghiệp của Đức Ngài Phạm Hộ Pháp, hẳn phải viết riêng một quyển sách dầy. Ở đây, chúng tôi chỉ ghi lại những nét chính.

1.Nắm bí pháp Đạo:

Triết lý của Đạo Cao Đài do Thượng Đế mà có. Triết học của Đạo Cao Đài do Hộ Pháp Phạm Công Tắc mà nên hình. Ngài nắm bí pháp của Đạo (Master of Cao Đài Esoterism).

2.Ngài nắm quyền Chí Tôn tại thế để ban hành:

Luât Lệ chung các Hội; Nội Luật Hội Nhơn Sanh; Nội Luật Hội Thánh trong ba Hội Lập Quyền Vạn Linh. Không có ba luật nầy thì không có quyền Vạn Linh trong Đạo Cao Đài.

Đặc biệt là Đạo Luật Mậu Dần "1938" đề lập ra tứ trụ của hành chính Tôn giáo Cao Đài là: HÀNH CHÁNH, PHƯỚC THIỆN, PHỔ TẾ VÀ TÒA ĐẠO.

3. Lập Cơ quan truyền giáo Hải ngoại (1927)

tại thủ đô Pnom Penh, Campuchia

4. Lập các phẩm Chức sắc HTĐ dưới Thập nhị Thời Quân

5.Lập Cơ Quan Phước Thiện

Ngày 10 tháng 12-năm 1938, Ngài cùng Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch ban hành Đạo Nghị Định số 48/PT thành lập Cơ quan Phước Thiện với 12 phẩm cấp chức sắc gọi là Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng. Cơ quan Phước Thiện này là cơ quan tạo lập các cơ sở kinh tế và làm ra của cải vật chất cho tôn giáo Cao Đài, nhằm hỗ trợ các sinh hoạt trong đạo và cứu trợ từ thiện đối với trẻ em mồ côi, người già cả neo đơn, nạn nhân bị chiến tranh, thiên tai…

6.Xây dựng ba Cung, ba Động

Ngài còn cho xây dựng 3 Cung 3 Động, làm Tịnh Thất truyền Bí pháp luyện đạo cho các vị tín đồ tu chơn.

-Năm 1947, xây cất Trí Huệ Cung- Thiên Hỷ động làm tịnh thất cho nữ phái và hoàn thành ngày 22 tháng 01 năm 1951.

-Ngày 29 tháng 12 năm 1954, thành lập Trí Giác cung- Địa Linh động làm Tịnh thất

-Ngày 23 tháng 11 năm 1954, đích thân lên núi Bà Đen để chọn chỗ xây dựng tịnh thất lấy tên là Vạn Pháp Cung - Nhơn Hòa động dùng làm tịnh thất cho nam phái.

7.Xây dựng các cơ sở chánh yếu trong tôn giáo Cao Đài:

nhiều cơ sở vật chất được xây dựng trong thời gian ngài cầm quyền lãnh đạo như: Đền Thánh, Báo Ân Từ (Điện Thờ Phật Mẫu tạm), các dinh thự cơ quan trong nội ô Tòa Thánh. Còn một số cơ sở khác đã được qui hoạch sẵn cho hậu tấn thực thi. Đến nay những cơ sở này vẫn chưa được khởi công xây dựng. Trong số này có thể kể ra Vạn Pháp Cung (nhà tịnh cho Nam phái), Điện Thờ Phật Mẫu chính thức; sân bay gần Trí Huệ Cung. Trí Huệ Cung chính là Tịnh Thất đầu tiên của tôn giáo Cao Đài. Ngoài ra, còn có Khổ Hiền Trang, Thánh Thất Đà Lạt cũ…

8. Cất chợ Long Hoa

Kể từ năm 1947 trở về sau, chiến tranh khắp nơi khiến cho các tín đồ Cao Đài từ khắp các nơi đổ dồn về vùng Thánh địa Tây Ninh lập nghiệp càng lúc càng đông. Nên ngày 12 tháng 11 năm Nhâm Thìn (dl 28 tháng 12 năm 1952), ngài cho khởi công xây dựng chợ Long Hoa theo vị trí và bản vẽ của ngài để tín đồ Cao Đài có nơi buôn bán làm ăn. Ngày nay, đây là ngôi chợ lớn nhất của tỉnh Tây Ninh và được dổi tên lại là Trung tâm thương mại Long Hoa. Chợ nằm tại huyện Hòa Thành, cách Tòa Thánh Tây Ninh khoảng 1 km.

9.Một giáo chủ nhiệt thành

Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo , ngài còn thuyết đạo, giảng chân lý cho nhơn sanh. Chưa kể đến những bài diễn văn trong các buổi lễ tôn giáo, những bài giảng đạo của ngài về CON ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG HẰNG SỐNGBÍ PHÁP đã được Ban Tốc Ký Tòa Thánh Tây Ninh ghi lại và phát hành. Tín đồ Cao Đài xem tài liệu này là rất quan trọng bởi vì nội dung của những bài thuyết giảng này chứa đựng triết lý và các phương cách tu tập chính thức rất đặc trưng của Đạo Cao Đài. Trong quyển Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, ngài kể lại cho chúng ta hành trình của linh hồn sau khi bỏ xác.

Rất ly kỳ và hữu ích cho toàn thể tín đồ hiểu biết để chuẩn bị cho ngày về, vì chết rồi chỉ mang theo hai điều: TỘI, và PHƯỚC.

10.Một nhà quy hoạch xây dựng

Chính ngài là người khởi công xây dựng Tòa Thánh vào năm 1936 và tổ chức lễ khánh thành Tòa Thánh Tây Ninh vào năm1955. Toà Thánh là Tổ đình, là sở quan trọng nhất của . Thiếu thể pháp này, không thể nào phát triển thành một tôn giáo có qui củ được. Điều quan trọng là toàn bộ công thức và phương án xây dựng một thế giới mới "BÁC ÁI, CÔNG BẰNG" đã được ngài ký gởi vào các công trình kiến trúc…Bí pháp của tôn giáo Cao Đài và Kinh DỊCH được gửi gắm qua kiến trúc Tòa Thánh. Ai chịu tìm hiểu, ắt sẽ thấy.

- Bố trí hạ tầng ở Thánh Địa Tây Ninh như một nhà quy hoạch đô thị đại tài vì khu vực này trước đây là rừng.Nhưng Ngài đã nhìn thấy trước sau này sẽ thành khu dân cư đông đúc, phồn thịnh nên đường xá được qui hoạch rộng rãi, thẳng tấp.

Thể pháp Tôn giáo "như ăn chay- thực hành nhân nghĩa" đã được đưa vào xã hội và hoà tan vào lòng cư dân Thánh địa tạo nên nết sống văn hóa trong xã hội và con người Tây Ninh nói riêng và toàn thể tín đồ trên thế giới nói chung cho đến ngày hôm nay. Dấu ấn rõ nhất là ở vùng Thánh địa, nơi có nhiều người làm việc nghĩa " Tự nguyện giúp đỡ người khác mà không nhận tiền", điều hiếm nơi nào có được. Tang lễ được cử hành long trọng và hoàn toàn miễn phí không phân biệt giàu nghèo....Vùng này cũng là nơi có tỉ lệ người ăn chay cao nhất Việt Nam và cả thế giới...

Nói tóm lại, cuộc đời của Hộ Pháp Phạm Công Tắc gần như là lịch sử của tôn giáo trong 31 năm đầu tiên, kể từ lúc sơ khởi nền Đạo năm 1925 cho đến năm 1956 khi ngài rời khỏi Tòa Thánh Tây Ninh, lưu vong sang Campuchia. Đó là do chủ trương chính sách HÒA BÌNH CHUNG SỐNG, thống nhất đất nước bằng NHÂN NGHĨA & TÌNH THƯƠNG, nghịch hẳn với chủ trương của chánh quyền lúc bấy giờ. Giống như đức Jesus đã đổ máu để cứu loài người, Ngài Phạm Công Tắc phải rời Thánh địa sống lưu vong nơi đất khách quê người, trăm điều khổ tâm. Ngài ra đi vì muốn đem lại sự an bình cho tín đồ nói riêng và vì hòa bình cho nhân loại nói chung.

Ngài được xem là một trong những môn đệ yêu ái nhứt đầu tiên của Đức Cao Đài, lại là người trẻ tuổi được Đức Cao Đài đặt vào phẩm vị cao quý nhứt của . Ba mươi bảy tuổi đắc phong Hộ Pháp, và kể từ đó, ngài xả thân hành đạo cho đến ngày sức tàn, lực kiệt, trở về thiêng liêng vị. Cho nên công nghiệp của ngài đối với đạo Cao Đài to lớn nhất so với tất cả các Chức sắc cao cấp cầm quyền điều khiển nền Đạo thuở ban đầu. Trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, cũng như trong khắp vùng Thánh địa Tây Ninh, từ những Đền thờ đến các dinh thự, từ những con đường lớn hay nhỏ đến các cây cầu, từ những ngôi chợ đến các khu nhà ở trật tự khang trang, từ những ngôi trường dạy trẻ em nhà Đạo cho đến các Y Viện, Dưỡng Lão, Cô Nhi Viện, vv... đâu đâu cũng đều thấy có những dấu tích nhắc nhở công nghiệp khai phá, phát triển tôn giáo Cao Đài của ngài.Thể xác tuy đã mất, hình bóng tuy đã khuất, nhưng trong lòng của mỗi tín đồ Cao Đài trong nhiều thế hệ sẽ mãi mãi ghi khắc hình ảnh sống động của Đức ngài Phạm Hộ pháp..

Chính vì thế, tuy Ngài không chính thức nhận hậu kiếp của Nam Bình Vương Phật là Hộ Pháp Phạm Công Tắc, nhưng tất cả chúng ta đều hiểu: vị Phật lớn có công mở Đạo, che chở nước Việt Nam, Nam Bình Vương Phật chính là Đức Phạm Hộ Pháp.

IV. HUYỀN DIỆU KHI QUY THIÊN

Ngài quy Thiên vào ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi (ngày 17 tháng 5 năm 1959) hưởng thọ 70 tuổi tại Nam Vang. Hằng năm, ngày quy Thiên này được cử hành long trọng và thành kính tại Nội Ô Tòa thánh, các Thánh Thất trong và ngoài nước.

1.Đàn hạc cất tiếng trên không trung

Không giờ đêm 16/05/1959 tại thủ đô Phnom Penh có một đàn Hạc cất tiếng vinh diệu trên không trung, tất cả Tín đồ Cao Ðài và nhơn dân Phnom Penh đồng hướng về đàn Hạc đang bay trên mây, tuy đêm khuya nhưng Trời vẫn sáng lạ thường.

Các đồng tử tiếp nhận lời truyền giảng của Ðức Ngự Mã Thiên Quân (Hộ Pháp Phạm Công Tắc) từ trên không trung vọng xuống trần hoàn. Người để ngửa đôi tay ban phép lành cho Nhân loại, Người dùng huyền diệu thông truyền cơ mầu nhiệm, ban phép giác ngộ đến những xứ biết tôn vinh Ðấng Thượng Ðế và Người hứa với Nhơn loại:

"Bần Ðạo còn phải trở lại một lần nữa và chưa định đến nơi nào".

Sự kỳ diệu nầy cho phép người đời liên tưởng đến ngày thọ khổ của Ðức Chúa Jésus Christ trên Thập Tự Giá và Chúa cũng tái lâm sau khi thoát xác để đem đến cho loài người một niềm tin và hy vọng vô biên ở Ðấng Cứu Thế.

Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cưỡi con hạc bay vào trung tâm không gian hướng Tây lúc 5 giờ sáng ngày 24/05/1959, bay lượn được ba vòng trên không trung rồi biến mất, nhưng Người vẫn để lại một con Hạc oai phong đậu bên mái Ðiện Phật Mẫu, Trấn Ðạo Kim Biên. Sau 12 ngày qui Thiên, liên đài Ðức Hộ Pháp được di chuyển vào Trùng-Thiên, toàn đạo vẫn thấy con Hạc ấy đậu bên mái Ðiện Phật Mẫu nhưng nó biến mất tự lúc nào không ai rõ? Ký giả Giang Kim và họa sĩ Hữu Ðịnh thực hiện bức tranh chân dung Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cưỡi hạc bay trên mây và được in ra nhiều bức ảnh gửi đến Trấn Ðạo Kim Biên phân phối. Toàn tín đồ có cơ hội chiêm ngưỡng và thỉnh di ảnh Ðức Hộ Pháp cưỡi hạc trên không trung để lưu niệm và ghi dấu ấn hiển linh của Ðức Ngự Mã Thiên Quân (Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc) khi qui Thiên.

2. Nữ Đồng Tử Sarah Barthel tại Paris đã nghe được tiếng nói từ cõi thiêng liêng

Ngay sau khi Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc qui Thiên, ở bên nước Pháp, Nữ Đồng Tử Sarah Barthel tại thủ đôParis, đã nghe được tiếng nói từ cõi thiêng liêng về sự liễu đạo của vị Giáo chủ Đạo Cao Đài. Bà ghi lại trong bài Chứng Nghiệm, đăng trên báo Le Lien des Cercles d'Etudes số 4 tháng 5-6 năm 1959, xuất bản tại Paris, được dịch ra sau đây:

SỰ QUI THIÊN của VỊ GIÁO CHỦ HOÀN CẦU của ĐẠO CAO ĐÀI: HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC.

Để liên hiệp tất cả đệ tử Thần Linh thế giới,

Chúng ta hãy than khóc, nhưng vẫn hy vọng!

Hỡi các đệ tử Thần Linh Tây phương!

Đối với anh chị em ta bên phương Đông và Viễn Đông, chúng ta có bổn phận là hiệp tinh thần trong việc hợp tác huynh đệ để tìm biết về vô hình.

Một tiếng nói trên không trung nói với tôi:

"Sở dĩ đạo đức đưa tới một đời sống hạnh phúc là vì đạo đức là một tình thương yêu cao cả và tình yêu nầy chỉ là một với tình yêu cả nhơn loại lẫn vũ trụ.

Tiếng nói ấy là tiếng nói nào mà nó thoát ra ngoài vật thể và nó ở ngàn chỗ trên thế giới địa hoàn để cho tâm hồn yên lặng và mở rộng đều có thể nghe được, dầu họ ở cũng như phương Tây, hoặc ởphương Bắc, cũng như phương Nam, họ chờ đợi tiếp nhận những lời Thánh giáo giống nhau, trạng tỏ rõ sự thỏa hiệp của tâm hồn.

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vừa qui Thiên ngày 17 tháng 5 năm 1959 hồi 13 giờ 30 phút (giờ Cao Miên) tại Chùa Tual Svay Prey, ở hộ đệ ngũ thuộc Châu thành Nam Vang...

Đúng giờ đã định, những vị Thiên Thần cầm cây tàn vàng tới đón rước Ngài, và các Hung Thần bị xua đuổi ra xa tít, họp thành một lằn đen xa thẳm, như đóng khung không hẹn mà nên cho một cảnh giới thiên nhiên càng mở rộng thêm mãi.

Những Đấng đã liễu đạo, lớp mặc Thiên phục đỏ, lớp Thiên phục xanh dương, lớp nữa Thiên phục vàng, và cũng còn hàng ngàn mặc Thiên phục trắng.

· Những vị Thiên phong sắc phục trắng nói rằng: Tiết độ là mối tình thương yêu làm chúng ta gìn giữ trong sạch những gì mà chúng ta yêu mến.

· Những vị Thiên phong sắc phục xanh dương nói: Thận trọng là mối tình thương yêu, phân biệt điều gì đưa đẩy chúng ta đến chỗ thiện và điều gì có thể lôi kéo chúng ta đi xa chỗ thiện.

· Những vị Thiên phong sắc phục vàng nói: Công bình là tình thương yêu đặt chúng ta vào con đường phục vụ cho tình bác ái.

· Sau chót, những vị Thiên phong sắc phục đỏ cũng tuyên bố: Dũng lực là tình thương yêu giúp ta đảm nhiệm mọi khó khăn cho cái gì chúng ta yêu mến.

Bốn lớp người nói xong thì tiếng nói của Đấng Thượng Đế, tiếng nói ở trong Tâm của mỗi người, dầu ở Thiên giới hoặc Địa giới, hay ở Trung giới, tiếng nói ấy đã phán:

"Trong bốn màu hiệp lại thành một, con đã xuống thế, hạ mình một cách cao cả, làm một vị Giáo Chủ tốt. Hộ Pháp Phạm Công Tắc, con hãy trở về trong lòng TA và góp giữ phần trong lời Thánh Huấn của TA, tiếng nói của Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế."

Ngày 17 tháng 5 năm 1959, hồi 7 giờ, trong toàn Địa giới, Trung giới, yên tịnh hay phiêu lãng, tất cả những người Nam Nữ trong đại cơ quan đồng tử đều được nhìn thấy và nghe rõ tất cả những sự việc mà tôi ghi chép y như trên.

Nữ Đồng tử Sarah Barthel 20 đường Alibert, Paris Xème.

Ðăng tải trên tạp chí Le Lien (des Cercles d'Études) 4 ngày 01 tháng 6 năm 1959, Paris Pháp quốc.

Bản văn tiếng Pháp

MONDIAL DU CAODAISME

HO- PHAP PHAM- CONG- TAC

Pour l’union de tous les spirites du monde: “Gémissons mais Espérons!”...

Spiritualists d’Occident nous avons un devoir à render à nos frères, à nos soeurs d’Orient et d’extrême-Orient. Devoir de communion spirituelle de participation fraternelle, de retrouvailles psychiques.

Une voix dans l’Astral me parle:“Si la vertu fait arriver à la vie heureuse, c’est parce que la vertu est un amour souverain et que cet amour ne fait qu’Un avec l’amour de toute l’umanité et du cosmos”. Quelle est cette voix que l’on entend d’autant mieux qu’elle est devenue muette pour notre audition physique? Qu’elle est cette voix degage de la matérialité et qui fut en mille points du Globe des terres peut se faire entendre au Coeurs silencieux et ouverts qui attendant en Orient comme en Occident, du nord comme au Sud, les messages conformes qui experiment l’harmonie des esprits et des coeurs?

Le Ho Phap Pham-Cong-Tac vient de se désincarner le 17 mai 1959 à 13h30 (heure Cambodgiene) en la pagoda de Tual Svay-Prey dans le cinquième quartier de Pnom-Penh…à l’heure fixée, des porteurs engéliques de parasols D’or sont venus au devant de Lui et les esprits malfaisants chasses au loin formaient comme un lointain soulignement noir, cadre imprévus de l’immense tableau sidereal qui allait sans cesse grandissant. Des désincarnés en toge rouges, d’autres en bleues, d’autres en jaunes…aussi par mille et mille étaient revêtus de robes blanches.

Les vêtus de blanc ont dit:”La tempérances est l’amour qui nous fait conserver pur pour ce qu’on aime”.

Les vêtus de bleu ont parlé:”La prudence est l’amour qui fait discerner ce qui nous pousse efficacement vers le bien et ce qui peut nous en detourner”

Les vêtus de jaune ont alors dit:”La justice est l’amour qui nous fait mettre au seul service de l’Amour”.

Enfin, les vêtus de rouge ont aussi proclamé:”La force est l’amour qui permet de tout endure pour ce que l’on aime.”

Les quatre groupes ayant parlé, la Voix des voix au Coeur de chacun, à ceux du ciel, à ceux de la terre et aussi à tous les intermonde, la Voix des voix a dit:”En quatre couleurs, dans la couleur-Une tu fus sur la Terre, un bon Supérieur dans ta grande humilité!

Ho Phap Pham-Cong-Tac vient dans mon sein et tu partieperas à ma Parole qui est Voix des voix”.

Dès le 17 Mai 1959 à la Septième heure dans toute la terre, dans les mondes et inter-mondes, dans la fixité et dans l’erranticité des milliers de ceux et de celles qui forment le grand corps des mediums ont recus le message vision et audition que j’ai ici fidèlement écrit.

Madame SARAH BARTHEL, Medium

20, rue Alibert, Paris Xème.

3. Nhựt báo La Tour à 8 France đăng tải: Tin tức tiếp nhận được một sự kiện mới " Thoát xác của Ðấng Giáo Chủ Ðạo Cao Ðài ".

Từ Thủ đô Phnom Penh Vương quốc Cao Miên .

Chúng tôi đồng tiếp nhận được nguyên lời thị hiện và những điều tai nghe mắt thấy, cùng lúc phỏng vấn nhiều ký giả và Báo chí tại Phnom Penh, để dâng hiến và loan truyền đến đọc giả xa gần trên Thế giới cùng ngưỡng mộ Ðấng Huyền Diệu.

"Từ trên không trung xuất hiện một Ngôi Cao Cả với tiếng vọng xuống:

"Ðể đi đến Bát Quái Ðài".

"Ðúng ngày mùng 05/05/1959" nhằm ngày 10 tháng 6 năm 1959 DL " là đúng 70 năm tôi ở trong một thi phàm xác thịt. Ðúng ngày đó thì tôi đã ngồi trong một Liên Ðài Bát Giác (tám góc ) và từ trong đó tôi nhìn thấy hàng hàng lớp lớp Tín đồ diễn hành qua trước mặt tôi, mọi người đều được biết dấu hiệu (Ấn Tý) của ngày giờ đã đến" .

Tiếng nói tiếp theo với một giọng buồn trong một lúc: Có những người có thể đến được nhưng lại không đến và có những người rất muốn đến mà lại không đến được, nhưng những người sau này, tức là những người muốn đến mà không thể đến được, Tôi cũng ban cho họ Dấu Hiệu từ trong Liên Ðài Bát Giác của tôi.

Tiếng Nói tiếp: Ðức Hoàng Thượng và Chánh phủ Cao Miên đã làm những gì phải làm để chứng tỏ lòng quãng đại, hiểu biết và tình Huynh-Ðệ cao cả. Với cử chỉ cao thượng ấy, Ðức Hoàng Thượng đáp lời một bức thư mà tôi rất cung kính viết và gởi cho Hoàng Thượng ba ngày trước khi Linh Hồn tôi rời bỏ thể xác, nhưng trong cõi vô vi Tôi vẫn thấy và nghe được. Ðối với những người có Thánh tâm thì họ có thể thấy và nghe tôi được.

Ðến đây tiếng nói lặng thinh, chúng tôi chờ mãi có lời nào tiếp theo không, nhưng chẳng nghe nữa và một vài suy nghĩ tự thắp lên từ trí tuệ: vậy, đây có phải là một tín hiệu thông công huyền diệu hay không? Chúng tôi không phải kẻ lạc vào chiêm bao, tinh thần vẫn bình thường và tĩnh tâm hơn bao giờ hết, trong lúc nầy có những chi tiết chúng tôi rất vui và để lòng, như lần đầu tiên được biết Liên-đài bát-giác quàng Ðấng Giáo Chủ Ðạo Cao Ðài theo thế ngồi tự nhiên và nghe được lời truyền giảng của Ðấng Giáo Chủ Ðạo Cao Ðài Thiên diệu.

Ngự Mã Thiên Quân giáng linh vào thể xác Phạm Công Tắc, Hộ Pháp thay mặt Đức Chí Tôn truyền Pháp kỳ ba. Ngài qui Thiên và để lại cho nhân loại một Ðền Thánh, Bạch Ngọc Kinh tại thế gian này, một Thánh địa với hàng triệu tín đồ giữ vững đức tin trước bạo lực cường quyền tìm đủ mọi cách để đánh đổ đức tin, dù biết rằng họ chỉ có một sứ mạng là phụng sự Nhân loại. Ðức Ngự Mã Thiên Quân tiếp nhận lời răn của Ðức Thượng Ðế thực hiện thành tựu tại thế một Ðền Thờ Cao, Ðức Tin Lớn và Người vâng lịnh Ðức Thượng Ðế công bố TÔN CHỈ CỨU RỖI của ÐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ sẽ lưu truyền đến 700.000 năm.

TIẾT 3: SUY NGHIỆM VỀ CUỘC ĐỜI CỦA HAI VỊ

Chiêm nghiệm những cái tên TU DUYÊN (duyên tu hành, ĐẠO TẾ (cứu tế dân chúng, giúp người đắc Đạo), CÔNG TẮC (contact: đóng mở điện, Pháp văn), ÁI DÂN (thương lo chúng sinh), chúng ta sẽ thấy rất có ý nghĩa về tâm linh.

Nếu nhìn lại thời thơ ấu của hai vị, có một điểm tương đồng thú vị là cả hai đều tính tình hiền hậu, trọn ngày biếng nói ít cười lại không thích chuyện chơi đùa cùng đồng bạn mà chỉ thường hay một mình nhắm mắt ngồi lặng, khác hẳn mọi đứa trẻ tầm thường.

Thuở thiếu thời, Ngài Phạm Công Tắc là một thiếu niên khỏe mạnh, tư chất thông minh đỉnh ngộ. Có điều lạ, vì sanh nhằm ngày Khuất Nguyên trầm mình xuống sông, cũng là ngày Lưu Thần, Nguyễn Triệu nhập Thiên thai, nên thỉnh thoảng Ngài ngủ thiếp đi như người chết, linh hồn lạc khuất đâu đâu, khiến cho huyên đường âu lo. Cảnh trạng Ngài chết đi sống lại như thế, cả làng xã đều biết.Người ta cố gắng lo thuốc thang cho Ngài, nhưng vốn tiền định, lâu lâu Ngài ngủ lịm đi đôi ba giờ, có khi kéo dài nửa ngày.

Đêm rằm tháng Giêng năm Đinh Mùi (1907), mới 17 tuổi, khi nằm trên sập kê trước nhà nhìn vầng trăng hư ảo Ngài khẻ ngâm bài "Nhân nguyệt vấn đáp", rồi dần dần thiếp ngủ theo cơn gió nhẹ ru. Khi mở mắt ra Ngài thấy chan hòa một thứ ánh sáng huyền diệu. Bỗng thấp thoáng đằng xa đi lại một vị sư già, mặc áo cà sa vàng, nét mặt từ bi và cất tiếng hỏi: "Em có nhớ qua không?". Ngài nhìn vị sư, chợt nhớ ra vội đáp: "Dạ nhớ".

Vì năm lên mười tuổi theo học chữ Nho, thường theo Thầy đi cân thuốc ở tiệm Đức Vọng, chợ Tây Ninh, Ngài đã gặp vị sư này bàn với thầy Ngài về tương lai của Ngài: "Cậu bé này vào bậc siêu phàm, sự nghiệp vô cùng cao cả".Vị sư già đưa Ngài đến một tòa lâu đài, một màu trắng tinh "Một tòa thiên các ngọc làu làu" và bảo Ngài: "Em chờ ngoài này Qua vào trong một chút nhé".

Ngài chờ lâu quá không thấy vị sư trở lại, bèn vừa kêu vừa gõ cửa, vẫn không thấy ai trả lời. Ngài mới đi vòng quanh thấy nhà có tám góc và tám cửa đều giống nhau và đóng kín. Nhìn kỹ, Ngài mới nhận ra mỗi cửa đều có một con đường trắng chạy về phía chân trời xa. Trong lúc băn khoăn chưa biết chọn con đường nào, bỗng thấy phía có bóng đèn loé sáng, Ngài liền phăng tới, gặp một tòa nhà mà cửa vẫn đóng. Ngài gõ liên tiếp mấy tiếng, không thấy ai trả lời.Ngài muốn thối lui thì một tiểu đồng xuất hiện.Ngài bước theo tiểu đồng vào nhà, gặp con thú lông vàng “Kim Mao Hẩu” nằm chặn ngang đường, tiểu đồng đưa Ngài đến cuối phòng và dặn: “Anh chờ đây. Lúc nào Thầy kêu tôi sẽ cho anh hay”.

Ngài ngắm xung quanh phòng, bốn mặt tường và nền nhà là một khối cẩm thạch phẳng liền cực đẹp.Từ ngoài một ông già cao lớn, mặc áo xanh, râu tóc bạc trắng bước vào. Sau lúc phê phán từng người trong gia đình, ông già gọi tiểu đồng: "Con đem bánh cho anh con ăn".

Tiểu đồng mang vào đặt trước mặt Ngài một đĩa bạc lớn, trên đựng đầy bánh bốc hơi thơm phức. Các bánh trong ngần như bột lọc, hình tròn, nửa đỏ nửa trắng, sắp theo hình nón. Ngài được ông già mời ăn và uống nước bằng tô lớn vàng ròng. Đợi Ngài ăn xong, ông già trầm ngâm nói:

"Hôm nay con ăn hai cái bánh rưỡi và uống một tô nước. Những thứ đó sẽ ám hợp vào đời hành đạo của con sau này".

Ngài tạ từ ông già, nhưng nhớ đến con Kim Mao Hẩu, Ngài xin con vật đó. Ông già tỏ vẻ ưng lòng và đáp: Con cứ về đi, sau này nó sẽ xuống với con.

Ngài sực nhớ đi chơi lâu quá, vội chạy nhanh về, vô ý vấp phải mô đất, té lộn đi một vòng. Ngài giựt mình tỉnh dậy, thoang thoáng bên tai tiếng kêu khóc vang vầy, mở mắt ra thấy mọi người tấp nập chung quanh mình. Kẻ thì kéo tóc, người thì giật tay, gọi tên ầm ĩ. Thật ra, đây không phải là một giấc mộng mà là một cuộc xuất hồn của một chơn linh hiển đạo. Cuộc vân du này, năm 1927, Đức Ngài viết thành quyển "THIÊN THAI KIẾN DIỆN", đúng hơn là "Tam thập lục thiên hồi ký" mà bài số 75 gần như gom ý cuộc hội kiến với Đức Cao Đài (phân thân) mặc áo xanh nói trên….

Sau khi mất, Đức Phạm Hộ Pháp cho biết Ngài sẽ trở lại thế gian một lần nữa nhưng không cho biết khi nào, dưới sắc dân nào. Toàn thể tín đồ đều trông ngóng, mong mỏi Ngài giáng lâm; đồng thời tự hỏi, vì sao Ngài không hiển lộng thần oai để trừng trị đích đáng những kẻ phá Đạo, hại Đạo, muốn diệt tôn giáo Cao Đài không cho phát triển.

Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng:

Giác ngộ là Phật. Quyền phép là Tiên.

Trong tinh thần tín ngưỡng của dân gian là như thế. Qua câu chuyện thần thoại chúng ta thường nghe một bà Tiên khi đưa cây gậy hóa phép từ một nơi nào đó, thành ngôi lâu đài tráng lệ hiện ra, hóa phép lần nữa ngôi lâu đài biến mất người ta gọi là phép Tiên. Còn Phật là sự giác ngộ, giác ngộ là Phật, mê muội là chúng sanh. Phép thần thông đối với Phật không phải là không có, nhưng các vị muốn con người chú ý tới sự giác ngộ nên không thi triển quyền phép.

Từ chỗ những bậc tiền bối xây bàn, cầu cơ tìm thú vui giải trí lạ hơn những chuyện thế tình mà nó biến hình ra được thành một tôn giáo đó là phép Tiên. Chúng ta thấy rằng Phật hay Tiên cũng là các chơn linh đó thôi, nhưng với danh xưng PHẬT ý muốn nói đến sự giác ngộ. Ngài muốn giác ngộ nhân loại nên ròng rã trong khoảng 30 năm, Đức Phạm Hộ Pháp đã thuyết đạo thường xuyên và làm thơ, viết sách để giáo hóa nhân sanh, giúp nhơn sanh hiểu rằng cõi đời là cõi tạm, là trường thi công quả. Con người ngoài xác thân này, còn có những thể thiêng liêng vô hình nữa. Đó là CHƠN LINH, CHƠN THẦN, PHÁCH, VÍA…mà thể xác chỉ là phương tiện để CHƠN LINH học hỏi, kinh nghiệm và lập công hầu tạo lập phẩm vị, tòa sen của mình. Nếu dùng quyền phép để lập các tôn giáo thì quá dễ đối với Đức Chí Tôn nhưng nếu như thế thì làm sao xét công nghiệp của các vị giáo chủ? trường thi công quả cho chúng sanh, ai giữ đức tin, ai ngã theo vật chất vô thần, làm sao phân biệt để tạo công, lập vị cho xứng đáng và công bằng. Vì thế, phải có gian khổ, thử thách trên đường tu.

“Chộn nhộn khó phân người với quỉ,”

Ông T.N.A. phá Đạo, nhơn sanh ai cũng muốn Thiêng Liêng triệu hồi về, xin Thầy đem về sớm. Đức Hộ Pháp nói nó là đồ đệ của Kim Quang Sứ, nó phải ở để khảo các con cho tới ngày mãn thi chớ.

Đức Hộ Pháp còn cho biết kỳ nầy sẽ rớt rất đông, ước lượng 80% Chức Sắc, Chức Việc vấp ngã. Nhưng Đức Ngài nắm luật công bình Thiêng Liêng, Đức Ngài không thể binh vực ai hết. Càng còn ít chừng nào thì số đậu mới có giá. Ngài chỉ lựa kẻ toàn thiện, trọn đức tin, đức hạnh.

Trước cơn khảo đảo nặng nề từ lúc khai mở nền tôn giáo Cao Đài cho đến nay, chúng ta hãy giữ vững đức tin, giữ tròn lời minh thệ; không vì chán nản hay vì tiền, quyền chức mà đổi dạ thay lòng. Nơi cõi vô vi, Đức Phạm Hộ Pháp đang chờ đón khen thưởng những tín đồ biết tu hành đúng theo lời dạy trong THÁNH NGÔN, TÂN LUẬT, và PHÁP CHÁNH TRUYỀN.

Hãy nhớ : “Ðánh thoi bổn Ðạo cũng làm thinh.”

Còn bọn ác gian hãy để LUẬT THIÊN ĐIỀU, LUẬT NHƠN QUẢ xử trị đích đáng.

“Thế tiêu xuân kỷ Long Hoa trổ,

Thưởng phạt cuối cùng Thánh đức thôi.”

PHẦN BA

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

TRUYỀN KỲ VỀ TẾ CÔNG HOẠT PHẬT

(Theo quyển Tế Điên Hòa Thượng của cư sĩ Khánh Vân)

Chùa Linh Ẩn còn có tên là Vân Lâm, nằm về hướng tây bắc của Tây Hồ, giữa hai ngọn núi Phi Lai và Bắc Cao. Đây là một ngôi chùa cổ nhất Hàng Châu và trứ danh khắp cả Giang Nam.Chùa được kiến lập vào thời Đông Tấn, năm Hàm Hòa thứ nhất (326 CN). Khi ngài Huệ Lý từ Ấn Độ đến Hàng Châu thấy núi đồi yên tĩnh, ngài nghĩ đây đúng là nơi ở ẩn của các vị thánh linh, nên đã xây chùa tại nơi đây và đặt tên là Linh Ẩn.

Vào thời kỳ còn hưng thịnh, chùa gồm có 9 lầu, 18 các và 72 điện đường, tăng chúng thì đạt đến số ngoài 3000. Song ngôi chùa này đã bị phá hủy và xây dựng lại đến nay tổng cộng là 16 lần, nặng nhất là trong cuộc nổi loạn Thái Bình thiên quốc (1851-1864) chùa bị phá hủy hoàn toàn và sau đó mới được xây cất lại. Chùa Linh Ẩn cũng là nơi đã từng có các vị đạo cao đức trọng đến tu hành và giáo hóa, trong đó có ngài Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975) và ngài Tế Công (1130-1209).

Tất cả những hành vi kỳ quặc của ngài Tế Công tuy là lạ tai lạ mắt như thế nhưng đều có tác dụng cứu khổ và giáo hóa. Điều này là chính nguyên nhân về sau ngài được gọi là Hoạt Phật (Phật sống).Tuy nhiên, tại Hàng Châu, ngài Tế Công không phải chỉ sống ở chùa Linh Ẩn mà thôi. Sau khi đại sư Huệ Viễn thị tịch, ngài chuyển sang ở chùa Tịnh Từ nằm cách chùa Linh Ẩn không xa lắm.

Sau đây là TRUYỆN VỀ TẾ ĐIÊN VÀ NHỮNG LỜI DẠY

1.Truyền kỳ một, kiếm gỗ xây chùa:

Chùa Tịnh Từ có lần không may bị cháy, Tế Điên hòa thượng liền lớn tiếng cho hay mình sẽ kiếm gỗ xây chùa mới. Nói thế nhưng ngài lại không đi đốn cây làm gỗ gì cả.Trong chùa có một vị tri sự tên là Quảng Lương từ lâu đã không ưa ngài Tế Điên, thấy thế muốn chế nhạo ngài một phen nên làm ngơ không thèm nhắc đến để ngài bị thất tín. Song đến gần ngày khởi công xây chùa, ngài Tế Điên lên núi Nghiêm Lăng xin củi. Ngài dùng kế của ngài Kim Kiều Giác tại núi Cửu Hoa, tức chỉ nói xin chút rừng bằng miếng áo cà-sa mót củi. Nào ngờ áo cà-sa của ngài tung ra phủ hết núi, áo phủ tới đâu cây rạp tới đó. Rồi ngài đem thả cây xuống sông, tưởng cây trôi ra biển, nhưng cuối cùng cây trồi lên trong giếng Hương Tích nằm ngay trong chùa Tịnh Từ cho thợ xây đỡ lên. Đó là do ngài dùng thần Lục Giáp.

2. Truyền kỳ hai: Phi Lai phong

Phi Lai phong có một tên gọi khác là Linh Thứu phong, cao 168 mét. Tương truyền rằng vào thời Đông Tấn năm Hàm Hòa thứ nhất (326 CN) có hòa thượng Huệ Lý người Ấn Độ vân du đến Hàng Châu, thấy có ngọn núi nhấp nhô trùng điệp, rất giống với ngọn Linh Thứu ở Ấn Độ nên cho rằng ngọn núi này là ngọn núi con của núi Linh Thứu tại Thiên Trúc.

Lúc bấy giờ, tại chùa Linh Ẩn ở Tây Hồ có một vị hòa thượng điên điên cuồng cuồng và không giữ các thanh quy của chùa nên mọi người đều gọi người là Hòa Thượng Điên. Một hôm, Hòa Thượng Điên bỗng biết được là vào giữa giờ ngọ ngọn núi ấy sẽ bay đến một xóm nhỏ trước chùa, người sợ rằng nhiều người sẽ bị đè chết nên ba chân bốn cẳng vội vàng chạy đến đó lần lượt báo cho từng nhà từng hộ rằng: "Đúng giờ ngọ hôm nay có một ngọn núi sẽ bay đến nơi này, mọi ngưòi hãy mau rời khỏi đây đi! Chậm trễ sẽ không kịp đấy!".

Song người nói đến môi khô miệng khát mà chẳng có ai tin cả. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, người loay hoay không biết phải làm sao, bỗng nhiên người nghe có tiếng kêu tít tít ta, tít tít ta của cây kèn, người vội nhìn theo hướng tiếng kèn, thì ra có một nhà kết hôn, xem ra rất náo nhiệt.

Vị Hòa Thượng Điên chạy đến chen lên phía trước mọi người và bất chấp tất cả, vác cô dâu lên vai rồi hướng về đường rời thôn mà chạy. Mọi người thấy vậy liền đuổi theo, kêu bắt hòa thượng lại nhưng không ai đuổi kịp, có người còn la rằng: "Có người xuất gia bắt cóc cô dâu kìa! Mau bắt lại dùm!" Tất cả người trong thôn trang nhỏ ấy đều nghe thấy và chạy theo để xem hoặc để bắt lại. Thế mà càng lúc vị Hòa Thượng Điên càng chạy nhanh hơn, đến một chỗ rất xa, lúc mặt trời lên tới đỉnh đầu, người dừng lại, đặt cô dâu xuống rồi nhìn lại thôn trang đó thì mọi người cũng vừa chạy đến nơi, tính bắt người nhưng bèn thấy trời đất tối lại, gió lớn nổi lên, rồi nghe một tiếng đùng thật lớn nên mọi người thất kinh nằm xuống, sau một hồi lâu khi trời sáng lại, mây đen tan mất và gió ngừng thổi họ mới bò dậy xem thử thì thấy cả thôn trang của họ đều bị một ngọn núi đè lên. Lúc ấy họ mới hiểu rằng vị Hòa Thượng Điên này vác cô dâu đi là vì muốn cứu họ vậy.Khi nhận thấy ra cả xóm dưới chân núi đều không còn nữa, những người dân ở đó mất hết nhà cửa nên có người ôm đầu đấm ngực khóc lóc thở than.

Hòa Thượng Điên bèn nói: "Việc chi phải khóc! Các người không biết rằng tài chủ của thôn ấy đã bị đè chết ở dưới núi rồi sao? Từ nay về sau, các người ai cũng có thể tự lấy đất đai làm của mình thì lo gì mà không xây được nhà!".

Mọi người nghe vậy vui mừng cả lên, định giải tán, nhưng Hòa Thượng Điên lại nói: "Đừng đi, đừng đi! Các người nghe ta nói, ngọn núi này đã có thể từ nơi khác bay đến đây ắt sẽ có thể từ nơi này bay đi đến nơi khác làm hại nhiều người. Vậy chúng ta hãy tạo 500 tôn tượng La Hán bằng đá trên núi để đè lại núi ấy, không cho lại bay đi nơi khác hại người nữa, các người nghĩ có tốt không?".

Mọi người nghe xong, cùng lúc nói tốt và lập tức ra tay cùng tạo tượng. đã tạo xong 500 tượng La Hán khắp núi. Từ đó, ngọn núi nhỏ ấy không còn có thể bay đến nơi khác nữa, vĩnh viễn nằm ở trước mặt chùa Linh Ẩn. Do vì ngọn núi ấy là từ nơi khác bay đến nên được gọi là Phi Lai phong. Những đặc điểm của núi Phi Lai là địa chất của núi cấu tạo bằng đá vôi (limestone), tất cả mặt của núi đều lởm chởm không đều, không có viên đá nào mà không có hình thù kỳ lạ, không có cây nào mà chẳng già, không có hang động nào mà không tối (có lẽ vì sự nhấp nhô của từng lớp núi làm che khuất ánh sáng chiếu vào). Xưa, nghe nói là trên núi có tất cả 72 hang động, nhưng đa số đã bị chìm lấp. Hiện tại chỉ còn lại có chín động.Trong Long Hoằng động có tạo một pho tượng của Ngài Quan Âm.Ngoài ra trước cửa động chỉ còn có duy nhất một cái tháp thuộc đời nhà Minh tên Linh Thứu, tháp có sáu mặt và sáu tầng.

3. Truyền kỳ lấy đạo lý quyền phép cảm hóa ác gian:

Nói về Quảng Lượng dẫn hai vị Viên Ngoại và các vị thí chủ lên Đại Hùng Bảo Điện thấy Tế điên ngồi ung dung lim dim cặp mắt, miệng nói “Thịt béo lắm!”mặccho mọi người quỳ lạy bái chào hỏi, không thèm biết tới.Trước quang cảnh ấy Quảng Lượng phừng phừng nổi giận sấn đến xôTế Điên mà quát:

-Đồ khùng, có các vị quí khách viếng chùa, sao còn vô lễ như vậy?

Tế Điên lặng im không nói, hai vị viên ngoại tiến lên sụp lạy Tế Điên rồi quay sang bảo Quảng Lượng:

-Chính ngài mới vô lễ, dám nói xách mé đối với Phật sống mà chúng ta hằng kính trọng. Các ngươi bất quá là hạng ăn bám cảnh chùa, mê dối lòng người, nay cúng nay bái để cầu lợi, sao dám khinh khi Phật sống.Ngươi tự lượng xem, dời đàn na tính thí, không kế sinh nhai, ngày ăn hai bữa nhờ cậy thập phương, không làm được việc gì ích lợi cho ai, quen thói"ăn mày trưởng giả" không biết tự tỉnh mà còn ăn nói quàng xiên!

Quảng Lương nghe nói tức giận tím gan, nhưng vì các vị viên ngoại và các vị thí chủ xưa kia đều là những vị công đức với chùa, cãi lại một câu,họ không cúng dường nữa, lấy gì tiêu xài, đành lẳng lặng lui ra, nghĩ thầm:"Mình với chư tăng giữ lễ ra chào đón trịnh trọng mà họ dở mặt mắng là mê dối lòng người, còn như thằng điên kia thì lại trọng vọng không dám gọi tên, đời thật trái ngược, tức chết đi thôi!"

Lúc ấy Tế Điên vùng mở mắt mà hỏi:

- Các ngươi đến có chuyện chi, ăn nói lao xao thế vậy?

Mọi người mừng rỡ quy rạp xuống mà bạch:

- Chúng đệ tử đến bái kiến sư phụ cầu được chỉ dạy huyền cơ.

- A! Các ngươi bị đói phải không? Cơ là đói, bụng rỗng không chịu được e sợ chết đói chứ gì? Vậy ai đói trước hết ăn miếng thịt này, khỏi ngay lập tức.

- Chúng đệ tử nghe danh hoà thượng Phật sống đời nay đến hỏi huyền cơ diệu lý chớ không hỏi chuyện cơ hàn thống khổ ở đời, xin Ngài dạy bảo cho biết.

- Trong núi có nước, dưới nước có cá, ba lần bảy thì là hăm mốt, người ta có ruột, cây kia có da, người không ăn đất thì ăn gạo trắng mà sống, đó là cái lý mầu nhiệm!

Quảng Lượng nghe bật phì cười, hai vị viên ngoại và các vị thí chủ cũng đều lắc đâu thất vọng. Một vị cố gặng hỏi thêm:

- Chúng tôi hỏi đây là hỏi lẽ nhiệm màu trong đạo Phật, hỏi cách tham thiền, hỏi cơ trời đất, xin hoà thượng vui lòng chỉ giáo.

- Hoan hỷ! Hoan hỷ! Hiểu rồi! Hiểu rồi à! Phật hoan hỷ, tăng hoan hỷ, các ngươi hoan hỷ, vậy ta hỏi: Các ngươi có hoan hỷ không?

- Bạch, xin sư phụ dạy bảo cho nghe!

- Lầu Đại Bi bị sụp đổ, các ngươi có hoan hỷ xây dựng lại chăng?

- Bạch, chúng đệ tử tình nguyện xây lầu Đại Bi cho sư phụ, nếu sư phụ giảng cho hiểu đạo.

- Hiểu đạo là không mặc cả, tự tính hiểu hay không hiểu, các ngươi tốt bụng, hào hiệp, phải phát khởi tâm bồ đề tự nguyện. Nếu có lòng thành muốn rõ cơ duyên, phải là chí thành chứ có đâu mặc cả là có được, hiểu đạo mới thành tâm?

- Bạch, chúng đệ tử xin thành tâm cúng dường tiền bạc để sư phụ xây lầu Đại Bi. - Ờ, như thế mới phải, mới là người tìm đạo và học đạo, hãy nên lẳng lặng mà nghe:

Người yên nên biết vốn không yên Bằng hỏi cơ trời ấy có duyên Cơ chủ trống khung, thiền chủ lặng Lặng không, không lặng ấy cơ thiền.

Một hôm, Tế Điên đang đánh cờ với Triệu văn Hội chợt thấy máy mắt giơ tay bấm độn, chau mày mà nói:- Tôi phải về Chùa có việc gấp.Tân thừa tướng đang sai người đến gỡlầu Đại Bi lấy gỗ quý về dựng lầu Các Thiên.Tôi phải giảng luận một phen cho họ Tần rõ đường đạo lý mới được.

Họ Triệu can rằng:- Sư phụ tranh chấp chi với Tần thừa tướng, y vốn quyền thế nhất mực,ngang tàng không ai bằng. Sư phụ là bậc tu hành nay đây mai đó, lầu ĐạiBi tại chùa có phải là chùa của sư phụ đâu, tranh lại với y sao nổi?

- Người tu hành khi chấp khi thường, khi quyền khi biến, cái của ta không phải cái của ta, cái không phải của ta tức như của ta, ta cho được, của người ta phải giữ. Phương chi kẻ có quyền thế, hiếp đáp bốn phương chính là những kẻ cần phải lấy đạo lý mà cảm hóa để quay về nẻo chính. Nói xong khăng khăng một mực cáo từ. Về tới chùa, Quảng Lượng chạy ra và nói:

- Sư đệ về vừa đúng lúc, chùa đang có họa to, sư đệ đã rõ chưa?

Tế Điên giả ý không hay biết gì hỏi lại:

- Chẳng hay có họa gì to tát?

- Ở phủ thừa tướng cho người đến đòi gỡ lầu Đại Bi lấy gỗ về dựng lầu Các Thiên, bởi nghe lầu của ta có nhiều gỗ quí.

- Đừng để cho chúng gỡ chứ!

- Ai mà cản nổi, bốn tên quản gia của phủ thừa tướng hết sức ngang tàng, chúng ỷ sức mạnh, quyền to, hung hăng như hổ báo, hiện đang cóhàng trăm quân lính đến gỡ lầu, khó bề cự lại.

Tế Điên đi thẳng vào trong, tới thiền đường thấy bốn trang hảo hán vàcó hàng trăm gia đinh vây quanh, chờ lệnh gỡ lầu.Tế Điên ung dung tiến vào và bảo:

- Nước có phép nước, dân có quyền dân! Các ngươi là ai dám đến nơi nghiêm tịnh phá phách ?

Bốn tên quản gia đứng lên một lượt, dằn mạnh chén trà quát lớn:

- Ngươi là kẻ nào?

- Ta là ta

- Ta vẫn biết ngươi là ngươi, nhưng pháp danh là gì ? Sao dám ăn nói láo xược với chúng ta?

- Các ngươi hỏi thế có ích chi. Các ngươi vốn là hạng không thông đạo lý, xét lại ngay như thừa tướng quan cao cực phẩm, lý ưng phải làm lành chứa đức mới mong dành chút tư lương mà hưởng phúc về sau. Nào hay thấy ít gỗ quí phát khởi lòng tham, nỡ đang tay làm việc phá hủy cảnh chùa chiền, xâm phạm đất Phật. Các ngươi hãy nghe ta, về nói lại cùng thừa tướng có ta là Tế Điên đây không ưng cho ngài làm việc phá chùa.

Bốn tên Đô quản nghe nói trợn mắt tròn xoe, mặt giận hầm hầm. Tần An xắn tay áo lên và hét:

- Lão hoà thượng già hàm lợi khẩu, hãy nếm quả đấm của ta.

Tế Điên cũng mắng:

- Ngươi muốn đánh người à, có giỏi thì hãy ra sân chùa đọ sức cùng ta...

Công văn hoả tốc về phủ Lâm An, quan phủ địa phương liền đặc phái hai võ quan đem 50 tên lính và đích thân tri phủ về chùa vây bắt chư tăng. Quân lính trùng trùng vây kín quanh chùa, những tên sai dịch xông vào, bất kể là ai bắt trói hết rồi áp giải về phủ thừa tướng.Thừa tướng nghe trình lập tức đăng đường, thấy các hòa thượng áo mão chỉnh tề đứng hầu dưới trướng chẳng rõ ai là Tế Điên liền quát hỏi:

- Trong bọn này ai là Tế Điên, nói mau?

Người xướng danh liền lần lượt đọc tên:

-Hòa thượng Nguyên Thông, Quảng Lượng, Đức Huy, Tông Thụy, Huệ Lăng ... không có ai là Tế Điên cả ..

Thừa tướng nổi giận hỏi:- Ta sai đi bắt tên hòa thượng khùng sao lại không bắt! Này các hòa thượng kia, ta sai người đến lấy gỗ tốt về cất lầu Các Thiên cho hay không cho thì nói, cớ sao dám đánh sai quan đến nỗi có người thọ trọng thương. Hành động này đủ cho ta thấy lũ ngươi không giữ thanh qui, định làm phản loạn phải không?

Quảng Lượng lên tiếng thưa rằng:

- Mọi sự hằng ngày chúng tôi chuyên trì ăn chay niệm Phật chẳng dám cưỡng lại lệnh trên. Sự việc xảy ra là do đạo khùng, đệ tử của Hòa thượng Nguyên Không làm ra tất cả. Bẩm tướng công cho người bắt hắn tra cứu sẽ ra hết tự sự.

Tần thừa tướng liền hạ lệnh cho tri huyện Tiền Đường và tri phủ NhânHòa phái sai dịch bắt cho được Tế Điên và cho dỡ lầu Đại Bi tức khắc.Tri phủ và tri huyện lệnh liền phái gia nhân đốc xuất binh sĩ về chùa, một mặt cho người dỡ lầu, một mặt cho người đi bắt Tế Điên. Lũ gia nhân được cắt cử đến dở lầu phân nhau người trèo lên mái, người lo chở gỗ đi. Trong bọn có người trèo lên nóc nhà đứng lặng thinh một hồi, nhìn xem cảnh lầu hùng vĩ nguy nga thốt chép miệng than rằng:

- Tiếc thay một toà lầu đẹp đẽ vô ngần, lúc cất lên mất bao tiền của thập phương, thế mà chỉ vì lòng tham của một vị quan to mà phải một lúc dở đi thật là đáng tiếc biết bao!

Lời than chưa dứt, chợt trượt chân từ trên nóc lầu, cắm đầu xuống đất, nhưng may thay khi gần tới đất như có người đỡ lên nên không sao hết.

Một người khác lo chuyện khiêng gỗ, thấy miếng gỗ quí liền có ý nghĩ:

- Thật là may, chuyến này dỡ lầu đây ít ra cũng phải mất chừng hai tháng. Dỡ lầu Đại Bi xong lại lo cất lầu Các Thiên cho thừa tướng thì ít ra cũng 3,4 tháng nữa mới xong, thế là ta có công ăn việc làm cả năm chưa hết, vái trời phù hộ cho cứ có việc như thế này luôn luôn thì sướng biết bao.

Nghĩ xong đắc ý, cười cười nói nói có vẻ thích thú vô cùng. Tế Điên đứng trong Đại Hùng bảo điện nhìn ra biết rõ tâm tư, muốn cho kẻ ác biết lẽ báo ứng liền niệm chú lấy tay chỉ một cái. Người ấy đang đi cười tít mắt vướng ngay phải một khúc cây nhỏ, ngã bổ nhoài về đằng trước, vặn mình đứng dậy thì đứng không nổi vì bị sái hẳn một chân. Lết mãi mới ngồi lên được, ôm chân mà rên:

- Trời đất ơi! Đau như thế này đến phải nghỉ hàng tháng, làm ăn gì được nữa!

Đang lúc Tế Điên thi pháp tỏ vẻ hào hứng thì bọn sai dịch kéo đến vây bắt, còng tay Tế Điên lôi đi.Tế Điên giả bộ ngơ ngác hỏi:

- Chẳng hay tôi có tội gì?

- Cứ về tướng phủ sẽ rõ.

- Thừa tướng thì thừa tướng, sao lại bắt người vô cớ? Bắt một vị tăng sĩ mà còng trói thế này hay sao? Luật pháp nào cho phép vậy? Mời mọc tử tế thì ta đi, bằng mà làm oai làm phách thì ta nhất định không đi.

- À, đã vậy để bọn ta thẳng tay cho ngươi biết phép.

Nói xong bọn sai dịch người thì kéo tay, kẻ kéo chân lôi đi. Tế Điên thấy vậy ngồi phịch ngay xuống đất. Lạ thay, bảy, tám người xúm lại mà lôi một vị sư gầy võ vàng mà không lôi nổi. Một tên cầm đầu lấy làm lạ hét lên:

- Hẳn là chúng bay nể nang chứ tên hòa thượng gầy còm này chỉ một người xách đi cũng xong can chi mà làm bộ hì hục kéo lê như thế!

Trong bọn có một người biết tiếng Tế Điên xưa nay liền tiến lại vòng tay cúi đầu mà nói:

- Bạch thầy từ bi, chúng tôi là phận sai dịch vì lệnh cấp trên mà đi thỉnh ngài về, xin ngài hoan hỷ. Đối với chúng tôi thật chẳng có sự chi thù oán, mọi sự việc đều do nơi thừa tướng, chúng tôi phận dưới đâu dám không tuân? Xin đại sư phụ đại phát từ bi thương xót chúng tôi mà về tướng phủ kẻo thừa tướng quá giận bắt tội chúng tôi thì thật khổ cho vợ con chúng tôi lắm lắm.

Tế Điên nghe bạch gật đầu cười bảo:

- Mô Phật! Vị tình các người mà ta đi thử một phen. Nếu trước nhẹ nhàng mời mọc thì đâu các ngươi phải nhọc sức nhọc lòng. Nào đi! Mấy thuở mà được hầu thừa tướng!

Nói xong cười rộ mà đứng dậy, bọn tay sai bỗng thấy nhẹ bỗng như chẳng có người và Tế Điên dắt đi vùn vụt.

Đây nói bọn sai dịch mời được Tế Điên gấp gấp trở về tướng phủ. Tần thừa tướng nghe tin lập tức thăng trướng đòi vào, chỉ thấy một thầy tu gầy guộc ăn mặc rách rưới, đứng trơ trơ dưới thềm. Tả hữu thét quỳ, nhưng nhà sư nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Thừa tướng cả giận vỗ án quát mắng:

- Hay cho tên đạo khùng! Ta cho người tới lấy gỗ, chịu hay không thì bầy tỏ, cớ sao cả gan dùng phép thuật yêu ma mà hại người. Hãy mau mau kể hết sự tình để bổn đài xử trị!

Tế Điên nhướng mắt lên cười bảo:

- Sao nhà ngươi chẳng tự xét minh, vội vã trách người. Nghĩ như ngươi thân làm thừa tướng ngôi cao nhất phẩm, vàng lụa gấm vóc thiếu gì, sao nỡ vô cớ đến phá hủy cảnh chùa. Lầu Đại Bi là sự góp công góp của thập phương dựng nên, không phải của riêng ai, nay bỗng chỉ vì tham ít gỗ đẹp, dỡ gỗ ở chùa về dựng lầu chơi, chính ngươi là người làm điều trái phép. - Cha chả, sư khùng già họng sao dám mạt sát lão gia?

Tế Điên lại cả cười chậm rãi:

- Bọn sai dịch phá chùa, ta đà trừng trị cho biết lẽ báo ứng. Còn như ngươi dù là bậc tôn quí thế gian, trước việc làm trái đạo đà không tự tỉnh còn đi trách người, như vậy là kẻ vô tâm, vô qui, càng nên giận trách biết bao. Tội ấy đánh bốn chục côn mới hả!

Tần thừa tướng càng thêm giận dữ, râu tóc dựng ngược thét vang ầm ĩ,bỏ ghế xuống điện vác côn đính thân toan đánh Tế Điên. Đang lúc giơ côn toan đánh bỗng thấy quân hầu hớt hải chạy lại phủ phục bẩm rằng:

- Dám bẩm tướng gia, không biết vì đâu đại đường lửa cháy ngất trời.

Tần thừa tướng nghe nói biến sắc mặt, vội vã ngừng tay, truyền giam sáu thầy trò vào đại lao rồi đốc thúc gia nhân đi cứu lửa. Sai quân canh giữ chư tăng...

Tối đến, quân canh bầy thức ăn và rượu, quây quần ăn uống, cười vui thích thú, chợt thấy Tế Điên cười hì hì dòm qua cửa sổ mà nói:

- Nhờ mấy vị từ bi, cho tôi một chén rượu coi, uống xong rồi ngủ, khỏi mất công canh gác!

- Ông là hòa thượng sao lại đòi uống rượu?

Tế Điên cười ha hả:

- Chú em chưa thông sự lý, trời có tửu tinh, đất có tửu truyền, người có tửu tiên. Rượu là chất gạo, hòa hợp vạn sự, gạn đục nên trong, thuận với tính tình, thêm sức, dãn gân thông máu, làm cho tinh thần phấn khởi, sức lực dồi dào, như thế uống vào thêm tỉnh, trí tuệ gia tăng, đâu cần kiêng cữ, cho tôi một chén chẳng vui sao?

Rồi Tế Điên bảo:

- Thử nhau cho biết chứ ta đây có thiếu gì rượu uống.

Tế Điên cầm chén giơ lên miệng niệm thần chú, chiếc chén sạch không bỗng thấy rượu đùn tràn bát, phun như suối, mùi thơm ngào ngạt. Mọi người trông thấy đều bắt đầu thèm, đua nhau đến xin nhưng khi bọn họ giơ chén thì bát lại ráo không. Tần Thăng tức tối nói lên:

- Trông thì có rượu, xin uống lại không, đúng là ngươi đã làm trò ảo thuật.

Tế Điên cười bảo:

- Hễ ngươi thành tâm mới có rượu bồ đào tiên tửu, hễ ngươi xấc xược chỉ có nước lã không thôi, còn ngươi khinh miệt mỉa mai thì chén kia ráo cạn.

Cả bọn đồng kêu lên:

- Xin thành tâm, thành tâm!

Tế Điên cười ha hả, giơ chén, rượu lại từ đâu trào lên như suối, mọi người xúm lại xin, khắp thảy mỗi người một chén uống vào thơm ngon vô tả. Nhưng vài phút sau mắt chúng chĩu xuống, gục ngã ngủ vùi. Tế Điên liền tự cởi trói tháo gông, mở cửa đi vào phía trong. Chợt thấy một nam một nữ tội nhân giam cạnh.

- Hai vị tên chi, cớ sao bị thừa tướng bắt giữ?

Người đàn ông thưa:

- Thưa thánh tăng, tôi tên là Vương Hưng và đây là tiện nội tên Ngô thị. Nguyên Tần thừa tướng có người con tên tên là Tần Đạt, hay cậy quyền cậy thế cha, không việc ác nào không làm,nhất là rất hay ưa gái đẹp. Hắn trông thấy vợ tôi, rất ưng ý nên gọi đến và bảo tôi nhường lại, y sẽ cho 200 lạng bạc.Tôi nghĩ tình chồng vợ tào khang, há vì tham 200 lạng bạc mà dứt nghĩa phu thê, do vậy nhất mực không chịu. Tần Đạt liền ra oai cho người giam tôi lại rồi khiến gia nhân đi bắt vợ tôi..May thay Phật Trời phù hộ nên gặp được thánh tăng.

Chợt nghe ngoài cửa có tiếng lao xao cười nói. Nguyên Tần Đạt vì ước ao Ngô thị mà không toại ý nên sinh buồn bực, liền cùng gia nhân vào chốn phòng giam. Tế Điên vừa thấy liền niệm chú, chỉ tay một cái. Tần Đạt choáng váng mặt mày như người say rượu ngã quay xuống đất...

Tần công tử nằm ngay như chết, mặt tái nhợt, đầu to như cái trống, đôi mắt chỉ còn lờ đờ, hơi thở khó khăn. Thừa tướng nghe tin cảm thương nức nở, hỏi thăm căn do nhưng không ai biết vì sao nên mời lương y điều trị. Danh y Lý Hồi Xuân đến coi bệnh, chẩn mạch thấy chạy đều hoà, không có bệnh gì, còn đầu to chẳng biết tại sao liền bẩm cùng thừa tướng:- Dám bẩm tướng công, quí công tử thọ bệnh, vãn sinh đây xin cam chịu lỗi, xin tướng công kíp cho thỉnh bậc cao minh khác, còn vãn sinh tài sơ học thiển không trị được bịnh này.

Thừa tướng nghe nói lặng đi một hồi, rớm lệ mà bảo:

- Nội vùng, nghe nói Tiên sinh là bậc danh y đã cứu giúp cho rất nhiều người trọng bệnh, sao tiên sinh lại nỡ chê bệnh con ta, tự hạ tài hèn. Vậy tiên sinh biết ai là bậc cao minh hơn nữa chăng, xin chỉ dạy giùm!

Lý Hồi Xuân chợt nghĩ ra sự gì liền bẩm:

- Bẩm tướng gia, nếu muốn chữa khỏi bệnh cho công tử tôi thiết nghĩ chỉ có một người, hiềm vì tính tình khật khùng nói năng không được êm dịu, nhưng thật có tài.

Thừa tướng hỏi ngay:

- Ai? Người chữa được bệnh con ta là ai? Xin tiên sinh cho biết ngay đi.

- Bẩm tướng công vãn sinh chỉ e khó thỉnh, còn như bản lãnh trị liệu của ông ta thì quả là thánh sống, bất cứ bệnh gì đều chữa được cả, dám làm cho người chết sống lại nữa kia.

- Chớ có ngại ngần, dầu có xúc phạm lỗi lầm, nhưng chữa được bệnh cho con ta là ân nhân. Xin tiên sinh kíp nói tên họ để ta cho người đi thỉnh.

- Bẩm nói ra, chỉ sợ tướng công không muốn dùng, người này vốn là một hòa thượng. Hòa thượng này là vị Phật sống ở chùa Linh Ẩn, pháp danh Đạo Tế, người ta thường gọi Tế Điên Tăng vì có tính khùng khùng.

Thừa tướng giật mình nói:

- Té ra là tên hòa thượng khùng đó, hiện ta đã bắt giam hắn trong phủ.

Lý tiên sinh nghĩ trong bụng cười thầm: "Có lẽ vì vậy nên công tử mới gặp nạn này, đúng là mắc tay Tế Điên đây", nhưng không dám nói. Thừa tướng vội sai gia nhân:

- Bay đâu! Qua nhà giam gọi Đạo khùng tới đây trị bệnh, hễ chữa khỏi bệnh cho công tử thì ta tha cho hắn về chùa.

Gia nhân vâng lời, đi chẳng bao lâu về bẩm:

- Bẩm tướng gia, tiểu nhân phụng mệnh đến kêu Đạo khùng về lo chữa bệnh cho công tử, y nói về hỏi lại tướng gia là đi rước thầy thuốc hay đi bắt giải trọng phạm.

Lý tiên sinh đứng cạnh vội nói:

- Tế Công vốn không phải người thường, xin phải dùng lễ thỉnh mới được!

Thừa tướng bảo gia nhân:

- Đến nói cho y biết là ta thỉnh mời.

Gia nhân đi một lát trở về không và bẩm:

- Đạo khùng không đi và bảo nếu tướng gia muốn kết thân với tăng sĩ phải đích thân đi thỉnh. Vã lại thừa tướng vị cao cực phẩm, ngôi bậc nhân thần, còn y là hòa thượng nghèo nàn, vốn không giao tình, do vậy không dám làm thân.

Thừa tướng nổi giận đùng đùng, nhưng khi quay lại thấy Tần Đạt lăn lộn rên la thì động lòng thương xót. Lý tiên sinh lại nói thêm vào:

- Tướng công hày nhẫn nhịn hòa thượng một phen, việc cần yếu là phải chữa bệnh cho công tử.

Thừa tướng ý chẳng muốn hạ mình, nhưng vì phụ tử tình thâm, cực chẳng đã nén giận cùng đi với Lý lang trung tới nhà giam Tế Điên, và nói:

- Đại sư, nhân vì con ta đau bệnh lạ, thỉnh cầu đại sư chữa giúp.

Tế Điên ngồi kiết già dưới đất nín lặng như chẳng nghe thấy gì. Lý tiên sinh lẹ làng quì xuống mà bạch:

- Bạch sư phụ, đệ tử là Lý Hồi Xuân, xa vắng lâu ngày nay xin ra mắt cầu sư phụ. Nhân vì Tần công tử đau bệnh lạ, đệ tử có giới thiệu và nay thừa tướng thân đến kiến minh, dám mong sư phụ niệm tình cứu giúp một phen.

Tế Điên mở mắt bảo:

- Muốn ta chữa bệnh mà gông trói như vậy sao?

Thừa tướng vội sai gia nhân cởi trói, mở gông. Tế Điên lại bảo:

- Sư phụ ta cùng các sư huynh đệ bị trói thế kia, ta sao yên mà đi trị bệnh.

Thừa tướng hiểu ý, liền sai gia nhân cởi trói cho tất cả, truyền quân gia đưa về chùa, đồng thời xuống lệnh cho tri huyện và tri phủ đình chỉ túc khắc không được dỡ lầu Đại Bi, thoái triệt nhân công trở về phục lệnh. Bấy giờ Tế Điên mới đứng dậy cười rồi theo thừa tướng đến thẳng giường bệnh của công tử. Tế Điên đứng ngay ngắm nghía rồi lắc đầu mà nói:

- Tại sao đầu công tử to lớn thế này? Ta biết gì mà chữa với chạy!

Thừa tướng nghe nói bất giác ứa nước mắt khóc. Lý tiên sinh cũng ra chiều thất vọng. Nhưng Tế Điên đã bảo:

- Tuy vậy cũng còn có thuốc chữa, nhưng chính công tử phải thành tâm sám hối, chừa bỏ nghiệp ác mới mong khỏi được, bệnh này là bệnh đầu ung.

Nói xong lấy viên thuốc đen bảo gia nhân lấy nước hoà cho uống và dặn: - Ta trị bệnh này thì được, uống thuốc vào là khỏi nhưng ngày sau nếu công tử còn dấy lòng tà dâm, cưỡng bức phụ nữ, ỷ thế lộng hành chẳng kiêng phép nước thì chắc chắn là bệnh đầu ung sẽ lại tái phát, không còn thuốc nào chữa được.

Ngay tự giờ và mãi mãi về sau, công tử phải tập làm sao cho bình tâm, hòa khí, trừ bỏ ác niệm thì chắc là bệnh chẳng bao giờ tái phát nữa...

Thừa tướng muốn xem tài học của Tế Điên liền đem thi, ca, từ phú cùng các lẽ huyền diệu đạo lý ra hỏi.Tế Điên đáp thông như nước chảy,không những thế nhiều câu siêu tuyệt vượt hẳn sức tri kiến thế gian. Công việc xong xuôi, Lý tiên sinh từ giã trở về.Thừa tướng nhất định mời Tế Điên lưu lại đàm đạo.Trong câu chuyện, Tế Điên đem lẽ huyền vi đạo lý ra giác hoá, mà từ câu thơ, giọng phú thuần thị như xuất khẩu thành chương, khiến thừa tướng hết sức khâm phục mới tỏ bày tâm sự:

- Bạch thầy, ta tuy quan cao cực phẩm, ngôi ở nhân thần mà lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bởi gần vua như gần cọp, một sớm lỡ lầm tấm thân ắt khổ, khó nỗi vẹn toàn. Thâm tâm ta vẫn muốn bỏ hết mọi sự đời, sớm chiều tu tâm dưỡng tánh, tiêu dao tự tại vui cảnh sơn lâm cùng cốc mà thôi. Tế Điên nói:

- Như ngài ngôi cao tột bậc, nghĩ xem chỉ dưới một người còn mình đứng trên muôn dân, còn ai hơn nữa mà lo!

Thừa tướng giơ tay lắc đầu mà nói:

- Xin chớ nói đến ngôi cao, ngày nay ta sợ lắm rồi. Tục ngữ có câu: Quan lớn thì sinh nguy hiểm, quyền lớn thì bị dèm siểm, trèo cao ắt phải ngã đau. Ta từ nhậm chức tới nay, mỗi mỗi việc gì cũng phải thận trọng từng ly từng tý, dầu vậy vẫn e trước mặt thì người trọng, sau lưng thì người chê, biết đâu chẳng nhiều kẻ oán! Ta thật lòng muốn cạo đầu đi tu, nhờ thầy dìu dắt trên đường đạo hạnh,rộng chứa âm công, cầu cho tấm thân yên ổn trọn đời, chẳng hay ý thầy có thuận chăng?

Lời nói của thừa tướng ra vẻ tha thiết, thành thực, Tế Điên liền chậm rãi bảo:

- Tu là trau dồi, sửa chữa; ngày thường gìn giữ việc làm cho đừng trái đạo, ấy là người tu. Ngài dốc lòng vì dân vì nước quên mình làm việc ích chung, trên không dua nịnh, dưới chẳng chèn ép, dân tình cảm phục, chúng chúng nể vì,quyết nhiên tấm thân yên ổn, có gì phải lo.

Thừa tướng cảm tạ đưa tiễn ngàn lạng vàng nhưng Tế Điên nhất mực chối từ chỉ dặn:

- Ngôi cao muốn vững phải gắng làm lành, những tội xâm phạm chùa, giam hảm tăng, ni đều là ngũ nghịch trọng tội nên sám hối đêm ngày. Đối với dân chúng phải nên hết lòng thương mến, thế là tướng công ban ơn cho bần tăng vậy.

Thừa tướng nghe nói cúi đầu lạy tạ rồi sai quân gia đưa tiễn Tế Điên về chùa Linh Ấn.

Nói về thừa tướng vì cảm kích ân sâu của Tế Điên liền sai quân gia rầm rộ đưa thánh tăng trở về chùa, dọc đường dân chúng lũ lượt đi xem.Trông thấy cảnh nhân dân lũ năm lũ bảy đứng hai bên đường chào đón.Tế Điên nghĩ thầm: - Thực ra bấy lâu ta chỉ hay gần gũi những người giàu sang kiêu hãnh để điểm hóa.Theo thường tình thì chư tăng cũng chỉ chèo kéo những ai có tiền có thế, khuyến hóa họ tu phúc làm duyên nhưng thực ra để kiếm tiền kiếm bạc. Ta đây không màng tiền tài danh vọng, không cần bọn giàu sang trả ơn báo nghĩa,nhưng trải qua những cuộc hành hoá đối với thâm tâm thực chưa lấy gì làm bình đẳng. Nay nhân trăm họ thấy ta được trọng vọng mà ùa ra chào đón, tưởng cũng nên quan sát để tìm phương tế độ.

Nghĩ đoạn, Tế Điên liền nhướng mắt xem một lượt, chỉ thấy nhân dân đa số là nghèo khổ, khốn đốn tương tự như mình, áo không đủ mặc, thân thể gầy guộc thì động lòng trắc ẩn, sa nước mắt, cúi mặt đi thẳng về chùa.Về tới chùa, Tế Điên đi thẳng lên Đại Hùng Điện lễ Phật xong, Tế Điên cho mời hai vị Chí Thanh, Chí Minh đến hỏi:

- Hai người có biết nấu cháo hay chăng?

- Bạch, việc gì thì khó chớ nấu cháo thì ai mà không biết.

- Nhưng phải biết nấu cháo với tấm lòng phát tâm bồ đề bố thí chứ còn nấu cháo thường thì ai cần đến làm chi? Ngày nay ta muốn mở quán bán cháo để giúp đỡ người nghèo khó, chẳng hay hai vị có chịu phát tâm không?

- Vốn đâu mà mở quán? Vả lại, chưa có hòa thượng nào làm việc mở quán bao giờ?

- Việc lo vốn liếng cứ để cho ta, đã làm việc phước duyên thì chính hòa thượng phải chủ trương, cần gì miệng tiếng bình phẩm. Đi lo nồi niêu củi lửa,tiền bạc gạo muối để ta đi sắm sửa cho, khỏi cần phải lo ngại.

Nguyên Tế Điên cốt ý mở cửa hàng cháo là để khuyên người phát tâm làm việc bố thí, đối với người bần hàn cô lộ, lỡ đường có nơi ăn uống thỏa thuê, làm gương nhân đạo cho người sau bắt chước. Vả lại, trong thâm tâm là Tế Điên muốn khuyên chư tăng không nên dựa cơm tín thí, ngoài việc tu trì phải biết đến bổn phận mà làm việc vì đời cứu khổ, chứ không phải dựa vào chùa mà lo cúng cấp lấy tiền bỏ túi, còn sống chết mặc bây. Chư tăng đi tu nhưng cũng phải gây được chút công duyên mới tròn công quả nên mới bày vẻ ra chuyện mở hàng bán cháo.Hàng cháo mở được mấy ngày, Tế Điên không hề lấy tiền của ai, thành chỉ vài ngày là vốn lại sạch không, bấy giờ Tế Điên mới thuật rõ ý mình cho mọi người biết, rồi khuyến hoá các nhà giàu có phải nên phát tâm làm phúc làm duyên.

3.Truyền kỳ vì sao tu mà còn rượu, thịt.

Vạn Thặng vội sai gia đình dọn tiệc. Trong tiệc nhân hỏi Tế Điên:

- Bạch Sư Phụ ! Kẻ đệ tử này nghe nói người tu hành là phải trì trai, thủ giới, cấm rượu cấm thịt, vậy xin dám hỏi Sư Phụ, cớ sao Sư Phụ cũng dùng rượu thịt mà lại đắc đạo.

Tế Điên cười mà bảo:

-Thế nhân chỉ nhìn thấy vỏ đạo đức, người tu cũng lại lấy cái vỏ đạo đức mà khoác lên mình cho người kính trọng. Ta ăn mà là không ăn, uống rượu mà là không uống, bởi cái ta ăn chẳng phải làm tâm ta chuyển động đến phải vì say đắm miếng ăn mà làm việc bậy. Ta uống rượu, nhưng không say sưa, và cũng chẳng vì rượu mà phạm vào giới điều. Ngược lại, có những hạng tu hành ngoài mặt thì rõ ra người trai giới cẩn thận mà chúng dấu diếm hoặc cũng như kẻ đạo sĩ nham hiểm hại người thì đó là chúng suốt đời ăn mặn. Ăn không vụ vì miếng ăn, uống không đam mê vào sự sống, ở không mê đắm vì chỗ ở, ngồi nằm đoan tọa trang nghiêm chẳng vụ vì chỗ ngồi nằm thế là chính đạo. Thôi, Ta phải đi đây !

Nói xong vùng đứng dậy, một vòng hào quang sáng rọi.

5. Truyền kỳ thu phục đệ tử có căn duyên

Trần Lượng sụp lạy, xin nhận lỗi mình, và xin được qui y theo hầu Tế Điên làm đệ tử.Tế Điên bảo:

- Ta nay chỉ có một manh áo, một chiếc gậy, ăn thì bạ đâu ăn đó, ngủ thì hoặc dưới gốc cây hoặc nơi miếu cổ, hay gì đâu mà nhận lấy làm thầy.

Trần Lượng cúi đầu bạch:

- Tôi vốn không vợ không con, tính tình vốn ưa chuyện lục lâm lạc thảo, lấy của người giàu giúp đỡ người nghèo, nay thấy Thầy không màng của thế gian, lòng chỉ cốt vì thế gian mà ra tay tế độ. Ấy cũng bởi Thầy ăn chẳng có nơi, ngủ không có chốn mà tôi đỉnh lễ tôn làm Sư Phụ, còn như Tăng chúng quần áo bảnh bao, lên xe xuống ngựa, chùa miếu nguy nga thì có khác gì kẻ tục ở đâu. Lòng tôi thanh mà! Đâu chịu qui phường giả tu trần tục! Xin Sư Phục từ bi tế độ.

Tế Điên ngửa mặt lên trời cười:- Thiện tai! Thiện tai. Âu cũng nhân duyên tiền kiếp. Từ nay ngươi hãy theo ta.

Mọi người chứng kiến đều quỳ xuống xin làm đệ tử. Tế Điên khoát tay bảo:

-Đệ tử! Đệ tử.Khắp thế gian ai không là đệ tử. Biết sửa điều quấy, làm điều lành, đó là đệ tử của ta và là đệ tử của Phật. Người tại gia mà biết trau sửa làm lành thì hết thẩy đều là con Phật. Kẻ bận áo tu mà chuyên làm việc dối đời đó là "khi báng Tam Bảo". Đi theo ta mà không chịu được sự khổ, theo có ích gì?

Diệu Hưng và Diệu Thông đồng năn nỉ cho được làm Tăng. Tế Điên bảo:

- Tăng sĩ hay Đạo sĩ có khác gì đâu? Cũng tỷ như người tu theo đạo LãoTử, thì phải niệm thiện, dùng pháp thuật học được mà cứu giúp nhân dân. Làm điều ác là tự đốt thân. Tăng sĩ cũng vậy, nếu chỉ dựa vào chùa cảnh làm kế sinh nhai, bầy trò cúng bái thu của thập phương, riêng mình tư lợi,vinh thân, phì gia, tiêu pha sẵn của mười phương hiến cúng, ăn bám xã hội thì đó là hạng ma Tăng. Bỏ áo Đạo sĩ theo với Tăng hàng mà không làm lợi ích gì cho thiên hạ đâu bằng làm kẻ tại gia, tự nuôi tự dưỡng còn đỡ tồi tệ, vì không ăn hại của thập phương tín thí.

6. Truyền kỳ độ rỗi cha mẹ đang bị đọa.

Tế Điên thản nhiên uống rượu ừng ực, và hát vang:

Ta vẫn là ta chẳng khác gì Người đời thấy khác bởi ngu si Thuở xưa Công Tử giờ Hòa Thượng Tăng, Tục đôi đường chữ tỉnh mê !!!

Tế Điên đi thẳng ngay vào phòng Mông Viên Ngoại. Lúc ấy bệnh tình Viên Ngoại quá trầm trọng, đang cơn hấp hối. Tế Điên bước vào thư phòng,trông tình cảnh ấy thốt động tâm miệng lâm râm tụng chú. Mông Lão đang hồn mê bất tỉnh, chợt như có ai đánh thức, mở bừng mắt ra, nhìn thấy đầy đủ con cháu và một vị La Hán đứng ngay đầu giường liền chắp tay lạy lạy. Ông cho biết trong lúc hôn mê có một vị Đại Bồ Tát cầm cành dương liễu vẩy nước lên đầu liền thấy người nhẹ hẳn đi. Vị Bồ Tát lại bảo:

"Nhờ có sự nguyện cầu của Kim Thân La Hán nên rảy nước Cam Lộ ra tay cứu độ, cho sống thêm mười hai năm nữa". Không ai bảo ai, cả nhà từ trẻ chí già, cả bạn xưa cũng đều sụp lạy Tế Điên. Tế Điên tươi cười đỡ mọi người dậy, nhân đó khuyến hóa mọi người phải nên tin theo phép Phật nhiệm mầu. Nếu mình tự tu tự chứng là có thể độ thoát cho bất cứ ai, một khi biết ăn năn sám hối hay tâm thành hướng nguyện. Tế Điên nhân nghĩ công ơn dưỡng dục, nên sửa soạn lễ vật ra thăm mộ phần của Lý Mậu Xuân và Mông Thị. Đứng trước mộ phần khói hương nghi ngút, Tế Điên thoắt thấy động tâm liền quay lại nói:

- Không xong! Không xong! Thân phụ, thân mẫu hiện vẫn bị giam tại nơi địa ngục vì kiếp xa xưa đã từng phạm giới khi báng Tam Bảo.

Nói rồi tất cả về nhà, khiến gia nhân sửa soạn trai đàn. Tế Điên thân đi thỉnh chư Tăng trong vùng, dùng huệ nhãn biết rõ người nào tu thật, người nào tu giả. Đàn tràng phụng tụng suốt bẩy ngày đêm. Ngày hôm sau, trong khi cả nhà đang bàn tán xôn xao về Tế Điên thì Trần Lượng tiến đến thưa rằng:

- Kính bạch Viên Ngoại. Sư Phụ Tế Điên không biết đi đâu biệt tích tự chiều hôm qua.

Mọi người lật đật tìm đến trai phòng chỉ thấy phòng ốc vắng tanh, một mảnh hoa tiên treo bên cửa sổ có bài thơ lưu giản:

Thầy Tu đâu có luyến gia môn Mây nước là nhà ... tịch diệt tôn Hoa tuệ sáng ngời in lối Đạo Thuyền nan một lá thảnh thơi hồn!

7. Truyền kỳ dứt trần duyên hiển linh

Một ngày cuối xuân, bên bờ Tây Hồ, một nhà sư chống tích trượng, quần áo rách bươm, vừa đi vừa cười, thuyền đi về Giang Tả. Tế Điên vừa chèo vừa hát, lời ca trong mây nước vang vang:

Đời người thấm thoát, chừ phù sinh giấc mộng! Thân người nhỏ nhen chừ, biển trời lồng lộng. Thấm thoát qua mau, hết trẻ đến già. Ngoảnh lại người thân, bao người khuất bóng. Ta Tế Điên chừ thuở trẻ nhàn phóng. Vì ngán nỗi đời chừ danh lợi nguôi lòng. Một thân ta chừ cửa Thiền tìm đạo. Mang thân cứu khổ chừ thiền môn hạo hạo. Cuộc đời tao loạn chừ riêng ta với ta. Cứ đi đường chánh chừ quyết tránh lối tà. Ta Tế Điên chừ vì đời cam khổ. Áo ta rách chừ thương người khốn khó. Rượu chén say chừ thương kẻ đang say. Say trong cuộc đời chừ Trầm Luân không hay. Ta yêu nhân loại chừ yêu vì đạo pháp. Bao kẻ đam mê chừ cõi đời phúc phược. Một thân điên khùng chừ ta điên, ai điên. Một chiếc gậy cằn chừ, ai được ta được . Ngày nay trở về chừ cứu độ gia hương. Thăm nom phần mộ chừ biết bao sót thương. Trai đàn thiết lập chừ kỳ nguyện vang vang. Hai thân siêu sinh chừ, thiên hạ cùng sang. Trần duyên đã dứt chừ ta lại lang thang. Gập cảnh trái ngang chừ ta quyết cưu mang. Báo ân Tam Bảo chừ xứng danh Tăng hàng!

PHỤ LỤC 2

TẾ CÔNG HOẠT PHẬT TỪ HUẤN

1. Một lòng gửi trọn cho trời cao

Có một chút ý nguyện nhân từ, trời cao sẽ xoay chuyển tạo ra cơ ngộ, chỉ cần ai chịu tu, ắt tự nhiên có thể thu hút vô số tín chúng hữu duyên.

Tu đạo, bàn đạo nhất định phải vô vi mà làm, xem chúng sinh như những ân nhân từ những kiếp trước của mình. Một lòng gửi trọn cho trời cao, quên đi bản thân mình. Dù cho có thành tựu thì cũng thuộc về trời cao và thập phương chư Phật Bồ Tát. Chỉ có như vậy mới không đến nỗi sa vào sự tranh đoạt và theo đuổi đạo danh, đạo lợi, đạo quyền. Hiện trạng của đạo, thật sự làm Lão Sư ta suy nghĩ lo lắng cảm thán!

2.Tâm tánh dung hòa

Thành tựu ở tương lai, không căn cứ vào sự lớn nhỏ cũng không dựa vào sự ít nhiều của Phật đường chùa miếu, càng không phải từ sự so sánh số lượng ít nhiều của tín chúng, mà xem người tu đạo có chân tu thực luyện hay không. Giữ gìn nguyện giới, không tham lam, không vọng tưởng, không tranh, không biện, đó là công phu đề tâm tính viên mãn dung hòa, đi hoàn thành sứ mệnh của chính mình.

Phải để cho chúng sinh và bản thân mình cùng nhau thành tựu trong kiếp này. Nếu nhất thời không thể tế độ, cũng phải chúc phúc và cầu nguyện cho sự giải thoát và thành tựu của họ ở kiếp sau! Nhận rõ nhân duyên tu đạo của bản thân mình, chính là sự xoay vòng của việc thi ân và nhận ân huệ, tạo ra một mối liên hệ tốt đẹp giữa thiên thượng nhân gian.

Phải trau dồi một trái tim quảng đại bao dung, mừng cho sự thành công của người khác. Khen ngợi sự kiệt xuất của người khác, lễ kính sự cực khổ và công lao của người khác! Rèn luyện tinh thần đem đến sự chung vui cho thế giới, cùng vui với vũ trụ và tất cả chung sinh.

Lục tổ dạy: "Nội tâm khiêm hạ là CÔNG, chúng sanh bình đẵng là ĐỨC”. Luôn gìn giữ tấm lòng biết ơn và sám hối, để quan sát những thay đổi của hoàn cảnh xung quanh. Đối với tất cả mọi sự đều dùng một thái độ mỉm cười mà nhìn nhận, sẽ giảm bớt nhiều phiền muộn.

3. Hành đạo sẽ gặp thử thách.

Đạo sẽ có thử thách trí tuệ, những thử thách đó thật sự không thể dự tính trước được. Lão Sư không thể làm cho thân tâm của đồ nhi yên lành, chỉ hi vọng các con có thể hiểu được Thiên tâm, Phật tâm, sự tâm, tu đạo một cách thật lòng, giữ vững nguyện giới. Trong quá trình bàn đạo, tất nhiên là phải độ người, thuyết pháp, khai hoang, thiết đường, nhưng cũng không được quên sự quan tâm và hành động thiết thực đối với những khổ nạn trong xã hội và cứu tế người dân trong cuộc sống bình thường. Chẳng hạn như thương xót cho sự nghèo khó, hiểu cho nỗi niềm của người già, giúp người cô độc, ủng hộ và xúc tiến công tác bảo vệ môi trường, giúp đỡ người bệnh tâm thần.Thậm chí những việc phóng sinh, bảo vệ động vật cũng nên hưởng ứng, đây đều là những việc quảng kết duyên phận với chúng sinh thập phương. Mọi người không nên bỏ qua, nghĩ đó là những việc hậu thiên, nếu không bổ xung làm việc tốt của hậu thiên, làm sao viên mãn tiên thiên?

Người tu đạo, nhất định phải phân biệt rõ việc thánh phàm, biện rõ công tư, hễ có một sự thiên lệch nào sẽ dễ dàng lạc bước. Từ xưa tới nay, ai lại mượn miếu đường thần thánh làm phương tiện làm ăn! Nếu ai có lòng tham, trời cũng sẽ trả báo cho những gì con đã gây ra, như thế sẽ không còn được trọn vẹn.

Đối với những thị phi trong đạo trường, không nên truyền nhau, càng không nên gây sóng gió. Nuôi dưỡng một tấm lòng thông cảm bao dung nhân hậu. Nếu chúng ta đối xử với người khác như vậy, trời cũng sẽ đối đãi như thế với mình.

Những nỗi niềm và kỳ vọng của Lão Sư, lại không thể dặn dò thổ lộ hết được với những người đang dẫn dắt các con. Chỉ vì cái tâm của các con không hòa nguyện được với tâm của Lão Sư. Đừng cố chấp sự trôi đi của thời gian, không nên chán nản trước nghịch cảnh. Khi con Phật đại nguyện, lập đại chí cùng chung một lòng với Phật tổ thì nhất niệm có thể vượt thoát con đường sinh tử… Trước mắt có bao nhiêu người đã bị cuốn vào cái hố của đạo quyền, đạo thế, đạo danh mà bản thân không biết, thật đau lòng và đáng tiếc. Rốt cuộc người tu đạo cũng xem trọng hình tượng không tự mình nhìn lại mình, ta còn có thể nói gì hơn?

Không nên nhìn những hạnh phúc và an lạc trước mắt, những cái mà đã có được mà cảm thấy mãn nguyện, nên biết ơn môi trường tu đạo hiện giờ mình đang có. Dù cho là những thử thách trong nghịch cảnh, cũng đã tốt hơn nhiều so với những chúng sinh trong địa ngục,.Thế thì không có gì phải oán trách đau lòng, cũng không nên kiêu ngạo tự mãn.Thị phi đúng sai trời cao sẽ biết phân định công minh, không cần tranh luận, để tránh gây ra sự chia rẽ trong đạo.Trăm nghìn con suối nhánh sông, đều chảy về cùng một nguồn. Chỉ cần chân tu, tuy con người không thấy nhưng trời cao chắc chắn sẽ không phụ. Đối với bản thân phải nghiêm giữ giới luật, khoan dung với người khác. Luôn giữ một tâm niệm khoan dung tha thứ, với những đạo thân biết hối lỗi luôn mở ra một con đường rộng để họ quay về. Nếu trong quá trình tu, không có nhiều thử thách và sự cản trở trong nhân sự, thì làm sao nuôi dưỡng hậu đức và đề cao tâm tính? không sinh ra sự oán trách, phiền não trong nghịch cảnh, như thế sẽ tạo ra sự trầm luân. Trân trọng mỗi một thử thách có thể thành tựu chính mình, tôn trọng mỗi một sự phê bình và cách nhìn của chúng sinh. Cũng nên học cách tiếp nhận sự chỉ điểm và oán trách của người khác, tất cả đều dùng một tấm lòng dung nạp hoan hỉ để tiếp nhận. Lão Sư sẽ chúc phúc cho các con, như thế không những xây dựng được một nhân cách cá nhân hoàn mỹ, mà còn dựng nên một đạo trường an lành hòa thuận.

4. Đọc và học hỏi giáo lý, kinh, sách.

Nên đọc nhiều sách và kinh sách của thánh hiền; trong lúc ôn lại cái cũ, biết thêm cái mới mà hiểu được diệu lý nhất dĩ quán chi, hiểu được cái khổ tâm giáo hóa của thánh hiền. Nói theo cổ thánh kinh huấn, noi theo gương tốt của thánh hiền, tuân theo quy tắc kĩ cương, kính ngưỡng cái đức của người trước mà tinh tiến bản thân.

Tôn kính Tiên Phật nhưng không quá chú trọng hình tượng.

Luôn giữ lòng tu đạo chân thành, bất luận hoàn cảnh bên trong hay bên ngoài thuận lợi hay nghịch cảnh. Công tư phân minh, không được lấy chúng sinh làm lợi cho bản thân mình. Không nên chỉ biết bàn tán thị phi của kẻ khác, nên nhìn vào cái ưu điểm của họ, nhờ vào đó để hiểu ra cái đẹp và trong sáng của nhân tính, như thế mới là trí tuệ bao la. Một nhân tài trung thực, một người tu đạo biết bổn phận, đó mới là người trời cao yêu quý nhất.

Tâm sân hận, phân biệt không thể hành đạo tốt được.

Thầy hỏi: Tu đạo càng tu có càng mệt hay không? Càng tu càng nặng nề không? Đây là một vấn đề đấy! Tại sao vậy? Bởi vì các đồ nhi không có tâm thôi! Tâm đồ nhi không còn biết tự kiểm điểm và phản tỉnh, mà lại không ngưng tính toán giữa người với ta, phân biệt đối đãi, kiêu ngạo, sân hận đố kỵ, không ngừng bị xoay chuyển giữa người với ta, không ngừng va chạm, cọ sát đến nổi giận. Tu đạo như thế thì sao có thể càng tu càng vui vẻ đây? Đồ nhi đều là nói một đàng làm một nẻo, ngôn hành bất nhất, trước sau không như nhau! Chẳng trách:

Một chút “hàm dưỡng” cũng không có!

Một chút “khiêm cung” cũng không có!

Một chút “trưởng thành” cũng không có!

Một chút “rộng lượng” cũng không có!

Tất cả đều không trưởng thành! Đồ nhi dựa vào đâu thay Thầy gánh vác, chia sẻ ưu sầu, chia sẻ gánh nặng? Và dựa vào đâu giúp hàng ngàn hàng vạn người giải thoát khổ hải mênh mông?

5. Công đức con có gì?

Những người tu đạo ở trần gian, đối với sự được mất của công đức, danh tiếng và hình tướng bên ngoài đã quá chú trọng, không thể xem nhẹ nó. Vì thế, hễ mỗi khi tạo nên được một đạo vụ, cũng là lúc nảy sinh vô số quấy nhiễu và tạo ra rất nhiều nhân quả.

Nghiêm khắc mà nói, những khổ tâm mà người tu đạo đã bỏ ra suốt quá trình tu hành, chẳng thể gọi là công đức? Dù cho có một ít công đức, nghĩ lại, các con có phải trả lại cho nhân quả nợ nghiệp hay không, có phải hồi hướng cho ân đức của cha mẹ tổ tiên hay không, có phải bảo bình an phùng hung hóa cát, có cần phải để lại một ít vốn để về trời gặp Lão Mẫu hay không. Trừ đi những tội lỗi sai sót các con đã phạm trong ngày thường, các con còn dám tự hào xưng rằng mình có công đức hay không?

Thế mới biết người tu đạo rất cần rèn luyện cái tâm chí thuần, chí thành, chí chân, và chịu cực chịu khổ không oán than. Quan trọng hơn là luôn đối đãi tốt với những chúng sinh chưa độ, chưa ngộ. Cổ nhân dạy:

Nếu muốn chứng vô thượng Phật đạo, trước tiên phải làm trâu bò cho chúng sinh”. Người tu đạo phải có tinh thần để chúng sinh đạp lên trên đôi vai của mình mà thành đạo.

6. Vượt qua vòng danh lợi thế tục

Người tu đạo có thể vượt qua vòng danh lợi trên thế tục đã không dễ dàng, đừng để mình rơi vào một vòng luẩn quẩn khác. Sự thành lập đoàn thể danh tiếng bên ngoài chỉ có tính công việc, thật ra cũng chỉ để thích nghi hoàn cảnh nhân duyên mà thôi.Chỉ cần ủy thác người khác chuyên phụ trách phối hợp thúc đẩy là được, là một tiền hiền cũ, không nhất định phải có danh vị. Cũng nên biết sự quýbáu của Thiên Đạo phổ độ, vẫn âm thầm chọn lựa những người hiền lương. Cái đức của người quân tử sẽ dần được biểu hiện, đừng chú ý đến việc tuyên truyền trên những phương tiện truyền thông, chỉ thấy cái tiếng tăm, chỉ nghe tiếng vỗ tay khen ngợi, mà đánh mất đi cái sự rộng lượng và thụ mệnh trong lúc lâm nguy và ủy thác trọng trách trong tâm hoài.

“ Có tài vô đức dễ chiêu ma”.

Khổng Phu Tử cũng nói: “Như hữu Châu Công chi tài chi mỹ, sứ kêu thả lận, kỳ dư bất túc quán dã dĩ”. Ý nghĩa là: một người có tài năng giỏi như Châu Công, nhưng giả sử ông vướng vào thói “cậy tài khinh người, kiêu ngạo, tâm lượng hẹp hòi, tự tư tự lợi”, thì cho dù năng lực tài hoa của ông thế nào, cũng chẳng đáng đề cao đâu! Vì sao vậy? Vì về “căn bản” đã “thiếu đức” rồi! Phàm là người muốn tu đạo đều phải “thường xuyên bồi đức”, hàm dưỡng vẻ trong sáng của “thân, khẩu, ý” trong lúc đó. Đạo ở đâu?

- Vì sao “một câu nói”, có thể khiến chúng ta chán nản, nổi trận lôi đình?

- Vì sao “một sự việc”, có thể khiến chúng ta tâm sinh hoài nghi, oán hận, tức giận?

- Vì sao “một niệm ”, có thể khiến chúng ta thị phi điên đảo, cố chấp không thông?

Đó là vì tu đạo mà không thể hạ quyết tâm hết mình, tìm ra sai trái của mình.Phản tỉnh từng ly từng tí có dễ dàng hay không?Trong lúc chúng ta thừa nhận lỗi lầm thì tâm sẽ càng thanh. Chính vì chúng ta đều không thừa nhận đấy thôi! Tâm càng thanh thì có thể tìm thấy càng nhiều vấn đề của mình. Nhưng con vốn dĩ là thế!

Chúng ta lại làm sao cứ một mực nói rằng: “Đó là sai trái của người khác! Là vấn đề của người khác! Do người ta thiếu trách nhiệm! Do người ta bất cẩn! Do người ta không tu dưỡng! Do người khác hay can dự vào!”. Hoàn toàn vô can không liên quan với mình? Nếu có cách nghĩ như vậy, thì chính là đã khởi lên “tâm sân”: Không kiểm điểm chính mình, chỉ biết làm người khác chán nản, đó cũng gọi là “ngạo mạn, ngu muội”!

Các con còn không phản tỉnh chính mình, mà lại đổ tội cho người khác, thì tu đến khi nào mới có thể trở về đây?Thầy hỏi: “Công phu tu đạo” là cái gì? Là phản tỉnh. Và “căn bản của phản tỉnh” chính là “đừng dối gạt chính mình”. Gặp phải vấn đề, việc ứng phó đầu tiên là phải có “Trí tuệ”, chứ không phải tỏ thái độ hay sĩ diện; dùng “Trí tuệ đạo tâm” làm việc, thì sẽ không còn bị trầm luân trong nghiệp lực.

Chúng ta tu đạo là hy vọng có thể giảm bớt một số oan nghiệp của mình, nhưng xét xem “Thân Khẩu Ý” của bản thân có thật sự có thể tiêu oan giải nghiệp cho mình không? Hãy hành công lập đức, quảng kết thiện duyên nhiều, thì mới có thể giảm bớt số lần ác nghiệp phát sinh. Nhưng đồ nhi có thật sự “hành công lập đức” chưa? Nếu như chúng ta tu đạo vẫn cứ “chú tâm vào nhược điểm, thiếu sót của kẻ khác, chú tâm vào thị phi, hy vọng nhận được sự nhìn nhận của tiền hiền, được người khác khen ngợi, được người khác vỗ tay, được chức vụ trọng yếu, được người khác khẳng định…”. Phương hướng mục tiêu tu đạo như thế là sai lầm! đó là những lời nói một chút cũng không sai lệch. Cho dù con cả đời gần Phật đường thì cũng “khổ tử vô thành”. Về điều này các con phải thận trọng đấy!

7.Tự phụ, thích phô trương và chấp vào nhơn tình thế sự.

Bản thân giảng thì rất cao hứng, nhưng người khác nghe thì lại rất nhàm chán, đây là tại vì sao? Vì kiêu ngạo! Còn không thì khi làm sai việc gì, bèn nói dối để cho qua chuyện, đổ trách nhiệm cho người khác, tìm người làm bia đỡ đạn? Còn không thì phân rạch ròi, anh là anh, tôi là tôi, tâm phân biệt và đối đãi như vậy e rằng quá nặng rồi. Chúng ta đều là con cùng một Mẹ, trò cùng một Thầy, hậu học cùng một Tiền Nhân, có gì phải phân chia? Có gì đâu phải tính toán? Cho nên chúng ta tu đạo phải “xem trọng bản thân” mà không phải “phô trương”; phải tự tin mà không kiêu căng tự phụ; phải khiêm cung hàm dưỡng, mà không làm bộ làm tịch; phải tinh tấn đốc thúc bản thân, mà không nhu nhược buông xuôi bản thân. Nếu như tu đạo có thể “lạc thiên tri mệnh” thì sẽ vui với đạo mà không chán. Càng tu càng mệt mỏi, càng tu càng bất lực, càng tu càng phí sức, vấn đề cơ bản là xuất phát từ ai? Từ bản thân. Bởi vì không thể nhận Tính là Ta, nhận lý là thật, xem cái giả thành cái thật rồi.

Việc gì đáng phải đối mặt thì hãy dũng khí mà đối mặt. Chỉ có dũng khí thì chưa đủ, còn phải có lòng từ bi, trí tuệ mới có thể khắc phục được quan ải, hoàn thiện mỗi một nhân duyên không tốt. Muốn một kiếp tu một kiếp thành thì phải nỗ lực cố gắng. Không có quyết tâm cao độ, không có chí hướng lớn, đại trí, đại nhân, đại dũng thì làm sao có thể sống chết một phen cho đáng kiếp này đây?

Có câu nói: “Vạn duyên nhất sanh, nghiệp duyên hội tụ”. Phải biết rằng tại sao người đời bị đọa vào lục đạo luân hồi vĩnh viễn? Đó là do tình đời, tình thân, tình cảm quá sâu nặng, không cách nào tự giải thoát. Thánh nhân nói: “Luyện thấu tình đời mới là tu hành”. Là ý gì đây? Chính là thân ở hồng trần, mỗi ngày tiếp xúc đều là việc phàm… Nếu người tu đạo có thể trong trần duyên nhìn xuống mà buông xuống được, tiến thêm một bước nữa là mượn cảnh luyện tâm, mượn phàm tu thánh, tu đến thay da đổi cốt, nhất trần bất nhiễm, đó chính là “tu hành”.“Đạo tâm” chân chánh là không chấp chướng “nhân tình”, không phải vì những biến đổi cuộc đời mà dao động.Phải biết rằng, trên đời không có sự việc gì mà khó dứt bỏ, vấn đề là có thể xem nhẹ được không. Người tu đạo chúng ta thanh tâm quả dục, thì làm sao có phiền não? Làm sao mà sửa không được, buông không xuống? Tu đạo không có “tốt nhất” mà chỉ có “tốt hơn”! Tại vì tốt thì càng phải tốt hơn! Giỏi, càng phải giỏi hơn! Nếu như vì thế mà tự mãn, dậm chân tại chỗ, thì tâm lúc đó “không tiến tức lùi! Tu đạo không nên so sánh với người khác, thắng người khác nhưng thua chính mình, đây không phải là người tu đạo thật sự. Tu đạo là phải khắc phục chướng ngại, đột phá bản thân, chiến thắng bản thân lần này đến lần khác, mới có thể thật sự thể ngộ được niềm vui từ sự trưởng thành của chính mình và niềm tự hào thành tựu nâng lên một tầm cao mới.

8.Tu tâm, tu tâm gì? Tu “tâm đơn giản” không nhiễm trược.

Các con tu đạo có phải sửa đổi thói hư tât xấu, trừ bỏ tính nóng nảy hay không? Tu tâm, là tu trở về “xích tử chi tâm”.Trong hoàn cảnh phức tạp, duy trì “tâm đơn giản”.Thế nào gọi là “tâm đơn giản”? Chính là trên gương mặt của chúng ta, chưa bao giờ có một chút để bụng. Nếu như con tu đạo tu đến như vậy, mới xem như có được một chút công phu đấy!

- Làm sao có thể “không nóng giận”?

Phải biết sám hối, cảm ân, thường tồn tâm hoan hỷ.

- Làm sao có thể “không để bụng”?

Tâm lương rộng lớn, biết bao dung, tha thứ.

Lúc đó tự hỏi bản thân mình xem: “Có thường xuyên nóng giận không? Có phải trong tâm lúc nào cũng có ý niệm trong đầu để bụng?”. Đó chính là tu đạo vẫn chưa “đạt yêu cầu”!Sao vẫn chưa quyết tâm sửa đổi chính mình, vậy còn phải đợi đến khi nào đây?

Tận tâm, tận điều gì? Tận hết mình- phước huệ song tu

Chúng ta tu đạo “tận tâm” là vì điều gì?Chiến thắng người khác? Hay là muốn chứng tỏ năng lực của mình? Đâu đâu cũng đối đầu với mọi người?Trong tâm vẫn còn phân biệt? Làm việc còn so đo tính toán?

Cho nên phải nhẫn nhịn những điều người khác không thể nhẫn nhịn, làm những điều người khác không làm được; cho nên phải chịu khổ liễu khổ, chịu oan ức, càng không nên oán trời trách người. Con phải biết rằng: Chịu cực mà không chịu được oan ức đó là vô đức, chịu oan ức mà không chịu được cực thì vô công.

Thường xuyên cảnh tỉnh bản thân, Thầy không hy vọng các đồ nhi tu đến phút cuối cùng mà chỉ có bốn chữ “vô công vô đức”.

9. Bàn Đạo, bàn điều gì? Bàn tu thân khẩu ý

Các con phải đi phát hiện những tập tính của mình có, đây là cơ duyên tốt đẹp nhất để thật sự tu đạo đó! Khi tâm trạng không tốt, cảm nhận “nhân tâm” trỗi dậy, phải mau chóng hàng phục nó lại. Phát hiện bản thân: một khi buồn bực liền phản tỉnh! Một khi tính toán liền phản tỉnh! Một khi chấp chước liền phản tỉnh! Một khi đối đãi liền phản tỉnh! Một khi cho mình là đúng liền phản tỉnh! Phản tỉnh chính mình để thay đổi bản thân, một khi thay đổi thì sẽ lĩnh hội được! Tu đạo như thế mới có được hữu hiệu!Có như thế mới có thể thật sự dẫn dắt bản thân bước lên “con đường giải thoát”. Cho nên nhìn lại bản thân có thật sự đi trên con đường giải thoát không? Không cần phải trả lời cho Thầy, trong lòng các con tự hiểu.

10. Độ người, độ gì đây? lấy thân hiển Đạo.

Chúng ta chỉ độ người nhưng không độ bản thân.Tu đạo không phải chỉ là ngày ngày nghe đạo lý, mà là trong giây phút lắng nghe, phải khắc sâu vào tâm của mình, đồng thời phải thực hành trong cuộc sống hằng ngày. Độ hóa chúng sanh, có hồi quang phản chiếu không? Có thật sự thuận theo Đạo mà độ hoá chúng sanh trong nội tại của mình không? Tất cả các con đều là nhân tài của Ơn Trên; nhưng mà, muốn thành tài, thì cần phải “lấy thân hiển Đạo” đấy!

Trời không ngôn, đất không ngữ, hành vi lời nói của người tu đạo nếu có thể được mọi người chấp nhận, người khác sẽ nói: “Đạo này rất tốt”! Không cần con nói nhiều, tự nhiên người khác sẽ tu theo con. Vậy nếu các con không làm tốt thì sao đây? Đạo, siêu vượt ngôn ngữ, quan trọng nhất là làm thế nào “bồi đức”. Phải “lấy đức phục người, lấy đức cảm hóa người, lấy đức để báo oán”, quan trọng nhất là “lấy đức báo ân”. Chiếu theo “tu hành chân chánh” mà làm, đừng quên rằng “tu hành chơn chánh, vạn giáo quy nhất”.

Biết mà không học, là “Vô duyên”; học mà không hành, là “Vô phận”.

Phải biết rằng: Đời người không có muôn ngàn “khó khăn”, thì không cách nào biểu hiện ra “chiều sâu”! không có những “đả kích”, thì không có cách nào có được “chiều rộng”! Từ đây biết được rằng, khó khăn là thử thách của ý chí.Trong lúc khó khăn, mới giúp con người sản sinh trí tuệ; và một người có thể chịu đựng sự khó khăn đả kích, nhưng vẫn có thể nhẫn chịu sương gió, mới thể hiện được sự bền bỉ và kiên nhẫn của họ.Tấm gương tu hành tốt nhất, là ai đây? Tấm gương tu hành tốt nhất, chính là Tiền Nhân của các con. Vậy các con hãy xét lại lương tâm của mình, nhớ lại những năm gần đây, trong quá trình tu đạo, tại sao trách nhiệm của các con gánh vác không nỗi?

Hãy nhớ: trước mắt “Chân lý” là không có hai chữ “Lý do”! Trước mắt “Thánh Phật”, không có hai chữ “Khó khăn”!.

Chúng ta phải hợp lại thành một thể, đó mới là người có trí tuệ. Đoàn kết thì không có việc nào không thể làm được.

Tại sao trong đạo luôn có nhiều “vấn đề thị phi”? Bởi vì mỗi người đều cho rằng cách nghĩ cách làm của mình đều là đúng! Chủ kiến quá nặng, ý kiến quá nhiều, không chịu phục tùng, không có ý thức đoàn thể, không nghĩ đến đại thể.

Nếu như hôm nay con là Phật, phương thức xử lý của Phật là như thế nào? Các con phải suy nghĩ cẩn thận, không chỉ dùng pháp đối đãi thể gian, vì nhục thân này sẽ dẫn dắt thói hư tật xấu của các con để làm việc. Các đồ nhi dùng lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) để xử lý sự tình, thấy sự việc gì, nghe sự việc gì, đều là dùng suy nghĩ của tự ngã để phán đoán đúng sai, vì vậy phàm sự cần phải nghe nhiều ý kiến, tham khảo ý kiến của người khác, vì mỗi một người đều có một sở trường.

11. Giới sát, trường chay.

Thầy thấy các đồ nhi lập chí thanh khẩu (ăn chay trường), trong lòng thầy không kìm nổi niềm hân hoan vui sướng. Thầy không cần bất kì sự cúng dường nào của con, chỉ hy vọng các con thật tốt tu đạo, như vậy lòng thầy cũng mãn nguyện rồi, đây cũng là sự cúng dường lớn nhất đối với thầy. Các con phàm trần mắt thịt, không biết sát sinh ăn thịt rất đáng sợ, bên ngoài tầng tầng lớp lớp oan nghiệt muốn tìm các con, chờ cơ hội mà tấn công, các con nói Lão sư không khẩn trương sao? Các con đều là đồ nhi của thầy, ta làm sao nhẫn tâm để con bị thương. Nhưng thấy bộ dạng sát sinh ăn thịt của các con, những oan nghiệt đó của các con, các con muốn thầy làm sao có thể giải hòa giúp các con? Phương pháp tốt nhất để thầy có thể hòa giải với oan nghiệt của các con, là các con hãy giới sát, ăn chay. Oan nghiệt nhiều đời nhiều kiếp của các con sẽ không ngừng tới quấy nhiễu các con. Thức ăn mặn chứa độc tố rất nhiều, oan nghiệt quá nặng thầy kéo không nổi. Công đức là điều kiện tất yếu để thành Thánh thành Hiền, có câu nói: trên trời không có vị Thần nào chẳng có công đức, tại nhân gian không có vị Thánh nào không Trung Hiếu. Thánh Hiền cổ xưa đều là dựa vào lập đức có lợi cho người ta để làm việc, lập đức là có thể tiêu oan nghiệt. Nếu không đi xoá món nợ oan nghiệt, sẽ chuốc lấy ma khảo, cho nên nói: “Nếu không có đức vô thượng thì đạo vô thượng không thể thấy được”.

12. Suy thoái thật sự không phải lúc tóc bạc và nếp nhăn, mà là lúc ngưng học tập và phấn đấu.

Con cho bản thân mình thế nào thì sẽ trở thành người như thế nấy.

Các con đều là những người may mắn nhất; lúc các con chịu khổ, Ơn Trên đều âm thầm xoay chuyển, âm thầm đánh thức, thậm chí giờ giờ phút phút không quên quan tâm các con.Không thể chỉ nghĩ đến đau, phải nghĩ rằng: “Tại sao hòn đá lại đụng phải tay mình?”, đừng cứ yêu cầu người khác phải phối hợp với mình, mà nên yêu cầu chính mình. Tại sao con không thể hòa hợp với họ? Nếu như cứ yêu cầu người khác phối hợp với mình, thì thế giới này được ngày hòa bình hay không? Tiểu đồng còn chưa được, nói chi đến lý tưởng về một thế giới đại đồng đây!.

Đây là câu nói rất quan trọng, con phải ghi lòng tạc dạ.

Khổng Phu Tử đã từng nói: “Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân” tức là quân tử yêu cầu bản thân, tiểu nhân thì yêu cầu người khác. Các con là dạng người nào?

Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư có nói: “Thường tự kiến kỷ quá, dữ Đạo tức tương đương” tức là thường thấy cái sai của mình, tức là gần với Đạo. Các con hiện nay phải chăng đang làm trái ngược? Hãy mau quay đầu là bờ.

Việc khó khăn, là muốn thử nghiệm trí tuệ của con.

Chớ nên phân tâm, thần trí không rõ ràng, sai một li đi một dặm, quay đầu lại đã trăm tuổi, đến lúc đó có hối hận cũng đã không kịp nữa rồi…

13. Kỳ đại khảo đang xảy ra.

Trong đạo sẽ có nhiều thay đổi ở tương lai, vẫn kiên trì giữ vững sứ mệnh và trách nhiệm của chúng mình. Kỳ đại khảo này đang hiện ngay trước mắt, sẽ diễn ra sự phân ranh rõ rệt trong quá trình đào thải! Thế cục, đạo cục, nhân cục đều đang thay đổi, Lão Sư cũng không thể cân bằng được.

Người tu đạo trước khi liễu đạo, tuyệt không thể có lòng tham vọng tưởng, hoặc khẳng định công đức thành tựu của chính mình, sai một ý niệm lập tức sẽ sa vào vòng ma đạo.

Trân trọng tâm niệm trong mỗi phút mỗi giây, hộ trì điểm linh quang của sinh mệnh này. Thiên thời trong giờ phút này vô cùng nguy cấp, chúng sinh đang sống trong đại tai nạn, sao có thể không cố gắng nắm bắt thời gian để tận tâm tu hành! Làm sao còn thời gian để phê bình những thị phi trong các mối quan hệ con người với nhau? Các con còn bao nhiêu thời gian để lãng phí nữa đây!

Thiên thời đã không còn cho phép các con chậm chạp trì hoãn nữa, đã là lúc nên tinh tiến, không phụ ân đức trợ hóa và chờ đợi của chư Phật.

Cũng trân trọng những nhân duyên trời cao đã ban tặng, tận tâm tu hành, đừng phụ bỏ lần gặp gỡ đặc biệt sáu vạn năm mới được một lần này. Chư Phật, Bồ tát và chúng sinh của tam giới thập phương, cũng hân hạnh cho nhân duyên phổ độ Di Lặc ứng vận lần này. Mạc hậu rồi, tất cả chân ngụy thiện ác và tốt xấu, dần dần hiện rõ.

Ngay lúc này quả đất đã khô cằn và nhiều lỗ thủng, nếu không hết sức tu sửa và chỉnh trị, thì quả tinh cầu đẹp đẽ này, sẽ bị hao mòn và hủy diệt trong tay của các con. Tiên Phật ở các phương pháp giới đều đang lo lắng cho các con. Ngoài việc làm những công tác bảo vệ môi trường thuộc về đạo đức trong tâm linh, còn phải thật sự hỗ trợ và tham gia những hoạt động bảo vệ môi trường. Sự mở rộng và tạo dựng đạo vụ một nửa nhờ vào sức người một nửa do trời cao, thành khẩn cảm động lòng trời, khi nhân duyên chín muồi tự nhiên sẽ có được thành công.

SÁCH THAM KHO

ĐỨC HỘ PHÁP QUY THIÊN NGUYỄN VĂN HẢO

TỰ ĐIỂN CAO ĐÀI NGUYỄN VĂN HỒNG& CỘNG SỰ

TẾ ĐIÊN HÒA THƯỢNG CƯ SĨ KHÁNH VÂN

CHÂN THÀNH TRI ÂN QUÝ TÁC GIẢ

Top of Page

HOME

Từ khóa » Hình ảnh Thầy Tế Công