Đền ông Hoàng Mười - điểm đến Không Thể Bỏ Qua Khi đến Thăm Xứ ...

  • Thứ năm, 26/12/2024 | 2:37:07 Chiều

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp đến thăm đền Ông Hoàng Mười tọa lạc trên vùng "đắc địa” sơn thủy hữu tình, không khí trong lành, tĩnh lặng ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Chị Trần Thị Lan, phường Dân Chủ (TP Hoà Bình) cho biết: Năm nào cũng vậy, chị cùng các chị, em trên địa bàn đều đến đền Ông Hoàng Mười để cầu tài, lộc, đặc biệt là cầu công danh, sự nghiệp thắng tiến, cầu cho con cái khoẻ mạnh, bình an, học hành tiến tới, đỗ đạt khoa cử...

Đền Ông Hoàng Mười, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) thu hút người dân trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, chiêm bái. Tìm hiểu được biết: Xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê, với diện tích trên 1ha, đền Ông Hoàng Mười mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn. Công trình được chạm trổ công phu, các chi tiết long, lân, quy, phụng được chạm khắc sinh động, phản ánh được tư duy sáng tạo, sự tài hoa của nghệ nhân xứ Nghệ. Đây là một công trình văn hóa tâm linh có quy mô bề thế, với nhiều công trình kiến trúc có giá trị, đúng với quy mô truyền thống; gồm có tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cô, lầu cậu, tòa hạ điện, trung điện, thượng điện, khu vực miếu mộ... Trong đền còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật quý, đặc biệt là 21 đạo sắc, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao. Theo người dân nơi đây kể lại, ông Hoàng Mười là nhân vật huyền thoại, được giáng trần để giúp đời. Người dân xứ Nghệ cũng lưu truyền các truyền thuyết về lai lịch, thân thế, sự nghiệp của ông Hoàng Mười với những nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam. Có người cho rằng ông Hoàng Mười là con của Vua cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh thiên đình, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước. Ông Hoàng Mười theo đó cũng là một "Đức Thánh Minh” trong hàng các ông quan Hoàng của tín ngưỡng Đạo Mẫu. Nhưng dẫu sao đó cũng là truyền thuyết. Gắn với cuộc sống đời thường, các nhà nghiên cứu và dân gian vẫn cho rằng, ông Hoàng Mười chính là sự "Thánh hóa” một nhân vật anh hùng có thực trong đời sống cộng đồng. Về điều này, có nhiều dị bản khác nhau về thân thế của Ngài. Là đức thánh nổi tiếng linh thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu nên ông Hoàng Mười được người dân ngưỡng mộ, đền thờ được dựng ở nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An là điện thờ chính, còn những nơi khác chỉ là phối thờ. Tại ngôi đền này, ngoài thờ chính là ông Hoàng Mười, còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ, mà người đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ngôi đền cũng là một địa điểm hấp dẫn để mọi người có thể khám phá những nét văn hóa đặc sắc gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu - một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận. Năm 2002, đền Ông Hoàng Mười được tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa. Được xem là một trong sáu ngôi đền thiêng lớn nhất Nghệ An, mỗi năm, đền đón hàng vạn người dân xứ Nghệ và du khách thập phương đến chiêm bái. Trong đó, nhộn nhịp nhất là 2 kỳ lễ hội lớn: Lễ hội khai điểm vào rằm tháng 3 (âm lịch) và Lễ hội giỗ ông Hoàng Mười từ ngày 8 - 11/10 (âm lịch). Trong đó, giỗ ông Hoàng Mười được coi là mùa tạ lễ quan trọng nhất. Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An cũng là một trong những nơi diễn ra Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm… Trong những năm qua, đền được quan tâm đầu tư tôn tạo nên diện mạo ngày càng khang trang, phục vụ tốt hơn đời sống văn hóa tâm linh của Nhân dân. Nhất là vào mùa lễ hội, chính quyền tỉnh Nghệ An và huyện Hưng Nguyên đều chuẩn bị chu đáo. Khi diễn ra, phần lễ được tổ chức trang trọng, linh thiêng với đầy đủ các nội dung như: Lễ Khai quang, Yết cáo, Lễ rước, Đại tế, Lễ tạ. Phần hội luôn được đổi mới với nhiều hoạt động thể thao hấp dẫn, sôi nổi, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân cùng du khách, như: Đua thuyền, bóng chuyền nam, nữ và các trò chơi dân gian… Năm 2019, lễ hội đền Ông Hoàng Mười được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Linh Trang

Công bố cây di sản Việt Nam cho 5 cây chò xanh tại huyện Đà Bắc Khai mạc Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hoà Bình năm 2022 Phát động cuộc thi sáng tạo trên không gian mạng và Ngày hội đọc sách năm 2022 Di tích Nhà tù Hoà Bình - gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử

Tôn vinh sách, cổ vũ văn hóa đọc phát triển

Nhiều hoạt động sôi nổi, sáng tạo trong chuỗi sự kiện của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất đang diễn ra mang lại niềm tin về sự khởi sắc của các đơn vị xuất bản, phát hành cũng như sự phát triển văn hóa đọc.

Xã Vĩnh Tiến: Điểm sáng phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng

(HBĐT) - Nói đến phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng của huyện Kim Bôi không thể không nhắc đến điểm sáng xã Vĩnh Tiến. Nơi đây có những hạt nhân tiêu biểu và nhiều năm liền giữ phong trào ở tốp đầu các đơn vị.

Công bố nghệ thuật hát Aday là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 19/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang tổ chức Tổng kết Liên hoan nghệ thuật các dân tộc năm 2022 và công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian hát Aday của người Khmer xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ.

Huyện Cao Phong hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022

 (HBĐT) - Ngày 19/4, Phòng Dân tộc - UBND huyện Cao Phong phối hợp với trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Cao Phong và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức buổi giao lưu văn hóa đọc nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Đây là hoạt động trọng tâm nhằm hưởng ứng Ngày hội đọc sách, góp phần tôn vinh những giá trị tốt đẹp của sách và văn hóa đọc trong học đường cũng như trong cộng đồng.

TP Hòa Bình: Tiếp nhận 600 triệu đồng ủng hộ xây dựng, cải tạo, nâng cấp mở rộng nhà văn hóa xóm, tổ dân phố

(HBĐT) - Ngày 18/4, UBND TP Hòa Bình tổ chức tiếp nhận ủng hộ của 2 doanh nghiệp trên địa bàn để triển khai xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng nhà văn hóa, xóm, tổ dân phố. Theo đó, Công ty TNHH Khải Hưng - sân golf Vân Long phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình ủng hộ 500 triệu đồng, Công ty CP đầu tư phát triển HTV Quốc tế ủng hộ 100 triệu đồng.

Văn hóa là hồn cốt của dân tộc

Trong bài "Quyết tâm chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc… Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
Chọn 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 Chọn Tháng Một Tháng HaiTháng BaTháng TưTháng NămTháng SáuTháng BảyTháng TámTháng ChínTháng MườiTháng Mười MộtTháng Mười Hai

Từ khóa » đền ông 10 Nghệ An Có Mở Cửa Không