Đèn Pha Xe Máy Hay Bị Cháy Và Cách Khắc Phục Tại Nhà - OKXE

Quả thực, việc đèn pha xe máy hay bị cháy lại gây ra không ít phiền phức cho người lái. Nhất là khi bạn đang di chuyển vào ban đêm tại những đoạn đường không có nhiều ánh đèn. Nếu bạn đã hoặc đang rơi vào tình trạng đèn pha xe máy hay bị cháy liên tục dù đã sửa, đã thay bóng mới. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết siêu hữu ích này nhé.

Trong bài viết này, OKXE sẽ giải thích đến bạn chi tiết các nguyên nhân khiến đèn pha xe máy hay bị cháy. Đi cùng đó là những cách có thể tự khắc phục tại nhà để bạn tham khảo. Cùng xem đó là gì nhé. 

Nguyên nhân khiến đèn pha xe máy hay bị cháy và cách khắc phục

Do cục sạc ắc quy

Cục sạc là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến đèn pha xe máy bị cháy liên tục

Một trong những nguyên nhân khiến đèn pha xe máy của bạn hay bị cháy, cho dù đã… chịu khó thay bóng đèn liên tục. Và lý do đó không bắt nguồn từ bóng đèn, mà đến từ chính cục sạc. 

Thông thường, bình ắc quy có mức năng lượng là 12V, và cục sạc được sử dụng là 6V. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà người dùng muốn nguồn điện của xe mạnh hơn nên thay thế bằng củ sạc 12V. Điều này dẫn đến tình trạng điện áp cao, không tương thích với các thông số kỹ thuật của xe. Và khi rồ ga mạnh, bóng đèn sẽ bị cháy. Trường hợp cũng có thể xảy đến với cả những bóng đèn công suất lớn.  

Do vậy, nếu thấy tình trạng bóng bị cháy liên tục, bạn hãy thử kiểm tra lại cục sạc xem sao nhé.

Do nối nhầm đầu dây điện

Mặc dù nối nhầm đầu dây trong quá trình thay mới bình ắc quy, nhưng xe vẫn có thể hoạt động bình thường. Đó cũng là lý do, khi xảy ra tình trạng đèn xe máy hay bị cháy, nhiều bạn không nghĩ tới nguyên nhân lại xuất phát trong quá trình nồi nhầm dây ắc quy. 

Và bạn biết đó, hậu quả dẫn tới chính là việc khi bạn lên ga, điện áp cũng sẽ tăng cao và đèn pha xe máy sáng lóe lên rồi cuối cùng là tắt ngấm. 

Bạn hãy đảm bảo các đầu dây ắc quy được nối đúng vị trí nhé.

Bình ắc quy thường có 2 màu: màu đỏ để nối vào cực dương và màu đen để nối vào cực âm. Bạn hãy kiểm tra lại đầu dây điện để kiểm tra xem dây có được nối đúng vị trí không nhé. 

Đầu nối bị hở

Đây là tình trạng thường xảy ra đối với những loại xe máy đã cũ. Vậy nên, việc dây nối bóng đèn bị hở có thể khiến đèn pha xe máy bị chập chờn và thậm chí là bị cháy. 

Mối nối dây điện bị hở cũng khiến đèn xe máy lúc sáng, lúc không.

Về trường hợp này, bạn có thể nguyên nhân đến từ những lý do sau:

  • Phần dây điện màu vàng được nối với cục sạc và giắc cắm bị tuột hoặc bị đứt. Khi đó, nguồn định không được truyền ổn định dẫn đến việc bóng đèn lúc sáng, lúc không. 
  • Phần dây màu trắng bị tuột khiến điện áp ở dây vàng bị tăng. Từ đó khiến đèn pha xe máy bị cháy.
  • Các mối nối có bị gỉ sét cũng là nguyên nhân khiến nguồn điện không ổn định. 

Như vậy, dù ở lý do nào, bạn cũng nên kiểm tra kỹ lưỡng và sử dụng các thiết bị điện tương thích với hiệu năng của xe. Đồng thời, cũng nên vệ sinh xe thtường xuyên để tránh những tình trạng hỏng hóc không đáng có.  

Thay đèn pha xe máy hết bao nhiêu tiền

Nếu xe của bạn sử dụng bóng đèn LED, mức giá sẽ giao động tùy thuộc vào thương hiệu bạn chọn. Với loại rẻ, giá giao động từ 300 – 400 ngàn đồng. Còn mức giá tầm trung sẽ rơi vào khoảng 700 – 800 ngàn. Với loại bóng đèn LED tốt, mức giá có thể lên tới 1,2 – 1,3 triệu tùy loại.  

Còn đối với đèn pha dạng dây tóc, mức giá sẽ mềm hơn rất nhiều. Bạn chỉ mất khoảng vài chục ngàn chỉ để thay mới đèn pha xe máy mà thôi. Bù lại, độ bền và khả năng chiếu sáng của đèn halogen sẽ không thể nào bằng được đèn LED hiện đại. 

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến tình trạng đèn pha xe máy hay bị cháy. Nếu bạn đang gặp phải trường hợp này. Vậy hãy kiểm tra lại những nguyên nhân như bài viết đã đề cập xem sao nhé.

Từ khóa » Sửa đèn Pha Led Xe Máy