Đến Sơn Đồng Xem Lễ Hội Giằng Bông - Du Lịch Khát Vọng Việt
Có thể bạn quan tâm
Giằng Bông xưa nay nổi tiếng với hình ảnh trai làng tranh nhau đoạt được cây bông. Đây là 1 trong những lễ hội đặc biệt của Hà Nội.
Vào ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại diễn ra lễ hội Giằng Bông. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức ngay sau Tết nguyên đán, trước khi những ngày mùa diễn ra để cầu chúc những điều may mắn và tốt đẹp nhất cho năm mới.
Tương truyền những ai đoạt được cây bông sẽ là niềm tự hào của làng xóm, gia đình. Do vậy thanh niên trong làng ai nấy đều quyết liệt đạt bằng được ý muốn. Sự tích này gắn liền với thời Hai Bà Trưng những năm 40 sau công nguyên, ai cướp được cây bông (hoặc chạm vào) sẽ sinh quý tử.
Theo truyền thuyết, đây là lễ hội để tìm ra 1 người khỏe mạnh và mưu trí nhất làm thống lĩnh xông pha trận mạc
Nhưng cũng có truyền thuyết rằng lễ hội Giằng Bông xuất hiện vào những năm 40 SCN, sau khi Hai Bà Trưng tự vẫn trên dòng sông Hát, nhân dân trong làng đã lập đình thờ. Hiện nay trong đình làng vẫn còn lưu giữ yếm thắm, áo đào. Hai bên thanh phong có hai hình phượng hoàng, lúa và binh khí.
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Trưởng công an xã Sơn Đồng thừa nhận có chuyện xô xát ẩu đả trong lễ hội vì nhiều thanh niên sử dụng rượu bia trước khi tham gia lễ hội, tuy nhiên không để lại hậu quả nghiêm trọng, không có thương tích nặng.
Chiều qua, 6.3, Công an xã Sơn Đồng đã triệu tập Nguyễn Trung Thành (30 tuổi, xóm Dô, xã Sơn Đông, huyện Hoài Đức) để răn đe, nhắc nhở khi thanh niên này có biểu hiện chống lại lực lượng công an trong lúc can ngăn đám đông ẩu đả lẫn nhau.
Cây tre sau khi được chọn sẽ chặt ra cắt lấy một đoạn, đếm ra đủ 5 đốt thuộc cung ngũ phúc rồi vót bông trắng tinh, cuốn xù từng gióng sau đó lấy giấy gắn lại và thêm tua cho đẹp. Người phụ trách việc vót bông cũng chính là người được làng cử ra đi chọn tre trước đó.
Sáng ngày mùng 4, một đoàn đầy đủ gồm 4 ông chủ tế, Ban Khánh Tiết và các bô lão trong làng sẽ đến nhà người vót bông cùng một cơi trầu làm lễ tạ gia tiên để xin cây bông rồi long trọng rước ra đình làng. Đi cùng với đó là đồ lễ đã được chuẩn bị sẵn bao gồm bánh dày và bánh cuốn nhân đậu xanh xếp thành từng cặp. Riêng vào những ngày hội chính sẽ có thêm 2 con trâu nướng được dâng lên hai bên cánh tả, hữu của sân đình. Tương truyền đây chính là các món mà Hai Bà Trưng đã dùng trong lễ khao quân năm xưa.
Ngay từ sớm ngày diễn ra lễ hội Giằng Bông, nhà nhà ai nấy đều nô nức ra đình chọn cho mình một vị trí thuận lợi để xem hội. Riêng thanh niên trai tráng trong làng thì háo hức hơn hẳn, họ tập trung đầy đủ trong sân chỉ chờ thời khắc khai hội để bắt đầu “giằng bông” của mình.Sau khi thực hiện đầy đủ các nghi lễ cần thiết bao gồm lễ lấy văn, lễ tế và cuộc thi chấm bánh thì lễ hội mới bắt đầu, bao gồm hai phần. Phần một là trao lộc nhà Thánh cho những người tham gia. Cụ từ trong làng sẽ bưng ra một đĩa xôi trắng sau đó tung xuống để những người tham gia phía dưới bắt lấy.
Theo ông Nguyễn Xuân Đỉnh, 53 tuổi, tục tung xôi này như thể động viên, khích lệ và tăng cường sức khỏe cho binh sĩ thời xưa. Sau màn trao lộc, cây bông mới chính thức được mang ra. Người mang bông ra phải là người có sức khỏe, múa và quay cây bông sao cho đúng hướng, đủ cả hai bên lối đi của đình. Khi ấy chỉ chờ có hiệu lệnh là các trai tráng trong làng sẽ thi nhau giằng lấy cho được cây bông may mắn. Người nâng lên, kẻ hạ xuống, tất cả tạo thành một bầu không khí vô cùng rộn ràng.
Cho tới nay, lễ hội Giằng Bông đã tổ chức được rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ bị mất đi tính nhân văn, cũng như sự sôi động của nó. Nhiều người tới tham gia không chỉ đơn giản chứng kiến nét độc đáo, sự sôi động của một lễ hội mà là trải nghiệm lại những giá trị văn hóa có từ ngàn đời của dân tộc.
4.5 / 5 ( 2 votes ) VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"
Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.Từ khóa » Hội Làng Sơn đồng
-
Lễ Hội Làng Sơn Đồng - Báo Lao Động Thủ đô
-
Náo Nhiệt Lễ Hội Giằng Bông ở Sơn Đồng - Hànộimới
-
Lễ Hội Truyền Thống Làng Nghề Sơn Đồng - Đồ Thờ - Tượng Phật
-
Lễ Hội Làng Sơn Đồng - Điểm đến - Tổng Cục Du Lịch
-
[PDF] Từ Tục Múa Mo Xưa đến Lễ Hội Làng Sơn Đồng Ngày Nay
-
Lễ Hội Làng Nghề Sơn Đồng Tại Hà Nội
-
Lễ Hội Vinh Danh Làng Nghề Sơn Đồng Tại Hà Nội - Tổng Cục Du Lịch
-
Làng Sơn Đồng - Hoài Đức, Hà Nội - Home | Facebook
-
Bài Viết, Nội Dung Liên Quan: Lễ Hội Làng Sơn Đồng
-
Hội Làng Nghề Xã Sơn Đồng Tân Hợi 2010 - YouTube
-
Giới Thiệu Về Làng Nghề Sơn Đồng - Đồ Thờ Thông Hồng
-
Sơn Đồng – Ngôi Làng Của Danh Nhân Và Nghệ Nhân Lịch Sử - Du Lịch
-
Tag: Lễ Hội Làng Sơn đồng - Dân Việt