Đền Sòng (Bỉm Sơn, Thanh Hóa) - Đông Tác
Có thể bạn quan tâm
Đền Sòng ngày xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống,Thanh Hoá, nay thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Khách du lịch theo đường quốc lộ từ Hà Nội vào Thanh Hoá qua Dốc Xây, hết địa phận Ninh Bình đi tiếp 3 km là đến nơi.
Theo H. Breton thì : “Ngôi đền Sòng còn gọi là đền Sùng Sơn, đền này dựng vào thời Cảnh Hưng triều Lê Hiến Tông (1740-1786) ngay tại nơi Bà Chúa Liễu Hạnh tái hiện xuống trần”. (Revue Indochinoise, 3/1922).
Chính ở đền Sòng trong một lần trùng tu vào tháng 4-1939 khi thợ đào đất để xây dựng bức bình phong trước cửa chính, họ đã tìm thấy một cái tráp bằng đồng hình chữ nhật. Mở cái tráp ấy ra, họ rất ngạc nhiên khi thấy trong đó một cuốn sách có nhiều tờ bằng đồng ghi niên hiệu Vĩnh Tộ (1619-1628) đời Lê Thần Tông và chép lại lịch sử gia đình nữ thần Vân Hương, tức Liễu Hạnh.
Đền SòngTheo truyền thuyết, Liễu Hạnh tiên nữ giáng trần lần thứ nhất tại làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vào năm Thiên Hựu - đời vua Lê Anh Tông (1557). Rồi nàng lại về trời sau 21 năm ở trần gian. Nàng giáng trần lần thứ 2 vào ngày kỵ thứ 2 của nàng - cũng ở làng An Thái, sau đó lại biến mất. Nàng giáng trần lần thứ 3 cùng với hai thị nữ là Quế Nương và Thị Nương tại Phố Cát (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) vào thời vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) và hiển thánh tại Sùng Sơn.
Theo “Truyền kỳ Tân Phả” của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) thì nàng có tên tuổi, quê quán hẳn hoi. Về bản chất, hình tượng Liễu Hạnh là một phụ nữ bình thường như bao phụ nữ khác. Đó là người con gái nết na, đoan trang, phúc hậu. Nàng là vợ thảo hiền, chung thủy, sống trong hạnh phúc lứa đôi, vẹn nghĩa, trọn tình. Làm mẹ thì yêu thương con hết mực. Khi phải về trời nàng vẫn lưu luyến cuộc đời trần tục thế gian. Trở thành tiên chúa nàng vượt lên mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Liễu Hạnh thực sự có một cá tính mạnh mẽ. Hình ảnh tiên chúa phải chăng là thể hiện lý tưởng ước mơ giải phóng phụ nữ Việt Nam. Nàng đi mây về gió. Nàng giao du rộng rãi, mở quán bán hàng, xướng họa với các tao nhân mặc khách, làm cho họ kinh ngạc và khâm phục, như cuộc gặp gỡ ly kỳ giữa quan chánh sứ Phùng Khắc Khoan ở Lạng sơn, với Trạng Bùng và cử nhân họ Lý, họ Ngô ở Hồ Tây Thăng long.
Câu đối ở đền Ngọc Hồ (Hà Nội), một trong những nơi thờ Thánh Mẫu, đã phần nào chứng tỏ Liễu Hạnh luôn chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt Nam nói chung và người Thanh Hoá nói riêng:
“Chẳng thiêng cũng bụt chùa nhà, gái Thanh Hóa nữ thần có một Đẹp nhất là tiên hạ giới, cõi Nam Thiên bất tử hòa tư”.
Đền Sòng mặt hướng về phía Tây Bắc, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt gọi là Hồ cá Thần, tương truyền rằng hàng năm cứ đến cữ tháng giêng-hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết Lễ hội (từ ngày 1 đến ngày 26 tháng 2 AL) thì không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hoá phép về hầu Liễu Hạnh…
Từ hồ cá Thần có hai con suối nhỏ chảy lượn quanh khiến cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo nhỏ. Phía trước đền có chiếc cầu bằng đá do Bà Hoàng Thái hậu nhà Lê phát tâm công quả xây dựng từ năm thứ 33 triều Cảnh Hưng (1772). Cầu được bắc qua con suối chảy quanh đền làm tăng thêm vẻ ngoạn mục. Hai suối nước uốn khúc về phía Đông hợp lưu cùng chín dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành chín giếng nước không bao giờ vơi cạn. Nhân dân dựng một ngôi đền cạnh chín cái giếng tự nhiên đó và quen gọi là đền Chín Giếng để thờ Cô Chín - cũng là một tiên nữ được Ngọc Hoàng cho theo hầu Thánh mẫu Liễu Hạnh. Đền này cách đền Sòng 1km về phía Đông, du khách sau khi vãn cảnh Đền Sòng thường đến dâng hương Đền Chín Giếng.
Tượng mẫu Liễu HạnhBước qua cổng tam quan, ta thấy tượng Phật bà Quan âm Bồ tát; sau đó là cung Đệ Tam, nơi thờ Hội đồng Thánh Quan với các ông Hoàng và các Cô đệ tử, nổi bật là ông Hoàng Bơ (Ba), Ông Hoàng Bảy. Tại cung này phối thờ cả Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương.
Qua cung đệ tam du khách vào cung Đệ Nhị, nơi thờ Ngọc Hoàng (Vua Cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh) và các Quan.
Qua cung Đệ Nhị là cung Đệ Nhất thâm nghiêm, ít khi mở cửa trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu hàng năm vào tháng Hai âm lịch. Gian chính có tượng thờ Thánh Mẫu, trong trang phục màu đỏ lộng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung độ lượng. Hai bên là hai đệ tử thân tín Quế Nương, Nhị Nương đã cùng Liễu Hạnh giáng trần; Quế Nương trong trang phục màu hồng, Nhị Nương trong trang phục màu xanh. Hai gian bên có tượng thờ Mẫu Thoải (Thần Nước) và Mẫu Thượng Ngàn (Thần Núi rừng).
Trên các cột và xà ngang trong Đền được trang trí 26 cuốn thư, hoành phi, câu đối suy tôn, ca ngợi công đức và sự linh thiêng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Từ khóa » đền Sòng Phố Cát
-
Tín Ngưỡng Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở đền Phố Cát
-
Huyền Tích Thánh Mẫu Góp Phần định Vị Văn Hóa Xứ Thanh
-
Đền Phố Cát (Đền Mẫu Thượng) ở Thanh Hóa - TripHunter
-
Top 14 đền Phố Cát Thờ Ai
-
Đền Mẫu - Phố Cát ở Thanh Hóa - Tứ Phủ Thánh Mẫu
-
ĐỀN MẪU PHỐ CÁT TẠI THẠCH THÀNH, THANH HÓA - YouTube
-
Về Thạch Thành, đi Lễ Đền Phố Cát - YouTube
-
Có Ai Về Phố Cát - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Du Lịch Đền Thờ Phố Cát - Huyện Thạch Thành
-
Đền Sòng Sơn, Nơi Thờ Mẫu Linh Thiêng - Tuổi Trẻ Và Pháp Luật
-
Thanh Hoa 1920-1929 - Le Temple De Phô-Cat - Đền Phố Cát - Flickr
-
Thanh Hoá: Lễ Hội Đền Sòng - Chuyen Trang Le Hoi
-
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐỐNG ĐA 360° - Đền Sòng Sơn
-
Phủ Đồi Ngang – Wikipedia Tiếng Việt
-
SỰ TÍCH CHẦU CỬU SÒNG SƠN - MÙA HOA BÁCH HỢP
-
Đền Sòng Sơn - Hà Nội 360°