Đến Thăm đền Cao An Phụ Thắng Cảnh Nức Tiếng đất Kinh Môn Hải ...
Có thể bạn quan tâm
Về Hải Dương và ghé thăm đền Cao An Phụ, điểm đến nổi tiếng đất Kinh Môn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét độc đáo của kiến trúc, tìm hiểu về văn hóa tâm linh và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên kỳ thú.
- Khám phá kiệt tác nghệ thuật nhà thờ Milan thu hút hàng triệu du khách
- Chùa Răng Phật: viên ngọc kiến trúc của khu phố tàu Singapore
- Đền Thượng Ba Vì Hà Nội: nét đẹp linh thiêng trên đỉnh núi Tản
- Lịch sử của đền Cao An Phụ Hải Dương
- Đền Cao An Phụ - điểm đến tuyệt vời mê hoặc du khách
- Kinh nghiệm đi đền Cao An Phụ cho những ai ghé thăm lần đầu
Đất Hải Dương xưa nay luôn là nơi hội tụ của những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử, đến với mảnh đất này, du khách sẽ có cơ hội khám phá những nét độc đáo về văn hóa, kiến trúc mang đậm dấu ấn của lời gian và lịch sử, đền Cao An Phụ là một trong những địa danh nổi bật. Du lịch Hải Dương và check-in đền Cao An Phụ để nhìn về chiều dài lịch sử và đắm chìm trong không gian linh thiêng đậm bản sắc văn hóa, tâm linh Việt sẽ là trải nghiệm tuyệt vời với bất cứ ai.
Đền Cao An Phụ điểm đến tâm linh nổi tiếng ở Hải Dương. Ảnh: baotintuc
Lịch sử của đền Cao An Phụ Hải Dương
Đền Cao An Phụ tọa lạc ở đỉnh cao nhất của ngọn núi An Phụ thuộc địa bàn xã An Sinh huyện Kinh Môn với chiều dài đến 17km và cao 246m là nơi thờ An Sinh Vương Trần Liễu thân phụ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trần Liễu sinh năm Kiến Gia đầu tiên 1211 là anh ruột của vua Trần Thái Tông. Theo lịch sử ghi lại trong thời kỳ mới dựng nghiệp, đứng trước mối họa xâm lăng từ ngoại bang, Trần Liễu đã cùng con trai là Hưng Đại Đại Vương thống nhất triều đình và đoàn kết toàn dân để đánh tan quân xâm lược với 3 lần chiến thắng quân Mông - Nguyên.
Ngôi đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu. Ảnh: baotintuc
Năm 1237, triều đình đã cắt đất ở nhiều xã như An Phụ, An Sinh, An Dưỡng… để ban cho Trần Liễu lập thái ấp và phong làm An Sinh Vương. Sau khi ngài mất vào năm Nguyên Phong thứ nhất 1251, người dân đã lập đền thờ ông ở núi an Phụ và chính là đền Cao An Phụ ngày nay. Ngoài khu vực đền Cao chính nằm trên đỉnh núi thì xung quanh không gian hùng vĩ của dãy An Phụ người ta cũng xây dựng nhiều công trình kiến trúc gắn liền với sự nghiệp của An Sinh Vương Trần Liễu.
Ngôi đền nằm trên dãy An Phụ với độ cao 246m so với mặt nước biển. Ảnh:Mekongsean.vn
>>Xem thêm: Về thăm đền Tranh Hải Dương linh thiêng ‘cầu gì được nấy’ |
Đền Cao An Phụ - điểm đến tuyệt vời mê hoặc du khách
Nằm giữa một không gian hùng vĩ của núi rừng nên ngôi đền sở hữu vẻ đẹp rất ấn tượng được người đời xưng tụng từ lâu. Từ đền Cao An Phụ nhìn về hướng Đông Bắc chính là dãy Yên Tử sừng sững, phía Tây Bắc là nam thiên đệ lục động Kính Chủ với dòng sông Kinh Thầy uốn lượn, phía Tây Nam chính là miền châu thổ rộng lớn, nơi có những cánh đồng thẳng cánh cò bay.
Khung cảnh dãy An Phụ rất đẹp, và nên thơ. Ảnh:dulichhaiduong.vn
Tại dãy núi này nổi bật nhất chính là đỉnh cao An Phụ với hình dáng tựa chiếc nón chóp nằm ở độ cao 246m so với mực nước biển. Dãy núi với đất phát sỏi kết, thách hình dáng thoai thoải rất dễ leo, dub khách có thể lên núi từ bất cứ hướng nào. Trướng đây ở dãy An Phụ có rất nhiều cây gỗ quý, dưới chân thung lũng là những cây rừng và những đồi sim xen lẫn lối mòn bên sườn núi. Cảnh sắc hữu tình trên dãy núi huyền bí khiến cho nơi này luôn trở thành danh thắng được nhiều người yêu thích và tìm đến bãi ngưỡng.
View nhìn từ khu vực đền Cao An Phụ. Ảnh:@kelly_vu_22296
Nhờ vẻ đẹp ấn tượng, không gian tâm linh độc đáo mà đền Cao An Phụ Hải Dương đã trở thành điểm đến rất hút khách. Ngôi đền trên đỉnh non cao này mang kiểu kiến trúc“Tiền nhất, hậu đinh” với ba gian nhà tiền tế, ba gian nhà trung từ và một gian hậu cung.
Đặc biệt tại gian hậu cung, tương truyền chính là nơi để hài cốt của An Sinh Vương, khu vực này ngày thường sẽ hạn chế người vào, chỉ đến ngày giỗ của Ngài thì mới mở để mọi người vào lễ và dâng hương.
Kiến trúc đền Cao theo kiểu tiền nhất, hậu đinh. Ảnh: Nguyễn Thương
Tại khu quần thể di tích đền Cao An Phụ còn có khu vực đặt tượng thờ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cao 12,7 mét được ghép từ 65 phiến đá. Bức tượng thờ uy nghi được đặt ở một vị trí chiến lược nhìn về phương Đông thể hiện ý muốn nhắc nhở hậu thế hãy giữ lấy non sông, biển trời của đất Việt. Được biết, người đặt viên đá đầu tiên để xây dựng tượng đài này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tượng Hưng Đạo Đại Vương. Ảnh:Vietwworld
Đến với đền Cao An Phụ Hải Dương, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức phù điêu làm từ gốm khổng lồ, nội dung của bức phù điêu này thể hiện về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông của nhà trần. Bức tranh dài đến 45 mét, cao 2,5 mét và được ghép bởi 265 viên gạch với vẻ đẹp hết sức ấn tượng sẽ khiến bạn phải trầm trồ.
Cận cảnh bức phù điêu bằng gốm ở đền Cao An Phụ. Ảnh:m.baohaiduong
GỢI Ý TOUR DU LỊCH MIỀN BẮC KHUYẾN MÃI >> HN - Hạ Long Du thuyền Starlet Pearl Hạ Long 5* 2N1Đ Từ 2tr350 VNĐ/Khách >> Hà Nội - Hạ Long - Cát Bà - Du thuyền Indochine 5* 2N1Đ Từ 2tr390 VNĐ/Khác |
Kinh nghiệm đi đền Cao An Phụ cho những ai ghé thăm lần đầu
Mặc dù đền Cao An Phụ nằm trên đỉnh núi cao nhưng đường xá ở đây đã được khơi thông rất thuận tiện. Từ Hà Nội muốn đến đền Cao An Phụ du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy trong khoảng 2h. Với xe máy và ô tô du khách có thể đi theo lộ trình cầu Vĩnh Tuy Hà Nội rẽ vào đường Cổ Linh đến Thạch Bàn rồi rẽ phải vào đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang/ QL5 đến ĐT388 rẽ vào đường Trần Hưng Đạo DDT189/ĐT 389 sau đó đi thướng đường tắt thêm 1km là sẽ đến đường đền Cao An Phụ.
Đường lên đền Cao An Phụ rất thuận tiện. Ảnh: Dũng Tào Phớ
Với xe khách du khách đến bến xe Gia Lâm, Mỹ Đình hoặc Giaps Bát bắt xe đi đến Kinh Môn với giá 50,000đ/Vé/Người. Từ bến xe khách Kinh Môn bạn bắt xe lên đền Cao An Phụ khoảng 7km.
Hằng năm cứ đến ngày 1-4 Âm lịch là ngày giỗ của An Sinh Vương, đền Cao An Phụ sẽ tấp nập du khách về dâng hương, chiêm bái cũng như thăm quan quần thể di tích. Thời điểm này sẽ có rất nhiều hoạt động văn hóa, tâm lịch đặc sắc nên bạn có thể ghé thăm để tìm hiểu về nét đẹp văn hóa bản địa của người dân địa phương. Từ đền Cao An Phụ, bạn có thể kết hợp ghé thăm động Kính Chủ hoặc khu di tích danh thắng Côn Sơn Kiếp Bạc vì chúng khá gần nhau.
Nếu ghé đền vào ngày 1/4 âm lịch du khách sẽ được tham gia các hoạt động văn hóa đặc sắc. Ảnh: Trần Anh Dũng
Đền Cao An Phụ là chốn tâm linh tuyệt vời để bạn tìm về chiêm bái và khám phá thêm những nét đẹp kiến trúc, tâm linh cũng như khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ trên ngọn núi An Phụ. Nếu có dịp về Hải Dương đừng quên ghé thăm điểm đến hấp dẫn này nhé.
Nguyệt Cát (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet
Từ khóa » đền Cao Kinh Môn Hải Dương Thờ Ai
-
Thăm đền Cao An Phụ - Hànộimới
-
Đền Cao An Phụ - Thắng Cảnh đất Kinh Môn, Hải Dương Còn ít ...
-
Đền Cao An Phụ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khu Di Tích Đền, Chùa Cao An Phụ (Kinh Môn – Hải Dương)
-
Giới Thiệu Về đền Cao An Phụ (Hải Dương) - Lịch Sử, Lễ Hội Và Văn ...
-
Review Tham Quan Đền Cao An Phụ Hải Dương ở đâu,kiến Trúc,lễ ...
-
Đền Cao An Phụ: Điểm Du Lịch Hải Dương
-
CHÙA CAO - ĐỀN CAO (Kinh Môn, Hải Dương) - Facebook
-
Top 15 đền Cao Kinh Môn Hải Dương
-
Thăm đền Cao An Phụ - Kênh Truyền Hình Đài Tiếng Nói Việt Nam
-
Tìm Hiểu, Du Lịch Tham Quan đền Cao An Phụ Tại Kinh Môn
-
ĐỀN CAO AN PHỤ - Di Tích Quốc Gia đặc Biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc
-
Top 15 đền Cao An Phụ Thờ Ai
-
Du Lịch Đền Cao An Phụ - Huyện Kinh Môn
-
Đền Cao ở Hải Dương Thờ An Sinh Vương Trần Liễu
-
ĐỀN CAO AN PHỤ - KINH MÔN, HẢI DƯƠNG - YouTube