Đền Thờ Hindu Giáo Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Dưới Góc Nhìn Văn Hóa
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thạc sĩ - Cao học >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13 MB, 183 trang )
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNLẠI THỊ THU TRANGĐỀN THỜ HINDU GIÁOTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHDƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨALUẬN VĂN THẠC SĨCHUN NGÀNH VĂN HĨA HỌCMã số: 60.31.70NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG VĂN CHUNGHỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN:1. PGS.TS. PHAN THU HIỀNChủ tịch hội đồng2. TS. LÊ THỊ TRÚC ANHThư ký hội đồng3. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TẾPhản biện 14. TS. PHAN ANH TÚPhản biện 25. TS. ĐINH THỊ DUNGỦy viên hội đồngTP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016 iLỜI CẢM ƠNTôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy, các cô đã tận tuỵ hướngdẫn, giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian tôi được học tập tại trường Đại họcKhoa Học Xã Hội và Nhân Văn TPHCM.Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy cơ khoa Văn Hố Học đã tạonhững điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện luận văn này.Tôi xin gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn của tôi PGS.TS Trương Văn Chung, người thầy tận tình truyền đạt kiến thức, theo sáttơi từ những ngày đầu tiên tơi nhận đề tài đến khi hồn thành.Tôi cám ơn những người bạn cùng lớp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua. iiMỤC LỤCLỜI CẢM ƠNMỤC LỤCDANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒDANH MỤC HÌNH ẢNHDẪN NHẬP ................................................................................................................ 11. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 12. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................... 23. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 34. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 45. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................. 46. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .......................................................... 47. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 5CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................ 71.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 71.1.1. Tơn giáo và tín ngưỡng .................................................................................. 71.1.2. Văn hóa tơn giáo ............................................................................................ 81.1.3. Đền thờ trong văn hóa tôn giáo ..................................................................... 91.2. Hindu giáo ở Ấn Độ ........................................................................................... 101.2.1. Ấn Độ vùng đất tâm linh ............................................................................. 101.2.2. Hindu giáo.................................................................................................... 121.3.Định vị văn hóa thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 161.3.1. Khơng gian văn hóa .................................................................................... 171.3.2. Thời gian văn hóa ........................................................................................ 191.3.3. Chủ thể văn hóa ........................................................................................... 21CHƯƠNG 2: ĐỀN THỜ HINDU GIÁO NHÌN TỪ THỜI GIAN VÀ CHỦ THỂVĂN HOÁ ................................................................................................................ 222.1. Đền thờ Hindu giáo ở thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ thời gian văn hóa ........ 222.1.1. Khái quát cộng đồng người Ấn ở thành phố Hồ Chí Minh ......................... 22 iii2.1.2. Quá trình hình thành phát triển của những đền thờ Hindu giáo .................. 302.1.2.1. Đền Sri thenday yutthapani ................................................................... 312.1.2.2. Đền Mariamman .................................................................................... 392.1.2.3. Đền Subraminiam Swamy ..................................................................... 442.2. Đền thờ Hindu giáo ở thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ chủ thể văn hố ........... 482.2.1. Các hoạt động tín ngưỡng tại đền ................................................................ 482.2.2. Hoạt động văn hố xã hội của ngơi đền...................................................... 64CHƯƠNG 3: ĐỀN THỜ HINDU GIÁO NHÌN TỪ KHƠNG GIAN VĂN HĨA .. 703.1. Không gian xung quanh ngôi đền .................................................................. 703.2. Không gian nội thất ngôi đền......................................................................... 743.2.1 . Kiến trúc đền ........................................................................................... 743.2.2. Các tranh thờ trong đền ............................................................................ 883.2.3. Các bức phù điêu trong đền ...................................................................... 963.2.4. Các tượng thần trong đền thờ ................................................................. 1023.2.5. Một số hoạ tiết trang trí đền ................................................................... 107KẾT LUẬN ............................................................................................................. 115TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 117DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... ivNHẬT KÝ ĐIỀN DÃ.............................................................................................. 124 ivDANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒSơ đồ 3.1: Đền Mariamman , Hồ Chí Minh, Việt Nam ............................................ 75Sơ đồ 3.2: Đền SriThenday yuthapani, Hồ Chí Minh, Việt Nam ............................. 76Sơ đồ 3.3: Đền Subramaniam Samy, Hồ Chí Minh, Việt Nam ............................... 77Sơ đồ 3.4: Phác thảo kiến trúc ngôi đền Hindu nhìn từ trên xuống .......................... 80Sơ đồ 3.5: Phác thảo mặt cắt của kiến trúc ngôi đền ................................................ 81Bảng 3.1: Hoạ tiết hoa lá được trang trí trong đền.................................................. 108Bảng 3.2: Hoạ tiết con vật được trang trí trong đền................................................ 109Bảng 3.3: Hoạ tiết trên đường diềm ........................................................................ 111 vDANH MỤC HÌNH ẢNHHình 2. 1: Phụ nữ Ấn Độ ở Sài Gịn ......................................................................... 24Hình 2. 2: Người đàn ơng Chetty .............................................................................. 24Hình 2. 3: Một tiệm đổi tiền của người Ấn ............................................................... 29Hình 2. 4: Bị của người Ấn Độ ở Sài Gịn ............................................................... 30Hình 2.5: Ngơi đền Sri Thenday yutthapani trong thiết kế ban đầu ........................ 32Hình 2.6: Đền Sri Thenday yuthapani nhìn từ bên ngồi ......................................... 32Hình 2.7: Ngơi đền trong thiết kế ban đầu ................................................................ 33Hình 2.8: Chóp đền Sri Thenday yutthapani được thiết kế lại.................................. 33Hình 2.9: Chính điện đền Sri Thenday yutthapani năm 1971 ................................... 34Hình 2.10: Chính điện đền Sri Thenday yutthapani.................................................. 34Hình 2.11: Lễ rước kiệu của cộng đồng Chetty năm 1912 ....................................... 35Hình 2.12: Cộng đồng người Chetty tham gia lễ rước kiệu năm 1912 .................... 36Hình 2. 13: Một người đàn ơng thực hiện nghi lễ Kavadi tại Sài Gịn ..................... 37Hình 2.14: Một tín đồ Hindu giáo thực hiện nghi lễ Kavadi trong lễ Thaipusam .... 38Hình 2. 15: (1)Bên trong đền thờ Mariamman (2) Cổng đền ................................... 40Hình 2. 16: Ông Maroday đang khiêng kiệu nữ thần Mariamman ........................... 41Hình 2.17: Đền Mariamman năm 1972 .................................................................... 42Hình 2.18: Đền Mariamman năm 1975 .................................................................... 42Hình 2.19: Người Việt đến cúng bái tại đền Mariamman......................................... 43Hình 2.20: (1) Cảnh đơng đúc bên ngoài (2) Viếng đền ngày rằm tháng Giêng ...... 44Hình 2.21: Tín đồ thực hiện Kavadi trong lễ Thaipusam ở Singapore, năm 2012 ... 45Hình 2.22: Lễ rước kiệu thần tại Kuala Lumpur, Malaysia ...................................... 46Hình 2.23: Người Việt tại đền Mariamman .............................................................. 49Hình 2.24: (1)Chính điện của đền Sri Thenday yuthapani. (2) Cảnh tượng yên tĩnhtại đền Subramaniam Swamy .................................................................................... 49Hình 2.25: (1 )Đền Subramaniam Swamy với tên gọi chùa ơng ............................. 55Hình 2.26: Người Việt viếng tại đền Mariamman .................................................... 56 viHình 2.27: Hoạt cảnh trong thần thoại Hindu được tái hiện lại trong ngày lễ .......... 57Hình 2. 28: Người Việt úp mặt vào vách tường của điện thờ chính cầu nguyện...... 58Hình 2.29: Một người Việt đang chạm vào Sư Tử đề cầu nguyện ........................... 58Hình 2.30: Tác giả đi điền dã tại ngôi đền Hindu ở Bangkok .................................. 59Hình 2.31: Một điện thờ nhỏ bên trong sân đền Sri Mahamariamman, ................... 60Hình 2.32: (1) Vật phẩm cúng đền của người Việt ................................................... 61Hình 2.33: (1) Người phụ nữ xin lộc mang về. (2) Trang phục của vị giáo sĩ ........ 62Hình 2.34: Giáo sĩ đang đứng làm lễ trong sân đền thờ (2) Trang phục giáo sĩ trongđền ............................................................................................................................ 63Hình 2.35: (1) Ban quản lý đền chuẩn bị gạo làm từ thiện ....................................... 64Hình 2.36: Ơng Vương Liêm đại diện ban quản lý đền trao suất học bổng cho cácem học sinh ............................................................................................................... 65Hình 2.37: (1) Cây cầu do ban quản lý đền xây dựng (2) Lễ bàn giao nhà tìnhthương ....................................................................................................................... 66Hình 2.38: Ơng Vương Liêm tiếp đón sinh viên các trường đến tìm hiểu văn hố ẤnĐộ .............................................................................................................................. 67Hình 2.39: (1) Phụ nữ người Pháp đang thắp nhang tại đền Mariamman (2) Dukhách người Thuỵ Sĩ chụp hình ngơi đền Mariamman............................................. 68Hình 2.40: (1)Lãnh sự qn Ấn Độ đến thăm ngơi đền ............................................ 68Hình 2.41: (1) Người đàn ông Ấn Độ nằm xuống nền làm lễ trước điện thờ chính(2) Hai vợ chồng người Ấn Độ chụp hình kỷ niệm tại ngơi đền Mariamman .......... 69Hình 3.1: (1) Cổng chính ngơi đền Sri Mahamariamman, Bangkok, Thái Lan ...... 72Hình 3.2: Đền Meenakshi Amman ở Madurai, Tamil Nadu, Ấn Độ ........................ 73Hình 3.3: Gian hàng bán vật phẩm gần đền Sri Mahamariamman ........................... 73Hình 3.4: (1) Ngọn tháp trung tâm đền Mariamman Singapore. .............................. 78Hình 3.5: (1) Tháp trên sân thượng đền Mariamman, Hồ Chí Minh ........................ 79Hình 3.6: Ba tháp trên sân thượng của đền Subraminiam Swamy, Hồ Chí Minh .... 80Hình 3.7: Một đền thờ nhỏ trong sân đền ................................................................. 81Hình 3.8: (1) Kiến trúc cổng chính đền Sri Mahamariamman, Bangkok, Thái Lan83 viiHình 3.9: (1) Kiến trúc cổng chính đền Subramaniam Swamy, TPHCM . .............. 84Hình 3.10: (1) Cổng phụ tại đền Sri Mahamariamman, Bangkok, Thái Lan ........... 85Hình 3.11: Hành lang ngơi đền Mariamman, TPHCM. ........................................... 86Hình 3.12: Hành lang ngơi đền Subramaniam Swamy, TPHCM ............................. 87Hình 3.13: Hành lang ngơi đền Sri Thenday yutthapani, TPHCM ........................... 87Hình 3.15: Tranh thần Vishnu ................................................................................... 89Hình 3.14: Tranh thần Shiva ..................................................................................... 88Hình 3.16: (1)Tranh thờ thần Krisna và vợ (2) thần Krisna (3) thần Krisna và vợ .. 90Hình 3.17: (1) Thần Sarasvati (2) Thần Sarasvati ngồi trên bơng sen màu trắng... 91Hình 3.18: Tranh thờ thần Durga .............................................................................. 92Hình 3.19: Thần Laksmi ở đền Sri thenday Yuthapani ............................................ 93Hình 3.20: Tranh thờ thần Ganesha .......................................................................... 94Hình 3.21: Tranh thần khỉ Hunuman, đền Srithenday Yuthapani ............................ 95Hình 3.22: Tượng thần Shiva trong vũ điệu Nataraja, đền Mariaman ...................... 97Hình 3.23: Bức phù điêu thần Brahman.................................................................... 98Hình 3.24: Bức phù điêu trên điện thờ chính của đền Mariamman .......................... 99Hình 3.25: (1)Phù điêu trang trí trên tháp trung tâm đền Mariamman ................... 100Hình 3. 26 ................................................................................................................ 101Hình 3.27: Tượng gỗ thần Krishna , đền SriThenday Yuthapani ........................... 102Hình 3.28: Tượng thần Krisna đền Sri Thenday Yuthapani ................................... 103Hình 3.29: Tượng thần Ganesha và tượng thần Ganesha khi còn nhỏ ngồi giữa thầnShiva và thần Parvati ............................................................................................... 103Hình 3.30: Tương thần Ganesha bằng đá đen, đền Subramaniam Swamy ............. 103Hình 3.31: Tượng thần bằng đá đen, đền Mariamman ........................................... 103Hình 3.32: (1) Tượng thần bị Nandi, tại đền Subramaniam Swamy, ................... 104Hình 3.33: Tượng rắn trên sân thượng đền Mariamman ........................................ 105Hình 3.34: Tượng sư tử trong đền Mariamman ...................................................... 106Hình 3.35: Tượng thần Subraminiam Swamy ........................................................ 106Hình 3.36: (1) Trang trí chim cơng (2) Trang trí sư tử tại cổng đền..................... 110 viiiHình 3.37: (1) Cổng phụ thấp tầng được trang trí rực rỡ (2) Chiếc cột được trang tríchi tiết ...................................................................................................................... 112Hình 3.38: Một số hình ảnh về cách sắp xếp tại ngơi đền Hindu giáo ở thành phố HồChí Minh ................................................................................................................. 113 1DẪN NHẬP1. Lý do chọn đề tàiViệt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ khoảng 2000 năm, văn hóa Ấn Độ để lạidấu ấn nhất định trong lịch sử nước ta ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Việc giaolưu văn hóa Ấn Độ và Việt Nam được hình thành một cách tự nguyện thông quacon đường thương mại. Mặc dù không chịu ảnh hưởng sâu sắc như khu vực miềnTrung Việt Nam, nhưng những cơng trình kiến trúc văn hóa Ấn Độ cịn lưu dấu ởthành phố Hồ Chí Minh hơn 100 năm. Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh cókhoảng ba ngơi đền Hindu giáo đang còn hoạt động bao gồm: Đền Mariamman, đềnSubramaniam Swamy và đền Sri Theridayutthapani. Những ngôi đền Hindu giáođược xây dựng bởi cộng đồng người Ấn Độ. Trong quá trình đến định cư, sinh sốngvà kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh họ mang theo tơn giáo của mình. Ngơiđền là nơi họ có thể thực hành nghi thức và tín ngưỡng tơn giáo và phục vụ nhu cầutơn giáo của mình. Cũng chính từ đây, thành phố Hồ Chí Minh có thêm những ngơiđền Hindu giáo trong hệ thống cơng trình kiến trúc về tín ngưỡng và tơn giáo. Ngôiđền Hindu giáo đã làm phong phú hơn cho bức tranh văn hóa tín ngưỡng, tơn giáovốn đa dạng, nhiều mà sắc của thành phố. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và pháttriển ở thành phố Hồ Chí Minh, những ngôi đền này trở thành nơi lui tới, thờ tựthường xuyên của cộng đồng người Việt, họ tiếp nhận thêm Hindu giáo vào văn hóatín ngưỡng của mình theo một cách riêng. Trong quá trình giao lưu, tiếp biến vănhóa, những ngơi đền dần dần đi vào cuộc sống, văn hóa của cộng đồng người Việtvà đóng một vai trị khơng nhỏ trong đời sống văn hóa, tâm linh.Như vậy, có thể thấy việc nghiên cứu ngơi đền Hindu giáo cũng góp phầntìm hiểu văn hóa tơn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng người Việt tại thành phố HồChí Minh đối với những ngôi đền này. Tuy nhiên, cho đến nay thì chưa có một tưliệu, cơng trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ về những ngôi đền này, đây cũng 2là lý do chính thơi thúc học viên chọn đề tài “Đền thờ Hindu giáo tại thành phố HồChí Minh dưới góc nhìn văn hóa” làm luận văn thạc sĩ.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềHiện nay, những ghi chép và nghiên cứu về những ngôi đền Hindu giáo tại thànhphố Hồ Chí Minh gần như rất ít. Theo như những tài liệu mà chúng tôi tiếp cậnđược đến nay thì có một số cơng trình, bài viết, ghi chép liên quan đến ngôi đềnHindu giáo như sau:Hướng thứ nhất, ngôi đền Hindu giáo được giới thiệu sơ lược trong lịch sử vềquá trình định cư, sinh sống của người Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh. Điểnhình như, cơng trình nghiên cứu do Giáo sư Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng chủbiên Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh- tập IV Tư tưởng – Tín ngưỡng tơngiáo, tr 99, năm 1998 có giới thiệu sơ lược về đền Hindu Mariamman trong hệthống bảng các cơ sở tín ngưỡng tơn giáo tại quận 1, TP Hồ Chí Minh. Bài viết cóđề cập đến năm xây dựng, sơ lược về hoạt động tín ngưỡng. Trong bài nghiên cứucủa PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân Cộng đồng người Ấn ở thành phố Hồ Chí Minh –cầu nối cho mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ trong giai đoạn hiệnnay đặng trên Tạp chí Dân tộc học, số 2(12) – 2003, tr 60-68. Bài nghiên cứu củaPGS TS Phan Thị Hồng Xuân tập trung vào việc phác họa lịch sử định cư của ngườiẤn tại thành phố Hồ Chí Minh, những ngơi đền Hindu được nhắc đến trong đờisống hoạt động tôn giáo của cộng đồng người Ấn tại đây. Cuốn sách Hỏi đáp vềSài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh được tổng hợp từ nhiều tác giả cũng ghi chép sựhiện diện của ngôi đền ngôi đền Hindu giáo như một phần trong đời sống văn hóatơn giáo của cộng đồng Ấn Độ ở thành phố xây dựng nên.Hướng thứ hai, ghi chép về quá trình hình thành các ngơi đền Hindu giáo củacộng đồng người Ấn. Trong số những tài liệu mà người viết sưu tầm được khi thựchiện luận văn này cịn có các bài viết của tác giả Geetesh Sharma như là: Đền thờđạo Hindu ở thành phố Hồ Chí Minh in trong sách Các quan hệ Việt Nam Ấn Độ từthế kỷ thứ I đến thế kỷ XXI”, tr 55-65 và bài viết Sài Gịn: những ngơi đền Hindu 3giáo thời nay in trong sách Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam, tr118 -124.Trong các bài viết của mình, Geetesh Sharma đã giới thiệu khái quát về ba ngơi đềnHindu giáo tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: đền Subramanyam Swami, đềnMariamman, đền Administ Chetty (nay là đền Sri Theridayutthapani). Tác giả ghichép ngắn gọn về q trình hình thành của ba ngơi đền này như một sản phẩm vănhóa cịn lại của cộng đồng người Ấn tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong cơng trìnhSài Gịn 1968 – 1998 Kiến trúc và Quy Hoạch, Lê Quang Ninh, Stephane Dovert(đồng biên soạn) xuất bản năm 1998 cóđiểm qua cơng trình đền SriTheridayutthapani của cộng đồng Chetty tại Sài Gịn, một trong những cơng trìnhthời Pháp.Hướng thứ ba, nghiên cứu về hoạt động tín ngưỡng. Trong bài viết nghiên cứucủa Nguyễn Thị Tâm Anh Từ chùa Bà Ấn giáo tại thành phố Hồ Chí Minh suy nghĩvề tục thờ nữ thần của người Việt được in trong sách kỷ yếu hội thảo khoa học cấpquốc gia: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ - bản sắc và giá trị, tr 617 - 627 (tháng 4năm 2014), tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tại ngôiđền Mariamman, và đưa ra những lý giải của mình về việc ngơi đền Mariammanđược thờ cúng nhiều hơn so với hai ngôi đền Hindu giáo khác tại thành phố Hồ ChíMinh.Như vậy, nhìn chung các bài viết, ghi chép này mới chỉ dừng lại ở mức độ giớithiệu sơ lược, khái quát về các ngôi đền Hindu giáo ở thành phố Hồ Chí Minh, duychỉ có bài nghiên cứu về hoạt động tín ngưỡng tại ngơi đền Mariamman, chưa cócơng trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu vào nghiên cứu tổng thể về cả ba ngơiđền dưới góc độ văn hóa, về thời gian, khơng gian và chủ thể văn hóa.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôi đền Hindu giáo trong mối liên hệ vớicộng đồng người Việt tại thành phố Hồ Chí Minh.Về phạm vi nghiên cứu, đề tài được xác định trên ba tiêu chí:+ Về thời gian văn hóa: Từ năm 1869 đến nay. 4+ Về khơng gian văn hóa: thành phố Hồ Chí Minh.+ Về chủ thể văn hóa: người Việt.4. Mục đích nghiên cứuMục đích của đề tài này là tìm hiểu và nghiên cứu các giá trị văn hóa và đặctrưng văn hóa của ngơi đền Hindu giáo trong đời sống cộng đồng người Việt tạithành phố Hồ Chí Minh.Mục đích thứ hai, qua việc nghiên cứu ngơi đền có thể hiểu thêm về đặc điểm vềvăn hóa tơn giáo của người Việt tại ngôi đền Hindu ở thành phố Hồ Chí Min.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễnSau khi hoàn thành luận văn sẽ mang đến cho người đọc một cái nhìn hệ thống,tồn diện và chi tiết về những ngôi đền Hindu giáo tồn tại hơn 100 năm.Dựa trên các kết quả khảo sát và nghiên cứu, người viết góp phần mang đến mộttư liệu nghiên cứu khoa học nghiêm túc và đầy đủ về những ngôi đền Hindu giáo tạithành phố Hồ Chí Minh. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâmvăn hóa Ấn Độ, tơn giáo, tín ngưỡng thành phố Hồ Chí Minh hoặc những ngườimuốn nghiên cứu sâu hơn, mở rộng vấn đề này hơn.Cuối cùng, luận văn góp phần đánh động ý thức gìn giữ và phát huy các giá trịvăn hóa liên quan đến ngơi đền đến tồn xã hội.6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệuKhi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phươngpháp nghiên cứu sau để phân tích và tìm đặc trưng văn hóa của đối tượng:Phương pháp nghiên cứu hệ thống : Phương pháp này đặt đối tượng nghiên cứutrong sự tương thuộc với các thành tố văn hóa khác của cộng đồng người Việt ởthành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, rút ra được những ảnh hưởng của cộng đồng đốivới sự hình thành các đặc trưng văn hóa của đền Hindu, đồng thời cũng thấy đượcnhững tác động của ngôi đền đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng ngườiViệt nơi đây.Phương pháp so sánh: Trong luận văn này, người viết sử dụng phương pháp sosánh bao để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong luận văn. Qua phương pháp so 5sánh, người viết tập trung mô tả và lý giải sự khác biệt cũng như tương đồng từ đórút ra những đặc trưng văn hóa cơ bản nhất của đền Hindu tại thành phố Hồ ChíMinh khác biệt với ngơi đền Hindu ở Ấn Độ và so sánh với các nước trong khu vựcĐông Nam Á như Thái Lan, Singapore và Malaysia.Phương pháp điền dã :Trong quá trình thực hiện luận văn này, người viết tiếnhành thực địa và điền dã tại ba ngôi đền Hindu ở thành phố Hồ Chí Minh, ngơi đềnHindu ở Bankok, Thái Lan. Phương pháp điền dã giúp người viết có thể quan sáttrực tiếp các kiến trúc, hoạt động diễn ra tại đền, từ đó so sánh sự tương đồng vàkhác biệt trong văn hóa. Qua cơng tác điền dã, người viết có thể đối chiếu xác thựcthông tin, dữ liệu thu thập được qua tài liệu nghiên cứu so với thực tế từ đó mangđến những vấn đề mới mẻ hơn.Khi tiến hành nghiên cứu đền thờ Hindu giáo tại thành phố Hồ Chí Minh nên đềtài có liên quan đến những khía cạnh khác như: Sử học, Địa lý, Văn học, Tôn giáohọc, Triết học, Tâm lý học, Ký hiệu học văn hóa…nên người viết sử dụng hướngtiếp cận liên ngành như là một phương pháp nghiên cứu trong luận văn.7. Cấu trúc luận vănNgồi phần mở đầu và kết luận thì luận văn bao gồm 3 chương.Chương 1: Những vấn đề chung. Trong chương này, luận văn sẽ trình bàykhái quát cách hiểu, tơn giáo, văn hóa tơn giáo, tiểu vùng văn hóa thành phố Hồ ChíMinh, văn minh Ấn Độ và Hindu giáo. Những khái niệm này sẽ là cơ sở lý luận chocác chương kế tiếp.Chương 2: Đền thờ Hindu giáo tại thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ thời gianvăn hóa và chủ thể văn hóa. Ở chương này, người viết sẽ tìm hiểu quá trình hìnhthành những đền thờ Hindu giáo, những diễn biến của ngôi đền trong suốt tiến trìnhlịch sử của nó. luận văn sẽ tiến hành tìm hiểu vai trị cũng như những tác động củađền thờ Hindu giáo trong đời sống cộng đồng người Việt về phương diện văn hóaxã hội, đồng thời xem xét, nghiên cứu về những tác động của người Việt đến sựbiến đổi của ngôi đền. 6Chương 3: Đền thờ Hindu giáo tại thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ khơnggian văn hố. Trong chương này, luận văn sẽ tập trung khai thác đặc điểm kiếntrúc, điêu khắc, mỹ thuật, cách bố trí, cách thờ tự của ngơi đền và lý giải những ýnghĩa văn hóa của nó. 7CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGMục đích của chương này tập trung tìm hiểu một số khái niệm liên quan đểgiải quyết vấn đề đặt ra trong luận văn, định vị văn hóa thành phố Hồ Chí Minh trêntrục tọa độ khơng gian văn hóa, thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa, giới thiệu vănhóa Ấn Độ và Hindu giáo. Các khái niệm trong luận văn này như tín ngưỡng, tơngiáo, văn hóa, văn hóa vùng đều được tổng hợp từ nhiều tài liệu của các nhà nghiêncứu trên cơ sở đối chiếu, chọn lọc và trình bày theo quan niệm riêng của cá nhân đểđưa ra cách hiểu phù hợp nhất để giải quyết các vấn đề luận văn đặt ra.1.1. Cơ sở lý luận1.1.1. Tôn giáo và tín ngưỡngHiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm tơn giáo và tín ngưỡng,trong luận văn này khơng có tham vọng thảo luận về các thuật ngữ và khái niệm màchỉ đưa ra quan niệm của mình với mục đích dùng các quan niệm ấy để giải quyếtcác vấn đề đặt ra trong luận văn.Trong nghiên cứu văn hóa tại Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau về tínngưỡng và tơn giáo, song có thể tóm tắt các quan niệm theo hướng sau:Hướng thứ nhất, theo quan điểm truyền thống có ý thức phân biệt tơn giáo vàtín ngưỡng. Các quan điểm này cho rằng tơn giáo và tín ngưỡng là hai khái niệm vàphạm trù khác nhau, do đó khơng thể gộp chung khái niệm tơn giáo và tín ngưỡnglà một.Hướng thứ hai, có quan điểm đồng nhất tơn giáo với tín ngưỡng và đều gọichung là tơn giáo tín ngưỡng hoặc tín ngưỡng tơn giáo, tuy có phân biệt tơn giáongun thủy, tơn giáo dân tộc, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới…1Hướng thứ ba, xem tín ngưỡng ở trình độ phát triển thấp hơn tơn giáo, tínngưỡng là niềm tin, đức tin, là một nhân tố góp vào tạo thành tơn giáo [NguyễnĐăng Duy 2001:20]Xem thêm Đặng Nghiêm Vạn 1998: Về tín ngưỡng tơn giáo Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học Xã hội,tr11-361 8Như vậy có nhiều quan điểm khác nhau về tơn giáo và tín ngưỡng, người viếtkhi thực hiện luận văn này tán đồng quan điểm phân biệt tín ngưỡng và tơn giáosong khơng đồng tình với quan điểm cho rằng tín ngưỡng thấp hơn tơn giáo bởi lẽtrong văn hóa khơng có sự phân biệt văn hóa nào cao hơn hay thấp hơn văn hóakhác. Văn hóa ln có sự đa dạng và phong phú riêng. Về phương diện cấu trúc cầnphân biệt giữa tín ngưỡng và tơn giáo. Tơn giáo được cấu thành bởi các yếu tố sau:thần phả, giáo lý, tổ chức tôn giáo, nghi lễ và cơ sở thờ tự. Trong khi đó, tín ngưỡngđơi khi khơng bao gồm những yếu tố này. Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh trong tínngưỡng khơng có hệ thống giáo lý mà mới chỉ có huyền thoại, hoặc thần tích, chưacó tổ chức giáo hội như tôn giáo mà chỉ gắn với cá nhân với cộng đồng làng xã,trong tín ngưỡng thì nơi thờ cúng và nghi lễ thờ cúng cịn phân tán chưa được quyước chặt chẽ như tôn giáo.2Như vậy, có thể thấy trong tín ngưỡng con người có thể thể hiện niềm tin củamình đối với bất cứ sự vật, hiện tượng văn hóa nào mà họ tin tưởng, gửi các ướcvọng của cá nhân mình vào “cái thiêng”, vào một lực lượng siêu nhiên cao cả.Trong tín ngưỡng cũng khơng nhất thiết phải có tổ chức, cơ sở thờ tự hay những lễnghi bởi lẽ con người có thể thực hiện tín ngưỡng bất cứ ở đâu và bất cứ khi nàotheo những hành vi tín ngưỡng của cá nhân mình. Tuy nhiên khái niệm về tơn giáovà tín ngưỡng cịn nhiều vấn đề bàn luận, thế nên cách phân biệt như thế này chỉmang tính chất tương đối và chỉ nhằm mục đích đưa ra cách hiểu về tín ngưỡng đểgiải quyết vấn đề luận văn đưa ra.Trong luận văn này, chúng tôi chọn cách hiểu về tôn giáo trên phương diệncấu trúc được cấu thành bởi năm yếu tố: thần phả, giáo lý, tổ chức tơn giáo, nghi lễvà cơ sở thờ tự.1.1.2. Văn hóa tơn giáoVăn hố tơn giáo là một khái niệm đang gây nhiều tranh cãi và chưa có sựthống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Sở dĩ có điều này là vì văn hố tơn giáo là khái2Xem thêm Ngơ Đức Thịnh 2012: Tín ngưỡng trong sinh hoạt văn hóa dân gian, NXB Thời Đại, tr17-20 9niệm kép bao gồm thuật ngữ văn hố và tơn giáo, cả hai lĩnh vực này đều được cácnhà nghiên cứu quan tâm. Mỗi lịnh vực đều bao hàm nhiều yếu tố của điều kiện xãhội, tự nhiên vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hố và tôn giáo cũngnhư mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hố. Có người cho rằng tơn giáo là hạt nhâncủa văn hố, có những nhà nghiên cứu cho rằng tơn giáo chỉ là hiện tượng của vănhố. Chính điều này tạo nên nhiều cách hiểu về văn hoá tơn giáo.Văn hố tơn giáo được hiểu là văn hố của tơn giáo. Tơn giáo có q trìnhphát triển và có vai trị nhất định trong đời sống văn hố, tơn giáo ảnh hưởng đếntồn bộ đời sống xã hội. Văn hố tơn giáo là tồn bộ đời sống sinh hoạt tôn giáotrong một cộng đồng tôn giáo cụ thể, được hình thành qua nhiều thế hệ tạo ra chuẩnmực. Văn hố tơn giáo là dạng thức đặc thù hình thành trên cơ sở đời sống tâm linhvà sinh hoạt của cộng đồng tơn giáo. Tơn giáo trong q trình tồn tại và phát triểncủa mình cũng tạo nên những hệ giáo trị khơng chỉ được các tín đồ chấp nhận màcịn được cả xã hội chấp nhận.Đi từ góc độ giá trị văn hoá, trong tác phẩm Lên đồng hành trình tâm linh vàsố phận Ngơ Đức Thịnh có cách hiểu về văn hố tơn giáo như là “tồn bộ hiệntượng và những giá trị văn hố mang tính hệ thống được hình thành, tích hợp vàphát triển trên một nền tảng ý niệm, một giáo lý, một hệ thống tổ chức tơn giáo nàođó, chúng tạo ra giá trị đích thực và thoả mãn những nhu cầu về nhận thức lối sốngthẩm mỹ của con người”1.1.3. Đền thờ trong văn hóa tơn giáoTrong hoạt động tơn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam, những ngơi chùa và đìnhđược nghiên cứu khá nhiều nhưng cơng trình đền thờ cịn khá khiêm tốn. Các đềnmới chỉ được điểm qua trong các sách địa chí ở các địa phương hoặc trong các bàigiới thiệu trên các tạp chí.Trong từ điển Tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên thì đền được hiểu “ là nơivua ngự ngày xưa (đền rồng), là nơi thần thánh hoặc các nhân vật lịch sử được tônsùng như thần thánh” [1992:205] 10Trong cơng trình Đền miếu Việt Nam của Vũ Ngọc Phan chủ biên thì thuậtngữ đền miếu có nguồn gốc hồn tồn Việt Nam, khác với các thuật ngữ đình, chùatheo phiên âm tiếng Hán và chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc. Theo định nghĩavề đền của Vũ Ngọc Phan thì “đền miếu là những cơng trình tín ngưỡng hồn tồncủa Việt Nam, của làng này, thơn nọ. Nó gắn chặt với lịch sử Việt Nam – lịch sửdân tộc, lịch sử địa phương. Nó cũng liên quan chặt chẽ đến tín ngưỡng đa thần, tínngưỡng phồn thực của thời đại cũ. Nhưng hơn hết nó là bằng chứng của tấm lòngbiết ơn sâu sắc của nhân dân các thế hệ, địa phương đối với những anh hùng, cácnhân vật lịch sử của dân tộc, của quê hương mình sau đó mới là của những tínngưỡng khác” [2000:11]Những định nghĩa này đều có cách hiểu chung về đền là nơi thờ thần thánh,đa thần và có đặc trưng gắn liền với văn hoá, dân tộc Việt Nam. Trong luận vănnày, chúng tơi khơng có tham vọng đưa ra khái niệm đầy đủ về đền thờ mà chỉ đưara cách hiểu về đền thờ Hindu giáo là công cụ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về ngôiđền. Luận văn chọn cách hiểu về đền thờ Hindu giáo như một cơ sở thờ tự của tôngiáo. Trong phần viết bên trên về tôn giáo, luận văn đưa ra cách hiểu cấu trúc tôngiáo bao gồm: thần phả, giáo lý, tổ chức tôn giáo, nghi lễ và cơ sở thờ tự. Đền thờ làcơ sở thờ tự, yếu tố cấu thành nên cấu trúc tôn giáo, nơi các nghi lễ, giáo lý và hoạtđộng tơn giáo được diễn ra có tổ chức và tạo ra các giá trị đáp ứng nhu cầu sinhhoạt tôn giáo của cộng đồng.1.2. Hindu giáo ở Ấn Độ1.2.1. Ấn Độ vùng đất tâm linhẤn Độ là một đất nước có nền văn hóa lâu đời và rực rỡ bậc nhất thế giới.Nền văn hóa Ấn Độ vừa mang tính tâm linh vừa đậm chất nhân văn cao cả.Truyềnthống văn hóa của Ấn Độ được bảo tồn và phát triển liên tục và lâu đời nhất trên thếgiới. Tơn giáo, triết học và nghệ thuật chính là ba bộ phận cấu thành hữu cơ củanền văn hóa vĩ đại ở Ấn Độ.Ấn Độ là một tiểu lục địa được bao bọc bời những dãy núi cao chắn ngangphía Bắc và mặt biển rộng bao bọc hai cạnh phía Nam. Dãy núi Himalaya sừng 11sững biên giới phía Bắc với nhiều ngọn núi cao trên 7000m, đã ngăn chặn sự xâmlược bên ngoài. Himalaya gồm một loạt nhiều dãy núi song song với nhau, quanhnăm tuyết phủ. Trong tâm trí người Ấn Độ, dãy núi Himalaya còn là nơi trú ngụ củathần linh, “thế giới của sự cao cả”. Tuyết trên dãy Himalaya là nguồn nước cho bacon sông lớn, sông Indus, sông Hằng và Brahmaputra. Hai đồng bằng sông Indus vàsông Hằng là cái nôi văn minh của Ấn Độ thời kỳ ban đầu. Trong tất cả các consơng của Ấn Độ, thì sơng Hằng có một vị trí quan trọng, linh thiêng trong đời sốngvăn hóa và tâm linh người theo đạo Hindu nói riêng và người Ấn Độ nói chung.Theo quan niệm người Ấn Độ dịng sơng này chảy từ trên trời ngang qua Himalayaxuống thế giới âm phủ nên có sức mạnh thanh lọc kỳ lạ. Nó có thể giúp con ngườigột rửa mọi uế tạp tội lỗi, tắm nước sông Hằng là một hành động tôn giáo thiêngliêng. Cũng vì thế mà sơng Hằng tượng trưng cho sự giàu có, dồi dào cả về đời sốngvật chất lẫn tinh thần. [Đỗ Thu Hà 2008: 246]. Nước sông Hằng được người theođạo Hindu sử dụng rộng rãi trong nghi lễ thờ cúng. Họ cũng tin rằng việc uốngnước sông Hằng trước khi chết là một điều lành và họ cũng yêu cầu được hỏa thiêudọc hai bên sông Hằng, sau đó tro thiêu được rải trên sơng.Nếu miền Bắc có dãy núi cao Himalaya cùng với đồng bằng mênh mông thìmiền Nam là cao nguyên với những dãy núi lớn và chế ngự cả bán đảo là caonguyên Deccan. Do núi non hiểm trở nên địa hình miền Nam là thung lũng, châuthổ nhỏ hẹp và tách biệt. Phía Nam là Ấn Độ Dương, phía Đơng là vịnh Bengal vàphía Tây là biển Ả Rập. Như vậy, có thể thấy địa hình của Ấn Độ đa dạng bao gồmnúi non hiểm trở, vùng đồng bằng mênh mông, những thung lũng, cao nguyên vànhững vùng biển rộng lớn bao bọc. Chính sự đa dạng cùng với khơng gian “vừađóng kín, vừa cởi mở” tạo cho đất nước Ấn Độ vừa thống nhất cách biệt với bênngoài, vừa đa dạng, phong phú và khác biệt ở bên trong.Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa trên thế giới đã mệnh danh Ấn Độ là “vươngquốc của tâm linh”, “xứ xở của tôn giáo” bởi lẽ đây là đất nước sản sinh ra rất nhiềutôn giáo, trong đó có hai tơn giáo lớn nhất trên thế giới là Hindu giáo và Phật giáo.Một thực tế nữa, Ấn Độ là nơi chung sống của hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới. 12Ở Ấn Độ, có rất nhiều tơn giáo khác nhau như Hindu giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồigiáo, Do Thái giáo, Jaina giáo, Sikh giáo, Bái hỏa giáo. Người dân Ấn Độ theo tơngiáo rất đơng và rất sùng kính. Mọi lĩnh vực đời sống vật chất cũng như đời sốngtinh thân của Ấn Độ như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục tập quán, tục lệ,nghi lễ... đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo.3 Trong cuốn sách Giới thiệu văn hóaPhương Đơng, Đỗ Thu Hà từng đưa ra nhận xét về ảnh hưởng tôn giáo ở Ấn Độnhư sau “tại Ấn Độ, cảm hứng tôn giáo và sự tìm hiểu đi sâu vào thế giới tâm linhđã khiến cho các tác phẩm văn học tại đây có một con đường và một phong cáchriêng” “hiếm có tác phẩm văn học nào tại Ấn Độ lại khơng có cảm hứng tơn giáohay mơ tả những vấn đề có liên quan đến tôn giáo” [2008:250].Ấn Độ là một quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc Ấn Độhiện có 200 tộc người khác nhau, nhưng có hai tộc người chính là người Dravidian– da ngăm đen và người Aryan – da trắng. Xã hội Ấn Độ có sự phân biệt đẳng cấprất khắc nghiệtNhư vậy có thể thấy, chính trên đất nước Ấn Độ cùng với sự đa dạng địahình, về tộc người tạo nên sự phong phú cho văn hóa Ấn Độ và đặc biệt là tôn giáo.Đất nước sản sinh ra Hindu giáo và cũng là nơi có nhiều người theo đạo Hindu nhấttrên thế giới, số người theo đạo Hindu chiếm 82,7 % dân số của nước này4.1.2.2. Hindu giáoNếu gọi phương Đông là chiếc nơi của văn minh nhân loại thì Ấn Độ là mộttrong những trung tâm văn hóa và triết học cổ xưa, rực rỡ, phong phú nhất của nềnvăn minh ấy – nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhânloại. Ẩn Độ là đất nước sản sinh ra nhiều tôn giáo khác nhau như đạo Phật, ĐạoSikh, đạo Hindu…trong đó Hindu giáo là tơn giáo chính thống, đồng thời là hệ tưtưởng thống trị xuyên suốt lịch sử Ấn Độ. Hindu giáo đã có lịch sử phát triển trên3.000 năm, đến ngày nay nó vẫn giữ được những nét cơ bản của thời nguyên thủy.Xem thêm phần viết văn hóa Ấn Độ của Đỗ Thu Hà, Mai Ngọc Chừ (chủ biên) 2008: Giới thiệu văn hóaphương Đơng tr???4số liệu thống kê năm 1990 của giáo sư C. Dube 2001;tr 145 Society in Indian, National Book Trust, NewDelhi, India3 13Hindu giáo đã phát triển qua ba hình thức khác nhau, đó là đạo Rig – Veda, đạoBàlamơn và hình thức hiện nay là đạo Hindu.Hình thức tơn giáo cổ xưa nhất của Hindu giáo là đạo Veda : từ khoảng thếkỷ XV TCN đến thế kỷ thứ VIII TCN. Đạo Veda dựa trên nền tảng triết lý của bộkinh Veda. Kinh Veda được xem là thánh kinh, đồng thời cũng là tác phẩm văn họcđầu tiên của người Ấn Độ, ra đời vào khoảng 1500 – 1200 TCN, do nhiều đạo sĩthuộc nhiều thế hệ nối tiếp nhau ghi lại thành văn. Kinh Veda gồm bốn bộ. Rig –Veda (Tụng ca); Sama Veda (Ca vịnh); Yajur Veda (Tế tự); và Arthava Veda (Phùchú, ma thuật). Trong đó, Rig – Veda mang nội dung phong phú, có nhiều bài ca vànhững mẩu chuyện tụng ca trời đất, thần thánh. Kinh Veda được coi là đại biểu tốicổ là khởi nguồn của tư tưởng triết lý thần thoại, tôn giáo, văn học...Tư tưởng kháiquát trong kinh Veda là triết học đa thần tự nhiên giải thích vũ trụ con người bằngbiểu tượng các vị thần tự nhiên, gắn nguồn gốc, cấu tạo và vị trí, số phận con ngườivới các vị thần. Các vị thần xuất hiện trong kinh Veda đều tượng trưng cho sứcmạnh của các hiện tượng tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, mây, mưa, gió, song,núi…Trong số các vị thần nổi bật nhất là thần Lửa (Agni) – một vị thần bảo hộ choloài người, ban phát mọi điều tốt lành và hơi ấm cho nhân gian. Thần Lửa (Agni)cịn duy trì các buổi tế lễ, thần ngự trị khắp nơi. Thần gió (Vayu) cai quản khơngtrung, thần là sinh khí của vũ trụ, là nguồn sống của mn lồi. Thần mặt trời(Surya) lại ban phát ánh sáng cho cả vũ trụ, thần là hiện thân của q khứ, hiện tạivà tương lai. Ngồi ra cịn có các vị thần khác như thần Rạng Đông (Isa), thần SấmSét (Indra), thần Mặt Trăng (Mosa)…Trong kinh Veda, những quan niệm về conngười còn rất sơ khai, chủ yếu là thể hiện qua các vị thần, bởi vì đứng trước tựnhiên bao la hùng vĩ, cùng với sức mạnh vô cùng của mình, làm cho người Ấn Độkhiếp sợ, cho nên họ hình tượng hóa các hiện tượng tự nhiên thành các vị thần đểgiải thích giới tự nhiên, và như vậy có nghĩa là ở mức độ nào đó con người đã thểhiện khát vọng tìm hiểu nắm bắt thế giới tự nhiên thơng qua việc giải thích nó. Từđó, người Ấn Độ thể hiện các gía trị, chuẩn mực trong cuộc sống ở trần gian nàythơng qua hình tượng các vị thần. Người Ấn Độ tin rằng sau khi chết đi cuộc sống 14vẫn không chấm dứt, mà chuyển sang một kiếp sống khác, với một thực thể khác ởthế giới bên kia. Ở thế giới đó hoặc bị trừng phạt, chịu cảnh đọa đày hoặc đượcsống trong hạnh phúc bất diệt, điều này tùy thuộc vào hành vi con người gây ra ởkiếp trước. Người Ấn Độ đã suy tư nhiều hơn về cái chết, về lẽ sống và những điềuphải hành động theo bổn phận và mơ tới một thế giới mà ở đó chỉ có hạnh phúcvĩnh hằng .Về sau người Ấn Độ dần dần nhận ra đằng sau các hiện tượng tự nhiênphong phú kia có một lực lượng tối cao chi phối. Các vị thần tự nhiên mờ dần vàthay vào đó là nguyên lý trừu tượng tối cao duy nhất - được coi là căn nguyên củavũ trụ và đời sống con người. Điều này có nghĩa là tư duy người Ấn Độ chuyển từquan niệm đa thần sang quan niệm nhất thần. Tiếp nối sự phát triển của đạo Veda,Hindu giáo chuyển sang hình thái thứ hai là Bàla mơn giáo.Hình thái thứ hai của Hindu giáo là đạo Bàlamôn. Đạo Bàlamôn ra đời trêncơ sở triết lý của kinh Upanishad. Upanishad được hiểu như những bí giáo màngười thầy truyền dạy cho các mơn sinh thân tín, vì “upa” là gần, “ni” là cung kínhtrang nghiêm và “shad” là ngồi, có nghĩa là các mơn đồ ngồi quanh sư phụ để nghegiảng giải về câu chữ trong kinh Veda. Các bài giảng được các đạo sĩ thu thập lạithành sách Upanishad. Cuộc đời các đạo sĩ không được ghi chép. Một số đạo sĩ nổitiếng được ghi trong nguyên bản như Aruni, Yajnavalkya, Uddalaki, Svetaketu,Sandilya, Balaki. Đó là những bậc thấu thị hiểu biết sâu rộng và đã đắc đạo [LưuĐức Trung 2008:32]. Uapanishad có nội dung rất phong phú và đa dạng, được xemlà khởi nguồn của tư tưởng triết học, quan niệm nhân sinh và vũ trụ của người ẤnĐộ cổ xưa.Nếu ở kinh Veda, vị thần sáng tạo nên thế giới luôn có sự biến đổi khơngthống nhất thì ở Upanishad vị thần được nhắc đến nhiều nhất là thần vũ trụ tối caoBrahman – người đã sáng tạo nên cả vũ trụ bao la này và ban cho nó sự sống. KinhUpanishad tôn thờ một vị thần tối cao sáng tạo và chi phối vũ trụ vạn vật, thần sángtạo Brahman, thừa nhận một bản nguyên tinh thần tối cao sáng tạo vũ trụ Brahman.Trong kinh Upanishad, Brahman là thực tại tối cao duy nhất, là căn nguyên của tất 15cả mọi sự vật và khi đã nhận thức được nó người ta sẽ biết được cả vũ trụ. Brahmanlà thực tại tối cao, vĩnh viễn, vơ hình, vơ sắc, nhưng cũng khơng phải là cái gì hưvơ. Brahman biểu hiện trong linh hồn con người là Atman. Atman chính là linh hồncá biệt do Brahman biểu hiện ra trong các linh hồn cụ thể của con người. Về bảnchất Atman và Brahman là mộ. Khi Atman trở về với Brahman là khi đó con ngườiđã được giải thốt khỏi mọi đau khổ của cuộc đời.Quan niệm về con người trong kinh Veda còn mang nặng dấu ấn thần thoạivà lịng tin có tính chất tín ngưỡng tơn giáo hơn là mặt lý trí và triết lý đạo đức nhânsinh. Vai trị của trí tuệ và sự lý giải có ý nghĩa triết học chỉ thật sự phát huy trongtư tưởng của Upanishad. Upanishad đánh dấu bước chuyển từ thế giới quan thầnthoại tôn giáo sang tư duy triết học, đồng thời cũng là tác phẩm triết lý và tâm lý cổxưa nhất của nhân loại. Nội dung và mục đích căn bản của Upanishad là nhằm vạchra nguyên lý tối cao, bất diệt, là bản thể của vũ trụ, vạn vật, lý giải về thực chất, bảntính của con người và mối quan hệ giữa đời sống tinh thần của con người với nguồngốc bất diệt của vũ trụ, từ đó chỉ ra con đường, cách thức giải thốt con người rakhỏi sự ràng buộc của thế giới hữu hình, hữu hạn như ảo giác phù du này. Mặc dùtrong Upanishad với những quan điểm khác nhau của nhiều triết gia nhưng đều diễnđạt cùng một chân lý, cùng hướng tới một mục đích chung nhất đó là tìm ra bảnchất của con người và phương pháp giải thoát con người.Như vậy đến giai đoạn này, tư duy người Ấn Độ đã có bước chuyển quantrọng từ triết lý thần thoại sang tư duy triết học giải thích vũ trụ bằng một nguyên lýụ vũ trụ tối cao Brahman. Đây cũng là tư tưởng nhất thần, nhất nguyên chỉ có mộtthực tại duy nhất chi phối tồn bộ vũ trụ.Chuyển từ hình thái Bàlamơn giáo sang Hindu giáo. Khoảng từ thế kỷ IIIđến thế kỷ I TCN, đạo Bàlamôn chuyển sang hình thức cố định là đạo Hindu. Hindugiáo lấy tư tưởng triết học Védanta làm cơ sở triết lý. Đạo Hindu thừa nhậnBrahman là nguyên lý tinh thần tối cao sáng tạo và chi phối vũ trụ vạn vật, thừanhận sự đồng nhất giữa linh hồn cá biệt (Atman) với “linh hồn vũ trụ tối cao”(Brahnman) và sự siêu thoát của linh hồn con người khỏi nghiệp báo (karma), luân 16hồi (Samasara). Đây cũng là tư tưởng căn bản nhất của Védanta. Chữ Védanta,nghĩa gốc là “kết luận”, “hoàn tất kinh Veda”. Chữ “anta” trong tiếng Sancrit cónghĩa là “kết luận”, “kết cuộc”, nó cũng có nghĩa là “mục đích”. Mục đích củaVédanta chính là khai thác phát triển con đường triết lý, trí tuệ của Veda để đạt tớigiác ngộ và giải thốt.Trên đất nước Ấn Độ,có rất nhiều tộc người và sự đa dạng về văn hóa, đặcbiệt là tôn giáo. Hindu giáo ở Ấn Độ dường như được xem là quốc giáo, hơn haiphần ba dân số Ấn Độ theo đạo Hindu, biểu tượng của Ấn Độ cũng liên quan đếntơn giáo. Có thể thấy, Hindu giáo là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ qua cáccâu chuyện thần thoại, các trường ca bất hủ, các kiệt tác văn học nghệ thuật và cóảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống người Ấn. Hằng năm hàng triệu tín đồHindu giáo khắp nơi trên thế giới hành hương đến Ấn Độ để tắm trên con sôngHằng thiêng liêng.Như thế có thể thấy Hindu giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắcđến đời sống của người dân Ấn Độ, chính Hindu giáo tạo nên văn hóa riêng biệt,độc đáo trên đất nước Ấn Độ.Đối với người Ấn Độ, xã hội các vị thần cũng giống như xã hội của lồingười, các vị thần cũng có những đặc tính giống như con người, cũng giận hờn,cũng gây gổ, thích được ca tụng...vì thế trong những ngày lễ lớn người theo đạoHindu giáo thường tổ chức lễ rước thần đi xung quanh con đường trong khu vựcđền thờ.1.3.Định vị văn hóa thành phố Hồ Chí MinhTừ thời xa xưa, con người đã chú ý quan sát và giải thích những nét tươngđồng và khác biệt về văn hóa giữa dân tộc này với dân tộc khác. Ở Việt Nam cũngkhơng ngoại lệ, con người ln có cảm nhận và ý thức sự tương đồng, khác biệt vềvăn hóa giữa vùng đất mình đang sống với các vùng đất khác, dân tộc mình với dântộc khác. Điều này thể hiện rất rõ trong các câu thành ngữ, cao dao, tục ngữ, dân cacủa người xưa. Ở đó, họ thể hiện và tổng hợp những tri thức, những cảm nhận củacon người về những nét đặc trưng văn hóa của một làng, một vùng đất nào đó.
Tài liệu liên quan
- Ý nghĩa của cây và lá chuối trong các nghi lễ ở đền thờ hindu giáo (qua khảo tả dân tộc học đền thờ sri mariamman singapore
- 9
- 7
- 0
- Luận văn thạc sĩ USSH thơ nguyễn khoa điềm dưới góc nhìn văn hóa
- 103
- 2
- 0
- Luan van chinh thuc, nhân vật chèo truyền thống dưới góc nhìn văn hóa
- 126
- 54
- 0
- Luận văn thạc sĩ VNU UEd dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa
- 132
- 2
- 0
- Trang phục của tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương từ góc nhìn văn hóa - xã hội và môi trường tự nhiên
- 8
- 0
- 0
- LUẬN văn THẠC sĩ HAY đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa
- 127
- 4
- 0
- LUẬN văn THẠC sĩ HAY thơ tình của xuân quỳnh từ góc nhìn văn hóa
- 106
- 10
- 0
- Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá
- 118
- 10
- 0
- MỸ HỌC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA JAPANESE TRADITIONAL AESTHETICS FROM CULTURAL PERSPECTIVE
- 6
- 5
- 0
- (Luận văn thạc sĩ) Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa
- 90
- 1
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(13 MB - 183 trang) - Đền thờ hindu giáo tại thành phố hồ chí minh dưới góc nhìn văn hóa Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đền Subramaniam Swamy
-
Đền Hindu Giáo (P.2) – Đền Subramaniam Swamy - Đăng Anh
-
Vẻ đẹp Kỳ Bí Của Những Ngôi Chùa Ấn Giáo ở Sài Gòn - DU LỊCH
-
Tham Quan Ngôi đền Ấn Độ đầu Tiên ở Sài Gòn - Đền Subramaniam ...
-
Đền Subramaniam Swamy Hay Đền Hindu Ở Sài Gòn Chi Tiết Về ...
-
Đền Subramaniam Swamy
-
Đền Subramaniam Swamy, Đông Nam Bộ - Cartogiraffe
-
Đền Subramaniam Swamy, Hồ Chí Minh City
-
Đền Ấn, Một Góc Tâm Linh Riêng Của Sài Gòn - Cartimes
-
Các Ngôi đền Ấn Độ Tại Sài Gòn - Thoi Bao Newspaper
-
[PDF] KIẾN TRÚC ĐỀN THỜ HINDU GIÁO TẠI THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH ...
-
Chùa Ấn Độ Tên Chùa Ông ở Sài Gòn - Facebook
-
Chim Cánh Cụt Travel | ĐI THĂM ĐỀN ẤN Ở SÀI GÒN - Facebook
-
Subramaniam Swamy Temple Map - Ho Chi Minh City, Vietnam
-
Chùa Bà Ấn (Đền Mariamman) - Ngôi đền Với Kiến Trúc Trăm Năm ...
-
Chùa Ấn Độ - điểm Khám Phá Kiến Trúc Hindu Giáo Tại Sài Gòn
-
[PDF] Đền Ấn Độ Giáo ở Thành Phố Hồ Chí Minh