Đền Thờ Lý Thái Tổ Chưa Có địa điểm để Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
Một công trình của Đại lễ 1000 năm Thăng Long
Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh tại chùa Cổ Pháp. Khi ông lên 3 tuổi, mẹ ông đem con cho sư Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và được đặt tên là Lý Công Uẩn. Sau đó được vị cao tăng là Vạn Hạnh chùa Lục Tổ nuôi dạy.
Sư Vạn Hạnh nhìn thấy ở Lý Công Uẩn từ lúc trẻ thơ “đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy, gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”. Lúc đó triều Tiền Lê (980-1009) đang trị vì nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).
Nhà sư Vạn Hạnh được Vua Lê Đại Hành và nhà Tiền Lê rất trọng vọng, coi như cố vấn chính trị, mọi việc quốc gia đại sự như chống Tống, đánh Chiêm đều tham khảo ý kiến nhà sư.
Do sự tiến cử của Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn được cử làm Điện tiền quân đời Lê Trung Tông (1005), Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ rồi Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005-1009). Sau khi Ngọa Triều Lê Long Định mất, triều thần suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra vương triều Lý (1009-1225).
Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là “Theo ý trời”). Tháng 7, Thuận Thiên nguyên niên (1010) bèn dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành Thăng Long thành.
Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, để tưởng nhớ công ơn của vị Anh hùng dân tộc, UBND TP Hà Nội đã ra đề án xây đền thờ Vua Lý Thái Tổ ngay trên mảnh đất người đã có công dời đô, đánh dấu mốc son trong lịch sử, sự phát triển của Hà Nội - Thủ đô của nước Việt Nam, ngày nay là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch quan trọng của cả nước. Ngày Đại Lễ đang đến gần, công việc vẫn bộn bề, các nhà khoa học, các nhà quản lý vẫn chưa có sự thống nhất.
Chưa tìm được địa điểm thích hợp
Sở VH-TT&DL đã đề đạt ý kiến lên UBND TP Hà Nội về việc xây đền thờ Lý Thái Tổ trong khu Thành cổ và có nguyện vọng Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội cùng phối hợp với Sở VH-TT&DL thực hiện.
Thế nhưng, khu di tích Thành cổ Hà Nội và di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Việc xây dựng đền thờ Vua Lý Thái Tổ trong khu Hoàng thành vi phạm vào Luật Di sản, khó được UNESCO chấp nhận.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội cũng đã kiến nghị lên UBND TP Hà Nội không chấp thuận việc xây Đền Vua Lý Thái Tổ trong khu Hoàng thành Thăng Long.
UBND TP Hà Nội lại có công văn giao cho Sở VH-TT&DL nhiệm vụ trọng tâm năm 2008 “Tiếp tục hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học để quyết định địa điểm xây dựng công trình đền thờ Lý Thái Tổ”.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội cho biết: “Ngày 28/1/2007, Bộ VH-TT&DL ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia, công nhận di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật với khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Khu di tích Thành cổ Hà Nội và di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu sẽ thành một thể thống nhất, thuận lợi cho việc làm hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Việc xây dựng đền Vua Lý Thái Tổ trong Hoàng thành là vấn đề liên quan đến lịch sử, những vấn đề về tâm linh, biến khu Hoàng thành không còn giữ nguyên hiện trạng.
Khi chúng ta xây dựng đền, phải đào móng, đào xới khu Hoàng thành, động đến những di vật còn sót lại của một thời đã yên nghỉ từ ngàn đời, giờ bị xáo trộn. Hoàng thành mất đi sự trung thực của lịch sử. Sẽ làm rào cản cho việc UNESCO công nhận Hoàng thành là di sản văn hóa thế giới”.
Không đồng tình việc xây đền thờ vị vua Lý tại khu Hoàng thành nơi ông đang làm công tác quản lý, nhưng nghĩ việc xây đền là cần thiết nên ông thay mặt Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội cùng một vài đồng chí lãnh đạo của Sở VH-TT&DL đã có những buổi đi tìm địa điểm xây dựng đền thờ vị vua đầu tiên trong triều đại nhà Lý mà vẫn chưa tìm thấy được một không gian thích hợp.
Ngôi đền không thể nằm lọt thỏm giữa bốn bề đâu đâu nhà cao tầng cũng mọc lên san sát. xây dựng đền không thể làm bằng việc giải phóng mặt bằng, di dời các hộ dân, điều đó làm mất đi sự tôn nghiêm, trang quý.--PageBreak--
Xây một ngôi đền mới ở Hà Nội: Liệu có cần thiết?
Theo NGND - GS Đinh Xuân Lâm: “Vua Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư chật hẹp không thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, ông đã thấy thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước.
Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Xây dựng đền thờ Lý Thái Tổ trên mảnh đất ông đã chọn làm nơi định đô là đạo hiếu người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”, là một chủ trương đúng, quan trọng nhất là việc tìm ra địa điểm. Nếu xây đền Vua Lý Thái Tổ trong khu Hoàng thành sẽ vi phạm Luật UNESCO, làm biến dạng di tích lịch sử, ký ức lịch sử ngày càng mai một đi.
Ký ức lịch sử mất đi thì lịch sử cũng không còn. Hiện tại có tượng Vua Lý Thái Tổ ở vườn hoa Chí Linh trong không gian rộng lớn, có thể xây đền thờ Vua Lý ngay đằng sau tượng, không cần quá tốn diện tích, lại vừa trang nghiêm. Đây là vị trí tốt đẹp nhất, du khách có thể chiêm ngưỡng tượng lại tiện việc thắp hương”.
Theo GS, bài học to lớn về phim Thái tổ Lý Công Uẩn. Phải chăng là do chúng ta quá chú trọng làm những gì quá hoành tráng và to tát. Thực ra, chủ đề hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long làm sao để xây dựng được bất cứ một công trình gì cũng nổi bật tinh thần văn hóa, văn hiến, một thành phố hòa bình.
Nhà nghiên cứu Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc trước sau như một cho rằng: “Không xây đền thờ Vua Lý Thái Tổ trong nội thành vì vị trí đặt đền không ứng với điều kiện nào cả.
Chỉ riêng việc chọn lựa địa điểm xây cũng không có. Trong nội thành đã có tượng của vua ở Bờ Hồ. Cách Hà Nội không xa, gần 20km về phía bắc, đền Đô, quê hương của Vua Lý Công Uẩn.
Đền Đô - còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, có từ ngàn đời nay đã ăn sâu vào tâm tư tình cảm của con người. Đền được xây dựng vào thế kỷ XI (1030) trên khu đất phía đông nam Hương Cổ Pháp, Châu cổ Pháp, thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Khu đất này theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về. Đền được xây dựng trên nền đất xưa kia Vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm “Sơn Lăng cấm địa”.
Dân làng Đình Bảng đã cho dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua. Khi Vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha và cũng từ đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.
Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian, tổng thể kiến trúc được kết hợp hài hòa, chạm khắc tinh xảo, thể hiện một công trình kiến trúc bề thế vững chắc trong khung cảnh thiên nhiên.
Hàng năm các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều đến dâng hương tại đền Đô, nơi đây trồng rất nhiều cây lưu niệm của các vị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng...
Nếu xây dựng đền thờ Vua Lý thì khi các cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải dâng hương, lễ lạt cả hai nơi, vừa trong nội thành lại ra ngoại thành, mất nhiều thời gian, xây dựng thêm sẽ gây lãng phí tiền của, tốn công sức, không cần thiết”.
Cũng đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc là nhà nghiên cứu Hà Nội học Giang Quân: “Đền Đô, nơi gốc tích của Vua Lý sinh ra lớn lên, làm nơi thờ cúng đã ăn sâu vào tình cảm, tín ngưỡng cả ngàn đời người dân xưa nay.
Trong nội thành đã có tượng đài Vua Lý Thái Tổ ở vườn hoa Chí Linh để chúng ta chiêm ngưỡng. Phải chăng chỉ cần thần thái, cốt cách, hiện hữu của vị Vua Lý Công Uẩn giữa trung tâm Hà Nội đã đủ rồi, không nhất thiết phải xây dựng thêm một ngôi đền nữa.
Với Hoàng thành thì chúng ta phải trân trọng di sản quý giá cho muôn đời, không nên và không được phép đào bới để tránh làm phương hại đến những di tích khác”.
GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chưa từng một lần được Sở VH-TT&DL mời đến để lấy ý kiến của các nhà khoa học về việc xây dựng đền Vua Lý Thái Tổ, nhưng ông cũng khẳng khái phát biểu quan điểm của mình: “Trong những công trình Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long, nhiều công trình không có tính khả thi, thực ra cho đến giờ vẫn chỉ là những dự án trên giấy, ngày đại lễ đang đến gần cần phải tập trung những công trình trọng điểm, xây dựng một vài cái đích đáng không nên đề ra nhiều dự án dàn trải, quá tốn kém kinh phí, công sức mà thời gian gấp rút làm không kịp.
Việc xây dựng đền thờ Lý Thái Tổ cũng nên xem xét lại, bởi cần suy nghĩ kỹ là có cần xây dựng một đền thờ mới ở Hà Nội không? Rất khó để tìm ra một không gian thoáng đãng để xây dựng đền, còn nếu xây trong thành Hà Nội thì phạm luật.
Nếu đưa ra xa trung tâm Hà Nội thì thay vì xây đền mới, hãy dành công sức sửa sang nâng cấp đền thờ Lý Bát Đế. Cái đẹp là sự hài hòa, sự kết hợp tương quan giữa cảnh quan thiên nhiên và cấu trúc tu tạo của con người. Cái đẹp không đơn thuần là sự hoành tráng mà là nét văn hóa gợi mở sự tinh tế, nét đẹp truyền thống...”.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long cho biết: “Mặc dù ý kiến của các nhà khoa học vẫn chưa đi đến thống nhất để chọn địa điểm xây dựng đền thờ Vua Lý Thái Tổ, và việc tìm ra một địa điểm vừa có yếu tố lịch sử, vừa phù hợp với tâm linh quả thật nan giải.
Đến thời điểm này, dự án vẫn còn nằm trên bàn chờ ý kiến của Thành ủy. Nhưng chắc chắn công trình này vẫn phải được tiến hành”
Từ khóa » đền Lý Thái Tổ
-
Lý Thái Tổ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Di Tích Lịch Sử Đền Đô - Ngôi Đền Của Các Bậc Đế Vương Nhà Lý
-
Đền Đô – Ngôi đền Của Các Bậc đế Vương Nhà Lý
-
Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý
-
Top 15 đền Lý Thái Tổ
-
Ngôi đền Thờ Phụng 8 Vị Vua Nhà Lý được Cấu Trúc Theo Kiểu "kinh đô"
-
Lãnh đạo TP Hà Nội Dâng Hương Tưởng Niệm Đức Vua Lý Thái Tổ
-
Mộ Hoàng Đế Lý Thái Tổ Không được Xây Lăng đá Chỉ ... - YouTube
-
Đền Thờ Lê Thái Tổ - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đền Đô
-
Nhà Bia Tưởng Niệm Vua Lý Thái Tổ - Văn Hóa Cố đô Hoa Lư Ninh Bình
-
Lễ Hội Đền Đô Kỷ Niệm 1012 Năm Ngày đức Vua Lý Thái Tổ đăng ...
-
Nhà Bia Tưởng Niệm Vua Lý Thái Tổ Tại Khu Di Tích Cố đô Hoa Lư
-
Thái Sư Lưu Cơ: Người Trao 'chìa Khóa' Thành Đại La Cho Vua Lý ...
-
Tượng Đài Vua Lê Thái Tổ (Hà Nội, Việt Nam) - Đánh Giá - Tripadvisor
-
Tìm Nơi Xây Dựng đền Thờ Vua Lý Thái Tổ - Vissai Group