Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi (Nam Sách – Hải Dương) - Chốn Thiêng

Giới thiệu chung

Đền Mạc Đĩnh Chi ở Long Động xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương là một trong những nơi mà vua Lê Chúa Trịnh đã dùng vũ lực đập phá sau thời vận 1593 nhằm tuyệt diệt hương hỏa họ Mạc; tiếp đến trong kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1953 chúng đã dùng vũ khí chiến tranh phá hủy đền chùa Long Động nhằm xóa đi những di tích lịch sử văn hóa quốc gia linh thiêng…

Lược sử

Làng Long Động vốn là mảnh đất linh thiêng, kể từ khi con người Việt cổ đặt chân lên mảnh đất này, có Trạng nguyên Mạc Hiển Tích và em Người là Tiến sĩ Mạc Kiến Quan.

Ngài Mạc Hiển Tích là người ở xã Lũng Động, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, tỉnh Hải Dương (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Đỗ Đệ nhất giáp Trạng nguyên khoa Bính Dần, niên hiệu Quảng Hựu thứ hai (1086) đời nhà Lý (Nhân Tông). Ngài được bổ làm Hàn lâm học sĩ, sau làm đến chức Thượng thư bộ lại. Đi sứ Chiêm Thành năm 1094. Ngài là một người có biệt tài về chính trị và là một trung thần nhà Lý. Sau này khi Mạc Thái Tổ lên ngôi Hoàng đế có truy tôn Ngài là Thủy Tổ Hồng Phúc Đại Vương.

Em của Ngài là Mạc Kiến Quan, cũng đỗ Tiến sĩ, cùng làm đến chức Thượng thư đời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) nhưng khác bộ (bộ Công). Huynh đệ đồng triều thật là hiếm có.

Cháu 5 đời của ngài Mạc Hiển Tích là Mạc Đĩnh Chi (1272-1346). Mạc Đĩnh Chi, tên tự là Tiết Phu, vốn người Lan Khê, huyện Bình Hà, Châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sau đó dời đến làng Lũng Động, nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Mạc Đĩnh Chi sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, nhưng không may cha mất sớm, gia đình bần hàn. Bù vào những thiệt thòi đó là sự thông minh xuất chúng của Mạc Đĩnh Chi và bà mẹ ông là người có tâm hồn lớn rất mực thương yêu con, tần tảo nuôi con ăn học đến nơi đến chốn, một phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Đến tuổi đi học Mạc Đĩnh Chi tỏ ra mẫn tiệp, học một biết mười, có tư chất thông minh hơn người. Đến kỳ thi đại khoa năm Hưng Long 12 (năm 1304) ông đỗ đầu Đệ nhất giáp, tức Trạng nguyên.

Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi với tài năng và đạo đức của mình, ông giành được sự tin cậy của triều Trần, lần đầu tiên ông được vua Trần Anh Tông cử đi sứ nhà Nguyên. Mạc Đĩnh Chi đã không hổ danh là một tân Trạng nguyên của Đại Việt với khí phách kiên cường, tinh thần tự tôn tự hào dân tộc và tài văn thơ ứng đối mẫn tiệp trước các đại thần của triều Nguyên, khiến cho vua quan triều Nguyên rất vị nể và thần phục phong cho học vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên và được các sứ thần triều Nguyên ghi chép rất trân trọng vào Bộ chính sử quốc gia.

Năm 1324, dù đã gần 60 tuổi, Mạc Đĩnh Chi được vua Trần Minh Tông tin tưởng cử đi sứ nhà Nguyên lần thứ hai, điều này chứng tỏ mức độ tin cậy tuyệt đối của vương triều Trần với Mạc Đĩnh Chi và ông đã hoàn thành xuất sắc trọng trách của một sứ thần. Chính nhờ có sự giao tiếp đắc nghi giúp sức nên trong khoảng hơn một trăm năm ngăn được sự nhòm ngó của Trung Quốc mà tăng thêm thanh danh cho văn hiến nước nhà.

Mạc Đĩnh Chi làm quan và hoạt động dưới 3 đời vua triều Trần : vua Trần Anh Tông (1293-1314), vua Trần Minh Tông (1314-1329), vua Trần Hiến Tông(1329-1341). Tuy làm quan nhưng Mạc Đĩnh Chi có tiếng là liêm khiết. Ông sống giản dị,lạc quan, mang hết tâm lực và trách nhiệm của mình để phục vụ đất nước. Năm 1339 Mạc Đĩnh Chi về trí sĩ ( lập trường dậy học ở Lan Khê ) được phong tước hầu. Mạc Đĩnh Chi tạ thế ngày 10/02 năm Bính Tuất(1346).

Cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi là Mạc Đăng Dung – ông sinh thành từ làng Cổ Trai, Kiến Thụy, Hải Phòng. Mạc Đăng Dung lấy ngôi của nhà Lê không phải từ tay một vua Lê anh hùng như Lê Lợi-một vua Lê có học vấn và tài năng lớn như Lê Thánh Tông mà từ những vua Lợn, vua Quỷ…sự thay thế này là hợp lẽ Đời và Đạo…

Mạc Đăng Dung nổi lên như một dũng tướng, sau xưng vương, lập nên một vương triều tồn tại trên 150 năm-Đó cũng là một triều đại tiến bộ, có thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực.

Như thế là Long Động khai khoa bảng, Cổ Trai khai đế nghiệp. Nên có đôi câu đối :

Long Động văn chương quang nhật nguyệt Cổ Trai đế nghiệp tráng sơn hà

Kiến trúc

Nhà hậu cung : Thờ Tam Hiền : Thủy Tổ Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan, Viễn Tổ Mạc Đĩnh Chi.

+ Đôi câu đối 1 : Lưỡng quốc trạng nguyên danh bất hủ

Tam hiền Lũng Động phúc trường lưu

+ Đôi câu đối 2 : Tổ tiên hiển linh ban tài chí

Cháu con phụng thờ hưởng lộc chung

Nhà Trung tế :

Đại tự :

+ Đại tự 1 : “Đạo Quán Cổ Kim”

+ Đại tự 2 : “ Trí”

Câu đối :

+ Đôi câu đối 1 : Lưỡng quốc trạng nguyên quang nhật Nguyệt

Hậu duệ phụng thờ thị hiển vinh

+ Đôi câu đối 2 : Long Động văn chương quang vạn cổ

Mạc triều khoa cử diệu thiên niên

Nhà tiền tế :

+ Đại tự : “Lưỡng quốc trạng nguyên”

+ Câu đối :

+ Đôi câu đối 1 : Long động ngàn năm linh khí tụ

Trạng nguyên muôn thuở tráng tâm lưu

+ Đôi câu đối 2 : Phát tích tổ tiên dòng họ Mạc

Lưu truyền con cháu dạ tâm ghi

Nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Chuông, nhà thiêu hương….

+ Bia ký (Tiền hiền bia ký) :

Niên hiệu, tháng 10 mùa Đông năm Tự Đức thứ 16(1863)

Đặc điểm, bia hình dẹt, đỉnh vòm, trán chạm vân xoắn, chữ tên trong ô vuông, diềm hai bên chạm hoa lá dây xoắn cách điệu.

Nội dung bia : ghi các bậc tiền hiền :

+ Mạc tướng công, tên tự là Hiển Tích, đỗ đầu tiến sĩ văn học khoa Bính Dần (1086)-triều Lý, được sung vào Hàn lâm viện, vinh dự được thăng chức(Lại bộ) làm quan đến chức (Thượng thư).

+ Mạc tướng công, tên tự là Kiến Quan, đỗ đầu tiến sĩ khoa Kỷ Tỵ(1089) triều Lý, vinh dự được thăng chức (Công bộ), đã từng làm quan đến chức (Thượng thư) .

+ Mạc tướng công, tên tự là Đĩnh Chi, khoa Giáp Thìn (1304) triều Trần, đỗ đệ nhất giáp, đệ nhất danh Trạng nguyên, cập đệ thái học sĩ, phụng đi sứ nhà Nguyên, được phong(Lưỡng Quốc Trạng Nguyên) đã từng làm quan đến chức (Thượng thư nhập nội đại hành khiển) kiêm trung thư tri quân dân trọng sự.

Hội Tư văn của bản xã lập Bia.Ngày lành tháng mùa xuân Ất Sửu-Tự Đức thứ 18(1865).

_____________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

The Mac Dinh Chi Temple in Long Dong commune, Nam Tan ward, Nam Sach district, Hai Duong province, is one of the places where King Le Lord Trinh used force to destroy after the 1593 destiny in order to annihilate the Mac clan; then in the resistance war against French colonialism in 1953, they used military weapons to destroy the Long Dong temple in order to erase the sacred national historical and cultural relics.

Tiếng Trung (Chinese)

海防省南沙区南新镇龙洞村的麦定之庙是历史上泰国国王莱朝庭在1593年的战斗中使用武力摧毁的地方之一,旨在消灭麦氏家族;然后在1953年抗击法国殖民统治的战斗中,他们使用军事武器摧毁了龙洞寺庙,以消除国家历史文化圣地的遗迹。

Tiếng Pháp (French)

Le temple de Mac Dinh Chi dans la commune de Long Dong, quartier de Nam Tan, district de Nam Sach, province de Hai Duong, est l’un des endroits où le roi Le Seigneur Trinh a utilisé la force pour détruire après le destin de 1593 afin d’anéantir le clan Mac ; puis dans la guerre de résistance contre le colonialisme français en 1953, ils ont utilisé des armes militaires pour détruire le temple de Long Dong afin d’effacer les reliques historiques et culturelles nationales sacrées.

5/5 (1 bình chọn)

Từ khóa » đền Mạc đĩnh Chi