Đền Thờ, Miếu Mạo, đền Phủ Thờ Ai? - Đồ Gỗ Hưng Long
Có thể bạn quan tâm
Đền thờ
Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.
Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc. Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh… thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.
Miếu mạo
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng.
Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy Thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu Thổ Thần hoặc miếu Hậu Thổ.
Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lế, mở hội, nghing rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.
Đền phủ
Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).
Như vậy, đền, miếu, phủ là những công trình kiến trúc xuất phát ban đầu từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, nơi đây thờ các vị thánh thần theo truyền thuyết dân gian hoặc những vị anh hùng có công với đất nước, với địa phương được nhân dân tôn xưng là thánh (Đức Thánh Trần, Thánh Gióng, thành hoàng làng…) Ở mỗi đơn vị đình, miếu, phủ thường chỉ thờ 1 vị thánh thần theo tín ngưỡng của địa phương (đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, miếu thủy thần thờ thần nước, đình làng thờ Thành Hoàng làng của mỗi địa phương,…)
Từ khóa » đền Thờ Ai
-
Cách Phân Biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am
-
Cách Phân Biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am
-
Đền Thờ Ai Cập – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những điều Có Thể Bạn Chua Biết Về: đình, đền, Chùa, Miếu, Phủ
-
Chùa, Đình, Đền Nào Thờ Ai? - Ngô Tộc
-
Đền Cờn Nghệ An - Ngôi đền Thiêng Gần 1000 Năm Tuổi - Vinpearl
-
Phân Biệt đền Thờ, Miếu Mạo, đền Phủ Thờ Ai? - Họ Đồng
-
Cách Phân Biệt Đền, Chùa, Miếu, Phủ, Quán, Am | VTC - YouTube
-
Mục Đích Của Đền Thờ Là Gì? - Church Of Jesus Christ
-
Đền Thờ Thánh - Church Of Jesus Christ
-
Thần Linh Và đền Thờ Xứ Thanh Trong Dòng Chảy Văn Hóa Việt
-
Tour Du Lịch Lễ Hội, Thuê Xe Limousine Lễ Hội, Tour Du Xuân Ghép đoàn
-
Top 15 đền Miếu Thờ Ai
-
Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đền Lăng Sương
-
Lăng Và Đền Thờ Thủy Tổ Kinh Dương Vương