Đền Thờ Nhà Giáo Chu Văn An - Hải Dương


  • Trang chủ
  • Ban Quản lý Di tích
    • Ban quản lý Di tích Chí Linh
    • Tin tức hoạt động
    • Thông báo, kế hoạch
  • Di tích & Danh thắng
    • Di tích Quốc Gia
    • Di tích cấp Tỉnh
    • Di tích chưa xếp loại
    • Điểm du lịch
  • Du lịch - Dịch vụ
    • Tổ chức dâng hương báo công
    • Sản phẩm lưu niệm
    • Du lịch Phượt
    • Hoạt động ngoại khóa
    • Xin chữ - Ban khước
    • Nghi lễ hầu Thánh
    • Sắp lễ
  • Văn hóa
    • Lễ hội
    • Làng nghề
    • Ẩm thực
  • Hoạt động du lịch
    • Dịch vụ lưu trú
    • Địa điểm ăn uống
    • Vui chơi giải trí
    • Tiện ích
    • Cảm nhận du khách
  • Thư viện
    • Thư viện Ảnh
    • Thư viện Video
    • Tài liệu
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Liên hệ
  • Trang nhất
  • Di tích & Danh thắng
  • Điểm du lịch
Đền thờ nhà giáo Chu Văn An Tweet Thầy Chu Văn An hiệu là Tiều Ẩn – tự là Linh Triệt, thuỵ là Văn Trinh. Sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng H­ưng thứ 2 (1292) tại thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc thành phố Hà Nội). Cha là Chu Văn Thiện, mẹ là Lê Thị Chuân. 1. Tiểu sử: Thầy Chu Văn An hiệu là Tiều Ẩn – tự là Linh Triệt, thuỵ là Văn Trinh. Sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng H­ưng thứ 2 (1292) tại thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc thành phố Hà Nội). Cha là Chu Văn Thiện, mẹ là Lê Thị Chuân. Thuở nhỏ sớm có nghị lực, học rất giỏi, nghiêm khắc sửa mình, c­ương trực thẳng thắn, không màng danh lợi. ( Theo thần tích tại quê Thanh Liệt – Thanh Trì - Hà Nội, ông đỗ Tiến sỹ năm 12 tuổi). Mặc dù đỗ đạt cao như­ng ông không ra làm quan mà ở nhà đọc sách và dạy học tại thôn Văn. Trường Huỳnh Cung của thầy là cái nôi đào tạo hiền tài khắp xa gần. Có học trò là vương tôn, công tử, có học trò khoác áo thường dân, lại có cả học trò không phải người phàm tục. Chu Văn An thư­ờng nói với các học trò của thầy rằng: Ta chỉ dạy cho các trò làm nguời chứ không dạy cho các tro làm quan. Học trò của thầy nhiều ng­ười đỗ đạt cao vẫn giữ đức thanh liêm và làm nên sự nghiệp lớn nh­ư: Lê Quát, Phạm S­ư Mạnh. Cảm mến tài đức của thầy, vua Trần Minh Tông mời thầy về Thăng Long làm Tư nghiệp Quốc Tử giám và dạy thái tử học. Khi Trần Dụ Tông lên ngôi, vua ham thích vui chơi, trễ nải việc chính trị, bề tôi nhiều ng­ười vi phạm phép n­ước, đời sống nhân dân khổ cực cơ hàn – sư­u cao thuế nặng, bọn gian thần thì lộng quyền hà khắc ức hiếp dân lành. Vận mệnh đất nước ảm đạm bởi lũ quan tham. Thấy đ­ược tội ác tầy trời của những kẻ nịnh thần cần phải xử nghiêm để giữ yên kỷ c­ương phép n­ước, nhiều lần Chu Văn An thẳng thắn khuyên vua sửa trị nh­ưng vua không nghe. Thầy bèn dâng “Thất trảm sớ” xin chém đầu 7 tên nịnh thần nh­ưng vua bỏ qua không xem xét. ( Mai Thọ Đức, Trâu Canh, Bùi Khâm, Văn Hiến, Nguyễn Thanh Lương, Tâm Đức Ngưu, Đoàn Nhữ Cẩu). Đau lòng tr­ước nhân tình, thế thái thầy từ quan, treo mũ áo tại cửa Huyền Vũ, về núi Ph­ượng Hoàng, Chí Linh, dựng nhà dạy học, tìm cây thuốc chữa bệnh, làm thơ, viết sách l­ưu lại cho hậu thế. Sống giữa tùng xanh, trúc biếc, lấy tên Tiều Ẩn – ví mình như­ một tiều phu ẩn dật trong rừng. Tuy Chu Văn An ở chốn lâm tuyền nh­ưng tấm lòng vẫn đau đáu vận mệnh quốc gia. Và triều đình cũng không quên một nhân tài mẫu mực. Khi triều chính có đại sự, bao giờ cũng mời ông về tham dự. Mỗi lần nh­ư thế ông đều tâu bày thẳng thắn, hy vọng giữ vững kỉ c­ương, làm cho quốc thái, dân an, thể hiện một nhân cách lớn. Vua th­ường cho ng­ười mang lễ vật đến nhà ban tặng. Thầy th­ường từ chối và nếu có nhận lại đem chia cho mọi ngư­ời. Năm 1370, Trần Nghệ Tông lên ngôi thầy cả mừng, tuy tuổi đã cao, vẫn chống gậy về kinh bái yết. Vua ban chức gì ông cũng không nhận. Sau lễ bái yết, thầy trở lại nhà riêng ở Phượng Hoàng và mất tại đây vào ngày 26 tháng 11 năm Canh Tuất (1370) thọ 79 tuổi. Vua Nghệ Tông đ­ược tin liền cho quan triều đến tế, đặt tên Thụy là Văn Trinh, hiệu là: Tiều Ẩn Khang Tiết tiên sinh, sắc phong Th­ượng Đẳng Thần và cho phối thờ tại Văn Miếu, ban tiền làm đền thờ ở 27 xã có môn sinh của Chu Văn An. Đây là tr­ường hợp đặc biệt của giới nho sĩ nư­ớc nhà. Sau khi thầy mất, học trò làm nhà bên mộ đến cả năm, tế lễ để tỏ lòng thư­ơng tiếc thầy. Lịch sử dân tộc tôn vinh thầy là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất. Sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn: “Văn Trinh Công thờ vua thì nói thẳng tr­ước mặt; việc xuất hay xử đều có lí lẽ, rèn đúc nhân tài thành công khanh; cao th­ượng, tiết tháo, thiên tử cũng không bắt nổi làm tôi, nét mặt nghiêm nghị mà đạo làm thầy đ­ược tôn; lời nói lẫm liệt mà kẻ nịnh phải sợ. Đáng là bậc tôn s­ư của nhà nho n­ước Nam ta.” Sự nghiệp của Chu Văn An là sự nghiệp của một nhà giáo mẫu mực của muôn đời, là tấm gư­ơng sáng cho hâu thế noi theo. Sinh thời thầy có làm thơ, viết sách, nghiên cứu y dư­ợc, Chu Văn An biên soạn nhiều sách để dạy học và sáng tác nhiều thơ văn như­: Tứ th­ư thuyết ­ước, Tiều Ẩn thi tập, Tiều Ẩn quốc ngữ thi tập, Y học yếu giải…Nay phần lớn đã thất truyền, chỉ còn lại 12 bài thơ chữ Hán và tập Y học yếu giải. Những bài thơ còn lại đến nay phần lớn đư­ợc sáng tác trong những năm cuối đời ở Phư­ợng Hoàng như­ các bài: Linh sơn tạp hứng, Thanh L­ương giang, Miết trì, Xuân đán, Sơ hạ… Trong sự nghiệp giáo dục, Chu Văn An có nhiều cải cách tiến bộ khiến cho đương thời và mãi mãi về sau ghi nhận và trân trọng. Thầy là người đầu tiên truyền đạo Nho của Khổng Tử sang Việt Nam thành một đạo riêng biệt của người Việt đó là “Hữu giáo vô loại”, tức là nền giáo dục đi tới muôn dân. Trong khắp các nhà trường của chúng ta ngày nay đều dạy học sinh theo quan điểm “Học đi đôi với hành” Điều này 700 năm trước thầy Chu Văn An đã nói: “ Học mới chỉ là mắt, hành mới có chân. Có mắt, có chân mới tiến được, có biết mới làm được, có làm mới biết. Nhưng cái biết trong làm mới là cái biết thiết thực, cái biết sâu sắc nhất. Đã hơn sáu thế kỷ, kể từ khi Chu Văn An qua đời, những t­ư liệu viết về ông đã thất lạc nhiều, di tích liên quan đến ông cũng thay hình đổi dạng. thế nh­ưng, những gì ng­ười đời viết về ông còn lại đến hôm nay đều là những lời lẽ trân trọng, chí tình về một nhà giáo tài đức vẹn toàn. Những di tích dù ở chốn rừng sâu hay giữa đô thành hoa lệ đều có sức hấp dẫn lạ th­ường và đ­ược nhân dân nhiệt tâm gìn giữ. Sau khi Chu Văn An qua đời, tại nơi thầy làm nhà dạy học và sống những năm tháng thoái triều đã đư­ợc dựng ngôi đền thờ thầy gọi là đền Phư­ợng Hoàng. Kính thưa quý khách! Nơi chúng ta đứng đây là đền Phượng Hoàng – đền thờ thầy giáo Chu Văn An được xây dựng trên nền “Tiều Ẩn cổ bích” – một trong tám di tích cổ của đất Chí Linh. Di tích đền Thầy cách đây 700 năm chỉ còn lại phế tích. Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, các ban ngành đoàn thể đặc biệt là ngành giáo dục đã tiến hành cuộc đại trùng tu và tôn tạo các hạng mục công trình tại khu di tích bằng công đức của giáo viên và học sinh cả nước nhằm phát huy truyền thống văn hóa – giáo dục của nước nhà. Không chỉ vậy còn biến Phượng Hoàng thành một điểm du lịch thú vị của Chí Linh. 2. Đền thờ thầy giáo Chu Văn An Đền thờ tọa lạc trên núi Phượng Hoàng. Còn được gọi là “Phượng Sơn linh từ”. Đền đ­ược xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng. Đền được xây dựng theo thuyết phong thuỷ của ng­ười x­ưa, phía tr­ước có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phư­ợng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì lân và núi Phượng Hoàng nh­ư sải cánh của con chim ph­ượng. Đền Chu Văn An kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái. Nghệ thuật trang trí của đền theo đề tài tứ linh, tứ quý: long, ly, quy, ph­ượng, tùng, cúc, trúc, mai. Các bức y môn sơn son thiếp vàng trang trí theo hình t­ượng: rồng chầu hoa cúc mãn khai. Đền thờ Chu Văn An gồm năm gian tiền tế và một gian Hậu cung. Có 5 ban thờ: Phía trong Hậu cung đặt tượng thờ thầy giáo Chu Văn An, t­ượng bằng đồng, nặng 100kg trị giá 79 triệu đồng do ĐH Kiến trúc công đức, trên là bức đại tự với hàng chữ “ Vệ dực chính đạo”. Ban tiếp theo là thờ gia tiên họ Chu, bên trên có bức đại tự “ Chính học thuần hành”. Ban chính giữa là ban công đồng, có 3 bức đại tự: Bức ở giữa “ Chấn phấn Nho học”; bức bên trái là “Minh thánh đạo”; bức bên phải là “Nhân trí dũng” và toàn bộ hoành phi câu đối ca ngợi đức độ Chu Văn An. Ban phía bên tay phải từ trong ra là ban thờ học trò thầy Chu Văn An, ban bên trái thờ Sơn thần Phượng Hoàng. Kiến trúc giai đoạn một bao gồm các hạng mục công trình: đền chính, sân thượng, các bậc đá, hai đuôi rồng đá, sân chung với hai nhà giải vũ, sân hạ và hai nhà bia. Đặc biệt hai rồng đá kiến trúc theo kiểu rồng thời Trần chắc, khoẻ, các bậc đá đều xây dựng theo kiểu thất trảm sớ ( có 7 bậc). 3. Lăng mộ Thầy Chu Văn An Lăng mộ Thầy tọa lạc trên mỏm núi Ph­ượng Hoàng giữa rừng thông bát ngát, cảnh quan thiên nhiên khu lăng mộ Chu Văn An khá đẹp. Di tích đền thờ nhà giáo Chu Văn An đ­ược khôi phục, tôn tạo lại vào năm 1997, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân xa gần cũng như­ giáo giới trong cả n­ước . Kiến trúc xây liền khối theo hình chữ nhật theo h­ướng Đông Nam. Trang trí mỹ thuật chính tập trung khắc hoạ hình t­ượng: Cuốn sách và giải bút nhọn thể hiện cho đức nghiệp thanh cao, trong sáng vì sự nghiệp giáo dục đất nư­ớc của thầy Chu Văn An. 4. Điện Lưu Quang nằm bên phải đền về phía tây – tương truyền là nơi Thầy dạy học khi về núi Phượng Hoàng. Đến với mảnh đất Chí Linh là đến với một mảnh đất láng hồn thiêng sông núi. Thiên nhiên thơ mộng và khí thiêng sông núi nơi đây đã đi vào thơ ca, nhạc, họa tự bao đời. Mảnh đất này không chỉ làm say lòng các tao nhân mặc khách tài hoa mà còn nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người khiến ta yêu thiên nhiên và say mê cái đẹp. Mỗi khi lòng mình u ẩn bởi những lo toan, tất bật của cuộc sống thường nhật hay mệt mỏi trước thế thái nhân tình, hãy tìm về với sông núi nơi đây, đắm mình trong sắc biếc của thông mã vĩ, lặng nghe tiếng suối reo rì rào, bao mệt mỏi buồn lo sẽ tan đi và lại thấy bao điều kì diệu sẽ mở ra trước mắt. 5. Phong tục - Lễ hội: (Theo âm lịch) Đền thờ nhà giáo Chu Văn An đã trở thành một địa chỉ tâm linh cho các thầy cô giáo, các em học sinh và nhân dân cả nước. Vào những ngày lễ du khách về chiêm bái đền Thầy rất đông. Nhiều sở giáo dục, phòng giáo dục, nhiều trường đến đền Thầy làm lễ dâng hương, phát thưởng, xin chữ Thánh Hiền cho Giáo viên và học sinh. - Lễ hội mùa xuân: diễn ra vào tháng Giêng - Lễ hội mùa thu: diễn ra vào tháng 8 – mùa khai giảng. (lễ chính ngày 25 tháng 8 – Sinh nhật Thầy) - Lễ hội Về Nguồn: diễn ra vào 26 tháng 11 – tưởng niệm ngày mất của Thầy. - Trước khi vào mùa thi khách đến lễ Thầy xin lộc thi cử rất đông - Những năm gần đây, Ngày 20 – 11, rất nhiều du khách đến dâng hương Thầy. Tìm về huyền thoại: Không ít thầy cô và các em học sinh thắc mắc: - Vì sao sau khi từ quan, Thầy lại chọn mảnh đất Chí Linh để sống những năm tháng cuối đời? - Vì sao Thày lại chọn núi Phượng Hoàng trong khi núi Chí Linh có đủ Long, Lân, Quy, Phượng? - Thầy đã sống và làm việc như thế nào giữa núi Phượng Hoàng xanh biếc sắc thông? - Tại sao bên cạnh Lăng mộ Thầy trên đỉnh núi có một giếng nước không bao giờ cạn? Bị thôi thúc bởi những câu hỏi đó, nhiều trường đến đền Thầy làm lễ dâng hương, và tìm câu trả lời từ những Thuyết minh viên của Ban Quản lý di tích thị xã Chí Linh. Ngày hội lớn của ngành Giáo dục: Sơ kết 1 năm hưởng ứng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngày 22 tháng 8 năm 2009, Bộ Giáo dục đã tổ chức “Lễ Tuyên dương những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” tại đền Thầy và được truyền hình trược tiếp trên 2 kênh VTV2 và VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam. Lễ hội về nguồn: Ngày 26 tháng 11 ( âm lịch) Ban Quản lý di tích Chí Linh sẽ phối hợp với các ban ngành có chức năng, tổ chức lễ hội Về Nguồn tại đền thờ nhà giáo Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng – Chí Linh – Hải Dương. - Ngày 24 tháng 11 tổ chức ngoại khoá “ Chí Linh mảnh đất – con người” - Sáng ngày 25 tháng 11: Chương trình Thơ Về Nguồn của Hội Cựu giáo chức Chí Linh. Có sự giao lưu với các Câu lạc bộ thơ trong và ngoài tỉnh Hải Dương. - Tối ngày 25 tháng 11: Chương trình văn nghệ Về Nguồn – hát những bài hát về Chí Linh – Hải Dương, về Người Thầy, về Mái Trường. Ban tổ chức sẽ mời tham dự và tôn vinh : Tác giả của những bài hát về Chí Linh – Hải Dương ; những giọng ca của các thầy cô giáo và các em học sinh ... - Ngày 26: Lễ Dâng hương tưởng niệm thầy giáo Chu Văn An của Ngành giáo dục Hải Dương và các tập thể cá nhân có tâm về với đền Thầy. Từ khóa: chu văn an

Tổng số điểm của bài viết là: 55 trong 12 đánh giá

Xếp hạng: 4.6 - 12 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Những tin mới hơn

  • Chùa Thanh Mai (15/10/2016)
  • Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc (16/10/2016)
  • Khu di tích Phượng Hoàng (13/01/2017)
  • Khu di tích Đền Gốm (Cổ Thành, Chí Linh, Hải Dương) (13/01/2017)
  • Khu di tích Đền Cao (15/10/2016)
  • Đền Quốc Phụ (15/10/2016)
  • Đền Sinh - Đền Hóa (15/10/2016)
  • Đền thờ bà Chúa Sao Sa (15/10/2016)
  • Chùa Huyền Thiên (15/10/2016)
  • Đình Chí Linh (15/10/2016)
hotline Bản đồ du lịch Chí Linh map chilinh Cẩm nang du lịch Chí Linh

Lễ hội

Điểm tham quan

Kinh nghiệm DL

Mua sắm

Dịch vụ lưu trú

Dịch vụ ẩm thực

Vui chơi giải trí

Dịch vụ Y tế

Ngân hàng - ATM

Bài viết được xem nhiều
  • HÀNG NGHÌN GIÁO VIÊN, HỌC SINH GHÉ THĂM ĐỀN THỜ THẦY GIÁO CHU VĂN AN NHÂN THÁNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 HÀNG NGHÌN GIÁO VIÊN, HỌC SINH GHÉ THĂM ĐỀN THỜ THẦY GIÁO CHU VĂN AN NHÂN THÁNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
  • LỄ GIỖ TỔ THẬP VỊ GIA TIÊN LỄ GIỖ TỔ THẬP VỊ GIA TIÊN
lien he qc Mạng xã hội Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Cách Vẽ đền Thờ