Đền Thờ Nữ Tướng Lê Chân - Báo Hà Nam điện Tử

Tin nóng:

  • Chính trị: Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước

  • Chính trị: Đổi mới tổ chức bộ máy nhưng không gián đoạn công việc, phải có sự nối tiếp, liên tục

  • Chính trị: Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

  • Học và làm theo gương Bác: Học tập và làm theo Bác ở Hợp tác xã Nông nghiệp Nhân Mỹ

  • Kinh tế: Vì sao giá bất động sản tăng đột biến?

  • Du lịch: Công bố biểu trưng (logo) du lịch Hà Nam

  • Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria

  • Xây dựng Đảng - Chính quyền: Triển khai công tác tuyên truyền phục vụ Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh 

Báo Hà Nam điện tử Quê hương núi Đọi sông Châu Đền thờ Nữ tướng Lê Chân 12964 05:08 16/01/2021 bình luận

Theo sử sách ghi lại Nữ tướng Lê Chân sinh ngày mùng 8 tháng 2 năm 20 đầu Công nguyên. Bà sinh ở miền biển Quảng Ninh; lập trang ấp, rèn quân binh tại thành phố biển Hải Phòng nhưng lại tuẫn tiết ở miền núi vùng Lạt Sơn (nay là thôn Hồng Sơn, Kim Bảng, Hà Nam).

Mang mối thù nhà, nợ nước, nghe lời truyền hịch cứu nước của Trưng Nữ Vương, Lê Chân đã đem nghĩa quân theo Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đánh giặc, cứu nước oai hùng của những nữ tướng đầu Công nguyên trong lịch sử nước ta. Những nữ tướng tuổi đôi mươi, dưới ách thống trị của giặc phương Bắc đã sớm có chí hướng mưu đồ nghiệp lớn. Dưới cờ tụ nghĩa, các nữ tướng đã cùng nhân dân cả nước khởi nghĩa đuổi giặc Hán.

Kỳ tích anh hùng đó, tinh thần bất khuất đó đã khiến hình bóng và anh linh của Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng luôn được nhân dân ngàn đời hương khói phụng thờ. Nữ tướng Lê Chân - Chưởng quản binh quyền, nữ tướng miền biển, đền thờ của bà có ở 4 nơi: Quảng Ninh quê cha đất mẹ; Hải Phòng nơi khai phá đất đai, chiêu mộ anh tài nuôi nghiệp lớn; Hà Nội nơi bà lập sới vật rèn luyện quân sĩ và Hà Nam nơi đặt căn cứ địa và cũng là nơi bà tuẫn tiết để bảo toàn khí tiết sau khi quân Hán phản công đánh bại cuộc khởi nghĩa.

Đền thờ Nữ tướng Lê Chân
Đền thờ Nữ tướng Lê Chân tại thôn Hồng Sơn (Thanh Sơn, Kim Bảng). Ảnh: Bình Nguyên

Núi Giát Dâu là ngọn núi cao nhất vùng Lạt Sơn, nơi đây ngày 13 tháng 7 năm 43, không địch lại giặc Hán, nữ tướng đã tuẫn tiết gieo mình từ trên đỉnh núi xuống thung lũng. Nhân dân trong vùng tưởng nhớ lập bàn thờ dưới chân núi, xây dựng chùa và đền thờ bà, nơi này vẫn còn dấu tích trong rừng Lạt Sơn. Theo ông Dương Hồng Ngàn, Trưởng Ban quản lý di tích đền Lê Chân, đền thờ bà trước đây được xây dựng trên đồi Ông Tượng. Một hôm chiếc nón thờ trong đền tự nhiên bay về đậu xuống mảnh đất là đền hiện nay nên nhân dân bèn chuyển đền về dựng tại đây. Nơi đền dựng là đầu làng và cũng là cửa rừng Lạt Sơn. Người dân Lạt Sơn xưa vào rừng lấy củi, làm nương rẫy đi qua đền rất thành kính, nghiêm trang. Ngoài tuần tiết mồng một, hôm rằm hằng tháng đèn hương, dân làng Lạt Sơn còn có lệ tế Thánh đầu xuân vào ngày mùng 6 tháng Giêng tại đền gọi là lễ Khai Sơn – mở cửa rừng, cầu mong dân làng vào rừng làm ăn được may mắn.  

Đền Lê Chân hiện nay nằm trên Đường Lê Chân, thôn Hồng Sơn, mặt chính điện quay hướng Nam. Trước cửa đền ngày trước là sông Ngân – chi lưu của sông Đáy, phía sau đền gối vào đồi Ông Tượng. Trò chuyện với nhiều người dân vùng Lạt Sơn họ đều nhớ đến các kỳ lễ hội ở đền, trong đó lễ hội lớn nhất là vào ngày 13 tháng 7 hằng năm, ngày hóa của nữ tướng. Sông Ngân bắt nguồn từ địa phận thôn Đồng Sơn, xã Liên Sơn, chạy men theo dãy núi qua các thôn Bút Sơn, Lạt Sơn của xã Thanh Sơn (Kim Bảng), qua thị trấn Kiện Khê rồi lại đổ nước vào sông Đáy ở địa phận thôn Đò xã Thanh Thủy (Thanh Liêm). Tháng 7, mùa nước lên muốn sang hội đền, người dân phải men theo chân núi, men theo mép sông đội lễ sang dự. Năm nào nước cao người dân đi ven triền núi, nước thấp lội sát bờ để đến đền. Đi lại hiểm trở nhưng hội đền bao giờ cũng đông du khách trẩy hội. Họ từ các tỉnh xung quanh đổ về tế lễ, hầu bóng, tham dự các trò chơi. Các trò hội ở đền thường có đua thuyền câu giữa các giáp trong làng, leo cầu phao, đánh cờ, chọi gà.

Nhớ nhất với ông Dương Hồng Ngàn cũng như dân thôn Lạt Sơn là từ khi con đê sông Ngân được xây dựng, người dân không còn đi bộ mà đi thuyền tham dự lễ hội. Khách đi hội lên thuyền từ sông Đáy, vào sông Ngân hoặc lên thuyền từ bến sông đầu làng vào hội đền.

Ông Ngàn cho biết năm mười tuổi ông đã biết theo bố chèo thuyền chở khách đi hội. Hội đền trước bắt đầu từ ngày mùng 1 đến hết ngày 13/7 âm lịch hằng năm, những ngày đó trên bến dưới thuyền, đông vui tấp nập. Ngày 13 là ngày chính hội, vào sáng sớm dân làng và du khách về tập trung tại đền làm lễ rước kiệu vào đình làng. Đoàn rước theo đường thủy vì thế số lượng thuyền khá nhiều với đủ loại thuyền lớn nhỏ, có thuyền đinh, thuyền câu, thuyền nan, thuyền thúng… Đi đầu đoàn rước là thuyền chở đội chiêng trống, phường bát âm, tiếp sau là đội cờ thần, bát biểu, chấp kích và hai thuyền đinh lớn chở kiệu rước. Thuyền chở kiệu rước bát hương và lễ vật đi trước, thuyền chở kiệu rước long ngai và tượng nữ tướng bằng đồng đi sau. Hai bên kiệu đều có thuyền nan chở người dâng tàn, lọng che kiệu. Sau hai thuyền rước kiệu là thuyền chở đội tế, thuyền chở đại diện các chức sắc trong làng và du khách thập phương. Đến bến sông đầu làng, đoàn rước dừng lại, lên bờ sắp xếp đội hình vào đình tế thành hoàng làng. Tế xong thụ lộc tại đình, đến đầu giờ chiều, dân làng lại tổ chức rước hồi từ đình về đền, làm lễ an vị, lễ tạ đóng cửa đình kết thúc lễ hội. 

Người dân đi lễ hội đền Lê Chân đông bởi sự ngưỡng vọng công ơn của bà, trong lòng dân thôn Lạt Sơn và nhân dân quanh vùng bà còn là “Quốc Mẫu nữ Chúa” là mẹ tinh thần nơi núi thiêng, rừng sâu, thung rộng che chở, bảo vệ, ban phúc cho mọi người. Những thâu đêm suốt sáng hát văn hầu đồng trong những ngày hội lễ đã chứng tỏ không khí linh thiêng của ngôi đền. Những trò hội đặc trưng càng làm nức lòng người dân trẩy hội. 

Đền Lê Chân hiện nay được xây dựng lại trên nền ngôi đền cũ, sông Ngân trước cửa đền đã bị lấp, phía trước là Đường Lê Chân dẫn vào các nhà máy, khu công nghiệp. Tổng thể kiến trúc khu đền gồm: Đền chính, phủ bóng, động Sơn trang, nhà khách và các công trình phụ trợ tạo thành một quần thể khép kín với diện tích trên 4.000m2. Trên sân, trước cửa đền tượng nữ tướng đứng oai nghiêm, tuốt kiếm hướng mặt về căn cứ địa xưa. Bức tượng được dựng trước khi xây lại đền (năm 2006) và được phỏng tác theo mẫu tượng nữ tướng ở đền Thủy An (Quảng Ninh) là nơi sinh của bà. Đền thờ Nữ tướng Lê Chân mãi mãi là địa chỉ tâm linh của người dân thôn Lạt Sơn và nhân dân trong vùng. Nhiều năm nay, đền Lê Chân ở Hà Nam đã kết nối được với đền thờ nữ tướng ở Quảng Ninh và Hải Phòng, vào những ngày lễ hội, các đoàn đại biểu, các đội tế đều có sự giao lưu và thực hành các nghi thức tế lễ thờ bà. Khoảng 5 năm nay, người dân thôn Hồng Sơn còn thành lập được Đội trống nữ với 35 chị em tham gia. Đội trống nữ thôn Hồng Sơn với những bài múa gợi lại không khí chiến trận xưa đã làm cho lễ hội đền thờ nữ tướng càng thêm sôi động và hứng khởi.

Khu đền thờ Nữ tướng Lê Chân ở Thanh Sơn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông đi trước. Đó là những công ơn không thể nào quên, chính quyền và nhân dân nơi đây đã và đang quan tâm tuyên truyền, giáo dục truyền thống văn hóa lịch sử cho thế hệ trẻ; bảo vệ cảnh quan và biết giữ gìn, phát huy giá trị di tích để đền thờ nữ tướng tiếp tục trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của Hà Nam.

Chu Bình

nữ tướng Lê Chân Đền thờ nữ tướng Lê Chân xã Thanh Sơn Kim Bảng

Bình luận bài viết

Gửi bình luận

Bình luận

Tin bài khác Tự hào vùng đất Duy Tiên Tự hào vùng đất Duy Tiên Đình Quan Phố và những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo Đình Quan Phố và những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo Âm vang tiếng trống cách mạng Bồ Đề Âm vang tiếng trống cách mạng Bồ Đề
  • Làng văn hóa Vạn Thọ xưa và nay

  • Dấu ấn mùa Thu lịch sử

  • Tết Độc lập năm 1969 trong ký ức người lính

  • Nữ quân nhân tiêu biểu

  • Danh sỹ đất Châu Cầu

  • Quảng bá vẻ đẹp Hà Nam qua những bức ảnh nghệ thuật

  • “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”

  • Lam Hạ ngày mới

o C
  • Đường dây nóng của BCĐ tỉnh về PCTN, TC
  • Chuyển đổi số
  • Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
  • van ban chi dao
  • Bien dao
  • Dien luc Ha Nam
  • sk & bl
  • Ho so tu lieu
  • Dia chi Ha Nam
  • Lien he QC

Truyền hình Internet

Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 18-2311

Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 18-23/11

  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 11
  • Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, xã Thanh Hương
  • Gần 230 VĐV tham gia Giải Bóng bàn Báo Hà Nam lần thứ XIII năm 2024
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 11
  • Giải bóng Bàn cúp Báo Hà Nam, nơi hội tụ những người yêu bóng bàn tỉnh Hà Nam
  • Tiếp tục đổi mới, hướng công tác trợ giúp pháp lý về cơ sở
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 28 tháng 10 đến 1 tháng 11

Tin mới

  • Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

    Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

  • Kinh nghiệm quá cảnh tại các sân bay ở Trung Quốc

    Kinh nghiệm quá cảnh tại các sân bay ở Trung Quốc

  • Tại sao cần chọn RAM 16 GB khi mua máy tính xách tay

    Tại sao cần chọn RAM 16 GB khi mua máy tính xách tay?

  • Với hơn 400 triệu, mua được xe SUV đã qua sử dụng nào cho dịp cuối năm

    Với hơn 400 triệu, mua được xe SUV đã qua sử dụng nào cho dịp cuối năm?

  • Ăn tỏi có phòng đột quỵ

    Ăn tỏi có phòng đột quỵ?

  • Hổ dữ bất ngờ tấn công, người đàn ông thoát chết trong gang tấc

    Hổ dữ bất ngờ tấn công, người đàn ông thoát chết trong gang tấc

  • Chìm tàu du lịch ở ngoài khơi Ai Cập, đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân

    Chìm tàu du lịch ở ngoài khơi Ai Cập, đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân

  • Đổi mới tổ chức bộ máy nhưng không gián đoạn công việc, phải có sự nối tiếp, liên tục

    Đổi mới tổ chức bộ máy nhưng không gián đoạn công việc, phải có sự nối tiếp, liên tục

Đọc nhiều

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

  • Bảo đảm quyền lợi cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

    Bảo đảm quyền lợi cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

  • Trường THPT chuyên Biên Hoà kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

    Trường THPT chuyên Biên Hoà kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

  • Thực hiện số hóa công tác bảo tàng

    Thực hiện số hóa công tác bảo tàng

  • Hội Doanh nhân trẻ tỉnh khởi công xây dựng nhà tình nghĩa

    Hội Doanh nhân trẻ tỉnh khởi công xây dựng nhà tình nghĩa

  • Tập huấn chính sách bảo trợ xã hội cho người khuyết tật

    Tập huấn chính sách bảo trợ xã hội cho người khuyết tật

  • Đặt làm trang chủ
  • Thông tin tòa soạn
  • Liên hệ quảng cáo
  • Đường dây nóng 0982 711 566
  • Sơ đồ website
  • Về đầu trang

Từ khóa » đền Thờ Bà Nữ Tướng Lê Chân