Đền Thờ Trần Hưng Đạo (Thành Phố Hồ Chí Minh) - Wikipedia

Đền thờĐức Thánh Trần Hưng Đạo
Cổng vào đền
Thờ phụng
Hưng Đạo đại vương
Trần Quốc Tuấn
? – 1300
Công tích2 lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược.
Thông tin đền
Thờanh hùng dân tộc
Địa chỉViệt Nam số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°47′26″B 106°41′40″Đ / 10,7906855°B 106,6944488°Đ / 10.7906855; 106.6944488
Thành lập1932
Xây mới1957 - 1958
Map
  • x
  • t
  • s

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một ngôi đền có lịch sử ở Thành phố Hồ Chí Minh và được xem là một trong những địa điểm tín ngưỡng linh thiêng của Thành phố.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng Trần Hưng Đạo ở sân đền

Đền được xây dựng năm 1932, trong một khuôn viên rộng lớn của chùa Vạn An cũ. Đến năm 1957, theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo, Hội Bắc Việt tương tế đã khởi công xây dựng lại đền vào ngày 28 tháng 7, và hoàn thành vào ngày 11 tháng 7 năm 1958. Về sau, đền còn được tu bổ nhiều lần

Kiến trúc, bài trí[sửa | sửa mã nguồn]

Lần lượt từ ngoài vào trong có:

Cổng và sân[sửa | sửa mã nguồn]

Đền thờ Trần Hưng Đạo

Có ba cổng vào đền, cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên. Cổng chính được thiết kế bề thế và đẹp đẽ, với mái ngói uốn cong, có trang trí hình rồng, phụng. Hai bên chân cột có đặt đôi tượng kỳ lân bằng đá cẩm thạch trắng, thực chất đây là tượng Sư tử đá Trung Quốc nhưng nay đã được rà soát xem là linh vật ngoại lai và đã trục xuất khỏi đền. Hiện nay tại Đền Trần Hưng Đạo không trưng bày tượng Sư tử hay kỳ lân mà chỉ có tượng ông Hổ (cọp) vốn là linh vật bản địa của người Việt. Trên trán cổng nổi bật 4 chữ Hán cỡ lớn (phiên âm): "Hưng Đạo Đại Vương", và tên ngôi đền cùng địa chỉ bằng tiếng Việt. Ở mặt ngoài của hai cột chính, có đôi câu đối viết bằng chữ Hán (tạm dịch):

Xem sử nhà Trần, nhớ mãi những chiến tích oanh liệt tích tụ lại Vào cửa miếu, thấy ánh sáng linh thiêng tỏa rạng ra.

Mặt trong của cổng, ở trên cao có bốn chữ triện: "Trần Triều Hiển Thánh", và phía dưới trên 2 cột chính cũng có đôi câu đối viết bằng chữ Hán. Cổng chính chỉ mở vào ngày rằm, ngày 30 (âm lịch) hằng tháng, và những ngày có lễ hội lớn trong năm. Hằng ngày, khách đến viếng thăm bằng cổng phụ. Qua cổng chính là một khoảng sân rộng lát gạch. Ở đầu sân, có đặt một pho tượng Trần Hưng Đạo bằng xi măng cốt sắt.

Đền thờ[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiền điện

Đền thờ xây ở cuối sân, cấu trúc theo hình chữ "đinh" (chữ Hán: 丁), trên một diện tích khoảng 200 m2. Đây là một căn nhà 5 gian (ở 3 gian chính có 3 cửa liền nhau) xây bằng vật liệu gỗ và bê tông cốt thép, mái lợp ngói vẩy cá. Phía trên ba cửa nổi bật 10 chữ Hán (phiên âm): "Hiển thánh Trần triều Hưng Đạo Đại Vương linh từ" (Đền thờ của bậc hiển thánh linh thiêng là Hưng Đạo Đại Vương họ Trần).

Mặt trước cửa chính, có đôi câu đối viết bằng chữ Hán:

Núi Vạn Kiếp không có ngọn nào là không có hơi kiếm bốc hỏa, Sông Lục Đầu không có cơn sóng nào lại không có tiếng thu ầm vang.

Trong đền có hai khu vực là tiền điện và hậu điện.

  • Tiền điện được bày trí đẹp đẽ và trang nghiêm với tàn lọng, đồ bát bửu, đôi hạc, ngựa hồng, ngựa bạch, xương sườn cá ông (cong vút, dài gần 3 m), v.v...Ngoài ra, ở đây còn có nhiều tác phẩm chạm gỗ, được sơn son thiếp vàng rất mỹ thuật như: hương án, bao lam, hoành phi, liễn đối...; và nhiều bức phù điêu vẽ lại chiến trận Bạch Đằng 1288 và quang cảnh bốn mùa do các nghệ dân nhân gian thực hiện. Ở giữa tiền điện có bàn thờ thờ các vị tướng lĩnh tài giỏi đời Trần như: Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng.
  • Nội điện (hậu cung) cũng được trang trí đẹp đẽ và trang nghiêm như tiền điện. Đặc biệt, ngoài những hoành phi, liễn đối, phù điêu. Phù điêu ở đây diễn tả lại những sự kiện lớn của lịch sử đời Trần như: Hội nghị Diên Hồng (1824), Lời thề sông Hóa (1287), Trận Bạch Đằng (1288). Thông tin thêm: Cuối năm 1287, quân Nguyên Mông sang đánh nước Việt lần thứ ba. Khi nghe tin tướng của đối phương là Ô Mã Nhi kéo quân đến sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương (Trần Hưng Đạo) liền cho quân tiến qua sông Hóa (một nhánh sông của sông Thái Bình), nhưng nước sông cạn làm voi trận bị sa lầy mà chết. Để giữ vững tinh thần binh sĩ, ông chỉ xuống dòng sông Hóa mà thề: "Trận này không phá xong giặc Nguyên, thì không về đến khúc sông này nữa". Nghe vậy, quân sĩ ai nấy đều xin quyết chiến[1].
Tại nơi đây còn có tượng Trần Hưng Đạo nơi khám thờ ông. Pho tượng bằng đồng cao 1,7 m, được đúc ở tư thế người ngồi trên long ỷ, tay cầm quyển binh thư, và có thanh kiếm bạc dựng một bên; được nhóm thợ đúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội) khởi công đúc từ ngày 25 tháng 10 năm 1957 và khánh thành vào ngày 1 tháng 7 năm 1958. Phía trên pho tượng là bức hoành phi, giữa có thêu mấy chữ Hán (phiên âm): "Nam Quốc Cơ Công" (Công trạng xây dựng nền móng nước Nam). Cũng trên bức hoành phi này, phía trái có thêm 2 chữ "Đại nghĩa" (vì Nghĩa lớn), và phía phải có thêm hai chữ "Chí trung" (Hết lòng Trung). Hai bên bức hoành phi, còn có đôi câu đối chữ Hán (tạm dịch): Dòng dõi nhà vua, ngựa đá bao phen lo việc nước, Trần Triều danh tướng, bình vàng xã tắc điện sáng ngời.

Ngoài ra, ở hai bên tượng còn có bàn thờ đặt bài vị ba người con gái (trái) và ba người con trai (phải) của Trần Hưng Đạo. Bên cạnh các hạng mục trên, bên phải sân đền (ngoài cổng nhìn vào) còn có nhà "Trưng bày lịch sử đời Trần" được xây kiên cố. Bên trong ngôi nhà trưng bày một số hiện vật, như văn bản, bản đồ, đoạn trích bài hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo. Hằng năm, đền thờ đều có tổ chức các ngày lễ lớn, trong số đó có lễ giỗ (20 tháng 8 âm lịch) và lễ sinh (10 tháng chạp) của Trần Hưng Đạo[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968, tr. 153
  2. ^ Tổng hợp từ các nguồn đã dẫn.
  • x
  • t
  • s
Đền tại Việt Nam
Bắc bộ
  • An Sinh
  • An Xá
  • Bà Chúa Kho (BN)
  • Bà Chúa Kho (HN)
  • Bà Chúa Kho (HY)
  • Bách Linh
  • Bạch Mã
  • Bảo Hà
  • Bia
  • Cấm
  • Cửa Ông
  • Dạ Trạch
  • Dầm
  • Đinh Tiên Hoàng
  • Đoan
  • Đô
  • Đồng Xâm
  • Đuổm
  • Hai Bà Trưng
    • Đồng Nhân
    • Hạ Lôi
  • Hát Môn
  • Đền Hùng
  • Kiếp Bạc
  • Kim Liên
  • Kỳ Cùng
  • Lăng
  • Lê Đại Hành
  • Linh Tiên
  • Lương Xâm
  • Lý Quốc Sư
  • Mao Điền
  • Mẫu
    • Âu Cơ
    • Bát Tràng
    • Lào Cai
  • Mây
  • Ngọc Sơn
  • Phủ Dầy
  • Phù Đổng
  • Phụ Quốc
  • Phủ Tây Hồ
  • Quán Thánh
  • Quảng Phúc
  • Quốc Tử Giám
  • Sóc
  • Thánh Mẫu
  • Thánh Nguyễn
  • Thượng (LC)
  • Tiên La
  • Trần (NĐ)
  • Trần (TB)
  • Trần Thương
  • Tranh
  • Trù Mật
  • Vạn Kiếp
  • Vân Luông
  • Vân Thị
  • Voi Phục
  • Vực Vông
  • Xích Đằng
  • Xưa
  • Bà Chúa Me
Bắc Trung bộ
  • Bà Hải
  • Bà Triệu
  • Cuông
  • Thượng (NA)
  • Đông Hải
  • Đức Hoàng
  • Khai Long
  • Lê Hoàn
  • Miếu Ao
  • Nhà Bà
  • Ông Hoàng Mười
  • Quả Sơn
  • Văn miếu Huế
Nam Trung bộ
  • Bùi Thị Xuân
  • Đào Duy Từ
  • Diên Khánh
  • Lương Văn Chánh
  • Mỹ Sơn
  • Tăng Bạt Hổ
  • Trần Quý Cáp
  • Trường An
  • Đền thờ Trương Định
Nam Bộ
  • Bác Hồ (Long Mỹ)
  • Cao Lãnh
  • Châu Văn Liêm
  • Công Thần Vĩnh Long
  • Dinh Cô
  • Đức Thánh Trần (Long Hà)
  • Đức Thánh Trần (Tây Ninh)
  • Hải Thượng Lãn Ông
  • Hiển Trung
  • Kiến An
  • Lệ Châu
  • Nguyễn Hữu Cảnh
  • Nguyễn Tri Phương
  • Phật mẫu (Trảng Bàng)
  • Phật mẫu (Trường Hòa)
  • Thần An Lợi
  • Trấn Biên
  • Trần Hưng Đạo (Bến Củi)
  • Trần Hưng Đạo (Bình Long)
  • Trần Hưng Đạo (Tp.HCM)
  • Trần Quang Diệu (Phước Long)
  • Trần Văn Thành
  • Văn Thánh Vĩnh Long
  • Đền thờ Vua Hùng
    • Phú Riềng
    • Thảo Cầm Viên TP. HCM
    • Thới Bình
  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Đèo
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm
  • x
  • t
  • s
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Công trình hành chính
  • Bưu điện Sài Gòn
  • Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Công trìnhlịch sử - văn hóa
  • Nghĩa trang TP HCM
  • Nghĩa trang liệt sĩ TP HCM
  • Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
  • Bảo tàng Lịch sử TP HCM
  • Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM
  • Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
  • Bảo tàng Thành phố
  • Bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • Bến Nhà Rồng
  • Dinh Độc Lập
Công viên,khu sinh thái, phố đi bộ
  • Bến Bạch Đằng
  • Công viên 23 tháng 9
  • Công viên 30 tháng 4
  • Công viên Bách Tùng Diệp
  • Công viên Chi Lăng
  • Công viên Gia Định
  • Công viên Hoàng Văn Thụ
  • Công viên Lê Thị Riêng
  • Công viên Lê Văn Tám
  • Công viên Lịch sử – Văn hóa Dân tộc
  • Công viên Phú Lâm
  • Công viên Tao Đàn
  • Đầm Sen
  • Địa đạo Củ Chi
  • Địa đạo Phú Thọ Hòa
  • Rừng ngập mặn Cần Giờ
  • Suối Tiên
  • Bình Quới – Thanh Đa
  • Thảo Cầm Viên
  • Khu Tây ba lô – Phố đi bộ Bùi Viện
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ
    • Đường hoa Nguyễn Huệ
Công trình tôn giáo
  • Chùa Ấn Quang
  • Chùa Giác Hải
  • Chùa Giác Lâm
  • Chùa Giác Viên
  • Chùa Hoằng Pháp
  • Chùa Giác Ngộ
  • Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
  • Chùa Nghệ Sĩ
  • Chùa Phật Cô Đơn
  • Chùa Phụng Sơn
  • Chùa Tập Phước
  • Chùa Từ Ân
  • Chùa Vĩnh Nghiêm
  • Chùa Xá Lợi
  • Đại chủng viện Thánh Giuse
  • Đan viện Cát Minh
  • Đền Công Chính
  • Đền Hùng (Thảo Cầm Viên)
  • Đền thờ Đức Thánh Trần
  • Đình Minh Hương Gia Thạnh
  • Đình Thông Tây Hội
  • Hội quán Hà Chương
  • Hội quán Nghĩa An
  • Hội quán Nhị Phủ
  • Hội quán Ôn Lăng
  • Hội quán Tuệ Thành
  • Lăng Ông
  • Miếu Nổi
  • Nhà thờ Ba Chuông
  • Nhà thờ Cầu Kho
  • Nhà thờ Cha Tam
  • Nhà thờ Chí Hòa
  • Nhà thờ Chợ Quán
  • Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
  • Nhà thờ Đức Bà
  • Nhà thờ Hạnh Thông Tây
  • Nhà thờ Huyện Sỹ
  • Nhà thờ Tân Định
  • Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc
  • Thánh thất Sài Gòn
  • Thiền viện Vạn Hạnh
  • Tu viện dòng Thánh Phaolô
  • Việt Nam Quốc Tự
Nhà hát, sân khấu
  • Nhà hát Bến Thành
  • Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
  • Nhà hát Hòa Bình
  • Nhà hát Thành phố
  • Sân khấu kịch Idecaf
  • Rạp Công Nhân
Công trình thể thao
  • Nhà thi đấu Phú Thọ
  • Nhà thi đấu Tân Bình
  • Sân vận động Hoa Lư
  • Sân vận động Quân khu 7
  • Sân vận động Thống Nhất
Công trìnhthương mại - dịch vụ
  • Bitexco Financial Tower
  • Chợ An Đông
  • Chợ Bà Chiểu
  • Chợ Bến Thành
  • Chợ Bình Tây
  • Chợ Tân Định
  • Diamond Plaza
  • Landmark 81
  • Saigon Centre
  • Saigon Trade Center
  • Thuận Kiều Plaza
  • Union Square
  • Vincom Center Đồng Khởi
Công trìnhgiao thông - đô thị
  • Buýt đường sông
  • Cầu Mống
  • Đường Đồng Khởi
  • Đường Lê Lợi
  • Ga Sài Gòn
  • Hồ Con Rùa
  • Kênh Bến Nghé
  • Kênh Hàng Bàng
  • Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
  • Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
  • Khu đô thị mới Thủ Thiêm
  • Khu phố cổ Chợ Lớn
  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
  • Vinhomes Central Park
Khách sạn
  • Khách sạn Caravelle Sài Gòn
  • Khách sạn Continental
  • Khách sạn Grand Sài Gòn
  • Khách sạn Majestic Saigon
  • Khách sạn Rex
Khu công nghệ
  • Công viên phần mềm Quang Trung
  • Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Từ khóa » đền Trần Hcm