Đèn Tín Hiệu Giao Thông Là Gì? Quy Định Mới Áp Dụng

ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG – MỨC PHẠT VI PHẠM KHÔNG TUÂN THỦ ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG MỚI NHẤT

Nhắc đến đèn tín hiệu giao thông đường bộ, thì chắc rằng ai trong chúng ta cũng quá quen thuộc. Tuy nhiên, lâu lâu khi tham gia giao thông trên đường vẫn bất chợt thấy những tín hiệu đèn giao thông lạ. Vậy thực chất ý nghĩa của những tín hiệu giao thông này là gì? Chúng thường được sử dụng trong trường hợp nào? Thì hôm nay Trung Tâm đào tạo lái xe TPHCM sẽ giúp các bạn giải đáp.

Xem thêm:

  • Quy Định Về Làn Đường

ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG VÀ Ý NGHĨA TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG

Đèn tín hiệu giao thông cũng một phần nào đó giúp cho công tác hướng dẫn và điều khiển giao thông trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để thực hiện đúng tín hiệu với những quy định mà đèn tín hiệu giao thông thể hiện. Thì việc đầu tiên các bạn phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về đèn tín hiệu giao thông, nhất là ý nghĩa mà chúng mang đến.

Dưới đây là toàn bộ ý nghĩa những đèn tín hiệu giao thông đường bộ mà các bạn thường xuyên gặp khi tham gia giao thông.

den tin hieu giao thong

Đèn tín hiệu giao thông chính 3 màu

Đây là một loại đèn tín hiệu giao thông được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các tuyến đường giao thông hiện nay. Nó giúp cho công tác điều khiển và hướng dẫn giao thông phần nào dễ thở hơn.

Với 3 màu, 3 ý nghĩa riêng biệt, bắt buộc người tham gia giao thông thông biết tuân thủ khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường.

  • Màu đỏ: Có ý nghĩa báo hiệu cho các phương tiện lưu thông phải dừng lại khi thấy đèn đỏ bật lên.
  • Đèn xanh: Có ý nghĩa báo hiệu cho các phương tiện đang tham gia giao thông biết mình được phép di chuyển.
  • Đèn vàng: Báo hiệu cho người tham gia giao thông biết nên giảm tốc độ và dừng lại trước vạch quy định.

+ Ngoại trừ những trường hợp điều khiển phương tiện đã vượt qua vạch quy định. Thì cần phải nhanh chóng di chuyển qua để không gây ra nguy hiểm cho mọi người xung quanh khi đang tham gia giao thông.

Đèn tín hiệu giao thông phụ hình mũi tên

Tín hiệu giao thông này thường được đặt kèm với cột đèn tín hiệu giao thông. Nhằm báo hiệu cho người tham gia giao thông biết hướng lưu thông. Người tham gia giao thông chỉ được phép di chuyển khi đèn tín hiệu hình mũi tên này được bật sáng lên.

Nếu là tín hiệu đèn cho phép rẽ trái thì lúc này người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vẫn được quay đầu xe theo quy định.

đèn tín hiệu giao thông

Cùng lúc đèn tín hiệu màu vàng và màu đỏ được bật lên thì tín hiệu đèn giao thông phụ cũng được bật lên. Báo hiệu cho người tham gia giao thông biết họ được phép di chuyển theo hướng mũi tên chỉ dẫn. Nhưng khi di chuyển, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải nhường đường. Cho những phương tiện đang di chuyển theo hướng khác đến trên đoạn đường ưu tiên quy định.

Nếu cùng lúc đèn tín hiệu chính màu xanh bật sáng và tín hiệu đèn giao thông phụ màu đỏ cũng được bật sáng. Thì lúc này người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không được phép di chuyển theo hướng mũi tên chỉ dẫn. Đồng thời, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cũng chú ý, để thực hiện di chuyển đúng làn đường chờ rẽ cho hướng đường bị cấm.

Đèn tín hiệu giao thông phụ 2 màu cho người đi bộ qua đường

Tín hiệu đèn giao thông này, thông thường sẽ được đặt tại những khu vực đông người qua lại như bệnh viện. Đèn có 2 màu báo hiệu:

+ Đèn xanh báo hiệu người đi bộ được phép qua đường, nhưng phải đi đúng phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

+ Đèn đỏ không cho phép người đi bộ qua đường.

đèn giao thông

Đèn tín hiệu giao thông không nhấp nháy 

Bạn có thể thấy tín hiệu đèn giao thông này ở những khu vực như gần cầu phà và đường sắt. Đèn cũng có 2 màu báo hiệu: màu xanh tất cả các phương tiện đều được di chuyển. Đèn đỏ cấm các phương tiện di chuyển.

đèn tín hiệu giao nhau giữa đường sắt và đường bộ

Đèn tín hiệu giao thông nhấp nháy

Loại đèn này thường xuyên được đặt tại những điểm giao nhau với đường sắt. Khi đèn được bật sáng thì đồng nghĩa với việc các phương tiện phải dừng lại. Khi đèn tín hiệu tắt thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được phép di chuyển.

Đèn tín hiệu giao thông dạng 2 hộp trên từng làn đường riêng biệt

Nhằm để điều khiển các phương tiện khác nhau trên từng làn đường riêng biệt. Đèn tín hiệu giao thông này thường có 2 màu báo hiệu: màu xanh được di chuyển, màu đỏ không được di chuyển. Đèn tín hiệu không bật: cấm các phương tiện di chuyển trong làn đường quy định.

Không quá khó để các bạn có thể nhớ được ý nghĩa của các loại đèn tín hiệu giao thông. Mong rằng, với những chia sẻ sau đây của chúng tôi có thể giúp các bạn biết thêm được ý nghĩa của các loại tín hiệu đèn giao thông thông dụng hiện nay. Chúc các bạn một ngày làm việc đầu tuần nhiều may mắn.

Có thể bạn quan tâm: Kỹ Thuật Lái Xe Số Tự Động

Từ khóa » Tín Hiệu Giao Thông Có Nghĩa Là Gì