Đền Trần Thương – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Đền Trần Thương | |
---|---|
Di tích quốc gia đặc biệt | |
Thờ phụng | |
Hưng Đạo đại vương | |
Trần Quốc Tuấn | |
1231 – 1300 | |
Thông tin đền | |
Địa chỉ | thôn Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam, Việt Nam |
Tọa độ | 20°34′34″B 106°06′13″Đ / 20,5761573°B 106,1037476°Đ |
Lễ hội |
|
Di tích quốc gia đặc biệt | |
Đền Trần Thương | |
Phân loại | Di tích lịch sử – văn hóa, kiến trúc nghệ thuật |
Ngày công nhận | 23 tháng 12 năm 2015 |
Quyết định | 2367/QĐ-TTg[1] |
Di tích quốc gia | |
Phân loại | Di tích lịch sử – văn hóa |
Ngày công nhận | 1989 |
|
Đền Trần Thương (hay Đền Trần, Đền thờ Đức Thánh Trần) là một ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên ngay trên phần đất khi xưa ông dùng làm kho lương phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần 2 (1285). Trong đền có giếng Ngọc, là nơi táng xương cốt của Trần Hưng Đạo khi ông qua đời. Đền Trần Thương nằm bên bờ sông Hồng, tọa lạc tại thôn Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vùng đất thôn Trần Thương trước đây là trung tâm của sáu con ngòi nhỏ (gọi là Lục đầu khê); từ đây có thể dọc theo sông Long Xuyên, ra sông Hồng xuống cửa Hữu Bị, Tuần Vường vào sông Châu Giang; hoặc từ đây ngược sông Hồng đi Thăng Long rồi xuôi ra biển. Nơi đây có địa thế đẹp, giàu nguồn lương thực và thuận lợi về đường thủy, do đó Trần Quốc Tuấn khi đó đang làm Quốc công tiết chế đã đặt một kho lương ở đây để phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần 2. Sau khi đại thắng trở về, ông cắm sinh phần,[2] lấy đây làm dân "tạo lệ", từ đó xuất hiện thôn Trần Thương.
Thôn Trần Thương cũng là một trong ba nơi có liên quan mật thiết đến cuộc đời và sự nghiệp Trần Quốc Tuấn là Kiếp Bạc, Bảo Lộc (Đền Trần), Trần Thương; điều đó thể hiện qua câu nói: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, hương Bảo Lộc (Đền Trần)”.
Đền Trần Thương
[sửa | sửa mã nguồn]Đền Trần Thương được xây dựng vào thời Hậu Lê, nằm ngay trên nền kho lương của nhà Trần được xây để phục vụ cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ 2
Đền có kiến trúc độc đáo mang phong cách nghệ thuật cổ đại của dân tộc Việt Nam; được trang trí bằng những họa tiết được chạm khắc công phu kết hợp nhiều kỹ thuật của người cổ đại như kỹ thuật chạm (kênh bong, chạm chìm, chạm nổi), kỹ thuật bào trơn, đóng bén, tạo các loại mộng và kỹ thuật xử lý vật liệu gỗ, vật liệu truyền thống (vôi, cát, gạnh,...) có giá trị khảo cứu cao.
Khu vực xung quanh đền mang đậm dấu ấn văn hóa vật chất thời Trần; qua khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều vũ khí cùng mảnh gốm sứ mang phong cách nghệ thuật gốm sứ thời Trần (bát đĩa gốm men nâu, vàng ngà,...).
Kiến trúc
[sửa | sửa mã nguồn]Đền Trần Thương được xây dựng trên một khu đất rộng, nằm biệt lập. Giới hạn không gian của đền là hệ thống tường xây bằng gạch đặc trát vữa kết hợp với các đoạn kênh, ao hồ. Tổng thể ngôi đền quay về hướng Nam, gồm các hạng mục: Nghi môn ngoại, Đường chính đạo, Nghi môn nội, Sân và bình phong, Đền chính, Nhà mẫu, Giếng nước.
Nghi môn ngoại
[sửa | sửa mã nguồn]Nghi môn ngoại có kiến trúc gác 3 tầng mái, gồm 3 cổng ra vào, hai bên xây trụ biểu. Cổng giữa cũng là lối đi chính dẫn và đền, có kiến trúc 3 tầng mái, cửa cuốn vòm, tầng thứ nhất cao +4,85m, rộng 4,57m, bốn góc mái xây lan can gạch men hoa chanh, phía trước đắp đôi cá chép chầu, chiều cao lên đến tầng mái trên cùng + 9,085m. Tầng mái thứ hai và thứ ba kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái đao, bờ nóc đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt, mái đắp giả ngói ống. Kết cấu Nghi môn ngoại xây tường gạch đặc trát vữa, trên mỗi khoảng tường đều đắp trát trang trí con giống, hoa văn, gờ chỉ đẹp.
Đường chính đạo
[sửa | sửa mã nguồn]Đường chính đạo lát bằng gạch chỉ lối từ tam quan ngoại vào sân đền, dài 50m, rộng 5m, hai bên đường là hai hàng cây xanh tạo cảnh quan cho di tích.
Nghi môn nội
[sửa | sửa mã nguồn]Nghi môn nội xây kiểu trụ biểu, hai trụ chính có tiết diện hình vuông, xây gạch đặc trát vữa, soi chỉ trang trí. Trên mỗi trụ đắp một con lân chầu hướng vào trong. Hai cổng phụ hai bên xây dạng cuốn vòm, hai tầng tám mái có chồng diêm. Mái cổng đắp hình ngói ống, tầng mái dưới có đầu đao cong trang trí hoa văn cách điệu, tầng mái trên cũng được đắp đầu đao, trên bờ nóc đắp hai kìm nóc hình đầu rồng há miệng ngậm bờ nóc.
Sân và bình phong
[sửa | sửa mã nguồn]Đi qua Nghi môn nội là khoảng sân đền rộng khoảng 600m², được lát bằng gạch đỏ.
Đền chính
[sửa | sửa mã nguồn]Đền chính gồm các hạng mục Cổ lâu, Tiền tế, Tả hữu vu, Hồ khẩu, Trung điện, Hậu cung, tổng thể có kích thước 16,8m x 24,18m. Hai bên phải, trái của công trình là hai giếng nước, kè bằng đá xanh.
Cổ lâu nằm ở phía trước gian giữa của Tiền tế, có mặt bằng hình vuông, rộng 2,52m, cốt nền +0,6m so với cốt sân, nền lát gạch men xi măng. Cổ lâu có kiến trúc hai tầng dựng theo kiểu chồng diêm tám mái, lợp ngói mũi hài, trên bờ nóc và các bờ dải có đắp rồng, phượng.
Tiền tế có 5 gian 2 chái, gồm 6 vì kèo làm bằng gỗ lim. Mỗi vì kèo gồm 4 cột, các cột làm kiểu búp đòng giữa to hai đầu nhỏ, đặt trên chân tảng đá xanh. Bộ vì nóc kết cấu kiểu chồng rường, giá chiêng. Trên các con chồng, câu đầu, cột trốn, xà nách, đầu bảy…, được chạm khắc hoa văn cách điệu, các mảng chạm này được dùng bằng những thủ pháp chạm nổi truyền thống.
Giếng Hồ khẩu nối liền không gian với Tiền tế, giếng thông thiên không có mái che, có đường kính 6,39m, độ sâu -2,9m. Thành giếng xây bằng gạch chỉ.
Hai nhà Tả/Hữu vu nối với hai gian đầu hồi của Tiền tế, đối xứng hai bên giếng Hồ khẩu, có kiến trúc giống nhau, khép kín, chồng diêm hai tầng bốn mái. Mái lợp ngói ống, bờ nóc và bít đốc xây gạch trát vữa, tường bằng gạch đặc trát vữa xi măng, cửa ra vào mở ra hướng giếng Hồ khẩu, một cửa phụ thông vào Trung điện, các cửa sổ chắn song mở ra hướng chính và Tiền tế.
Trung điện ở vị trí phía sau giếng Hồ khẩu, diện tích 12,47m x 5,97m, nền lát gạch bát, gian giữa trước ban thờ lát gạch men, nền Trung điện có cốt cao độ + 0,20m. Tòa này có 5 gian, chủ yếu được xây bằng gạch, cao hơn kiến trúc của tiền tế và tả hữu vu. Ở mặt trước, gian giữa có xây một tòa cổ lâu bằng gạch nhô hẳn ra phía giếng, phía trên tạo thành hai làn mái, lợp ngói ống.
Hậu cung là công trình nằm sau cùng có diện tích 2,68m x 5,82m, nối liền với Trung điện. Kết cấu bằng gạch đặc trát vữa, xây dạng cuốn vòm, hai tầng mái đều được lợp ngói ống.
Nhà Mẫu
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà mẫu nằm riêng biệt phía sau của Đền chính, có mặt bằng hình chữ “đinh”, kiến trúc 3 gian 2 chái, phía trước nhà Mẫu là khoảng sân lát gạch đỏ mạch chữ “công”.
Giếng nước
[sửa | sửa mã nguồn]Đền có tổng cộng 04 giếng nước, thành được kè bằng đá hộc, có bậc lên xuống xây bằng gạch, bao gồm: 02 giếng nước hình tròn, nằm ở phía trước theo hướng Nam của Đền, mỗi giếng có đường kính 7,5m. Phía sau bên trái hướng Bắc của Đền là một giếng nhỏ, đường kính 4,9m. Phía bên phải theo hướng Tây của Đền còn một giếng nhỏ, lòng giếng hình thoi hiện nay không có nước.
Di vật
[sửa | sửa mã nguồn]Đền Trần Thương hiện còn lưu giữ 202 di vật, cổ vật, đồ thờ tự đẹp, có giá trị nghệ thuật cao, phong phú về thể loại, đa dạng về chất liệu như: tượng thờ, khám thờ, ngai thờ, ấn thờ, kiệu, hệ thống bát biểu, câu đối, đại tự. Đồ gốm sứ có lục bình, bát hương, bát đĩa, chén, nậm rượu. Đồ đá như rùa, nghê, voi, đỉnh hương, nhang án. Đồ giấy có 38 đạo sắc phong. Các chất liệu khác bằng bạc, bằng đồng như kiếm bạc vỏ đồi mồi, vòng bạc, chén bạc, lọ đồng,… tất cả góp phần làm nên giá trị của di tích.
Lễ hội
[sửa | sửa mã nguồn]Lễ hội đền Trần Thương được tổ chức vào Rằm tháng Giêng và 20 tháng Tám (Âm lịch) hàng năm, là một trong ba lễ hội trong vùng lớn nhất của tỉnh Hà Nam. Lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, độc đáo, như lễ rước nước và thi bơi chải trên sông. Từ năm 2010 đến nay, đền Trần Thương tổ chức Lễ hội phát lương (vào đêm ngày 14 tháng Giêng Âm lịch), thu hút rất đông du khách và nhân dân địa phương.
Nghi lễ phát lương có ba phần: Lễ rước lương thảo từ kho lương vào trong đền làm lễ. Phần thứ hai là lễ châm đuốc và dâng hương của các đại biểu. Phần thứ ba là rước lương thảo vào hậu cung làm mật lễ. Sau đó các túi lương tượng trưng gồm năm loại hạt (đỗ đỏ, đỗ xanh, hạt đậu nành, ngô đỏ, thóc nếp cái hoa vàng) cùng ấn phù của Đền Trần Thương được phát cho quan khách và nhân dân với mong ước một năm mới bình an, hạnh phúc và no ấm.
Xếp hạng di tích
[sửa | sửa mã nguồn]Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Trần Thương được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2367/QĐ-TTg, ngày 23/12/2015).[1]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Quyết định 2367/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt 2015”. Thư viện pháp luật.
- ^ mộ phần được xây khi còn sống
| ||
---|---|---|
Trung du vàmiền núi phía Bắc(22 di tích) | ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành | |
Thủ đô Hà Nội(21 di tích) | Chùa Hương · Chùa Tây Phương · Chùa Thầy · Đền – Chùa – Đình Hai Bà Trưng · Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) · Đền Hát Môn · Đền Phù Đổng · Đền Sóc · Đình Chèm · Đình Đại Phùng · Đình Hạ Hiệp · Đình So · Đình Tây Đằng · Đình Tường Phiêu · Gò Đống Đa · Hồ Hoàn Kiếm · Hoàng thành Thăng Long · Phủ Chủ tịch · Thành Cổ Loa · Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Quán Thánh · Đền Kim Liên) · Văn Miếu – Quốc Tử Giám | |
Đồng bằng sông Hồng(trừ Hà Nội, 34 di tích) | Chùa Bút Tháp · Chùa Dâu · Chùa Đọi Sơn · Chùa Keo Hành Thiện · Chùa Keo Thái Bình · Chùa Phật Tích · Chùa Thái Lạc · Cố đô Hoa Lư · Cụm đình Hương Canh · Côn Sơn – Kiếp Bạc · Đền An Xá · Đền Đô · Đền Trần Nam Định – Chùa Phổ Minh · Đền Trần Thái Bình · Đền Trần Thương · Đền Xưa – Chùa Giám – Đền Bia · Đình Thổ Tang · KDT Nguyễn Bỉnh Khiêm · Phố Hiến · Núi Non Nước · Quần đảo Cát Bà · Quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương · Quần thể Tràng An – Tam Cốc – Bích Động · Tháp Bình Sơn · Tây Thiên · Văn miếu Mao Điền · Bạch Đằng · Đền Cửa Ông · Đình Trà Cổ · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử | |
Bắc Trung Bộ(19 di tích) | Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng | |
Tây Nguyên vàDuyên hải Nam Trung Bộ(18 di tích) | Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai | |
Miền Nam(17 di tích) | Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên · Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng · Các địa điểm khởi nghĩa Trương Định | |
|
Từ khóa » Di Tích đền Trần Thương
-
Đền Trần Thương - UBND Tỉnh Hà Nam
-
Đền Trần Thương - Điểm đến Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh - Báo Nhân Dân
-
Di Tích Lịch Sử Và Kiến Trúc Nghệ Thuật đền Trần Thương
-
Đền Trần Thương Và Những Câu Chuyện Lịch Sử Còn Mãi Với Nhân Gian
-
Kiến Trúc độc đáo ở Di Tích Quốc Gia đặc Biệt đền Trần Thương
-
Đền Trần Thương ở Hà Nam Thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc ...
-
[Video] Đền Trần Thương - Ngôi đền Thiêng Hơn 7 Thế Kỷ ở đất Hà Nam
-
Bí ẩn Đền Trần Thương: Nơi Lưu Giữ Nhục Thân Đức Thánh Trần?
-
Kiến Trúc độc đáo ở Di Tích Quốc Gia đặc Biệt đền Trần Thương
-
Thuyết Minh Về Di Tích đền Trần Thương (1) Doc - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đền Trần Thương - Nét Văn Hóa Mang đậm Bản Sắc Dân Tộc Của Việt ...
-
Đền Trần Thương, Ngôi Đền Thiêng Hơn 7 Thế Kỷ Ở Đất Hà Nam
-
DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT ĐỀN TRẦN THƯƠNG
-
Đền Trần Thương - Thế Giới Di Sản