Đền Trần Tràng An Ninh Bình - Thông Tin Tổng Quan

Trong chuyến hành trình du lịch khám phá danh thắng Tràng An Ninh Bình, không thể không kể đến đền Nội Lâm (đền Trần), ngôi đền được xây dựng chủ yếu bằng đá xanh nguyên khối với nhiều hoa văn được chạm nổi một cách tinh sảo. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến mọi người những thông tin thú vị về ngôi Đền Trần Tràng An mà không phải ai củng biết.

Những thông tin về đền Trần Tràng An mà có thể bạn chưa biết

Vào ngày 17/4 (18/3 âm lịch) hàng năm, lễ hội đền Nội Lâm được tổ chức nhằm tưởng nhớ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương tại Tràng An, Ninh Bình. Điều độc đáo trong lễ hội là diễn ra trên dòng sông Sào Khê ngay bên cạnh đại lộ Tràng An với hành trình khám phá bằng du thuyền qua các hang động và kết thúc bằng việc leo núi, dâng hương tế lễ trong đền.

Múa thuyền rồng trên dòng sông Sào Khê
Múa thuyền rồng trên dòng sông Sào Khê

Từ bến đò, khách du lịch sẽ trải qua khoảng một giờ lênh đên trên thuyền đi qua các hang như hang Sáng, hang Tối, rồi leo lên hàng trăm bậc đá nằm quanh co, sau đó du khachcs tiếp tục đi bộ xuống thung lũng núi, trước khi đặt chân đến với đền Nội Lâm. Nằm ngay giữa một khe nhỏ của núi, phía bên trái của sân đền là một mỏm đá cao trên 250 mét tán ngữ nằm ngay sát lối đi lên di tích.

Đền thờ Quý Minh Đại Vương, theo ngọc phả hiện vẫn còn được lưu giữ trong đền Cả (Hoa Lư, Ninh Bình), Quý Minh là một trong ba anh em, cũng là vị tướng có công giết giặc vào đời vua Hùng thứ 18, ông được sắc phong làm thánh gồm Sơn Thánh Tản Vương và Cao Sơn Đại Vương.

Đền Trần nhìn từ chính diện.
Đền Trần nhìn từ chính diện.

Kiến trúc của đền Trần (đền Nội Lâm)

Đền Nội Lâm được xây dựng theo kiểu chữ nhị, gồm có hai tòa liền nhau. Tòa ngoài (Tiền bái) với 3 gian, 2 dĩ, quy mô nhỏ. Gian ở giữa là rộng nhất. Mái tòa tiền bái cuốn vòm được xây bằng bê tông, nhưng phía bên trong lại dùng những phiến đá xanh để lát trần. Chính giữa nóc của mái trang trí hình hổ phù, tại phía hai bên là rồng chầu. Hai cột trụ được xây liền với hai tường, phía trên trang trí hình hai con nghê.

Tòa tiền bái để trống, không có cửa ra vào, với hai hàng cột đá. Hàng cột đầu tiên bao gồm 4 cột, được làm từ đá xanh nguyên khối. Mặt ngoài của cột chạm nổi theo hình dáng độc long, sóng nước, mây, cá chép hóa long, sư tử và hoa lá cách điệu… Nét chạm khắc vô cùng tinh xảo. Mặt hông của 4 cột sẽ là hai đôi câu đối được chạm khắc trực tiếp trên thân cột.

Hàng cột thứ hai cũng được làm bằng đá xanh nguyên khối. Hai cột phía ngoài cùng được trang trí hình dáng độc long chầu cùng với hoa lá cách điệu. Hai cột nằm ngay giữa trang trí đôi câu đối. Với nét chạm khắc xuất thần, mang giá trị thẩm mỹ cao.

Du khách ngồi thuyền lênh đênh trên sông khám phá khu danh thắng Tràng An Ninh Bình.
Du khách ngồi thuyền lênh đênh trên sông khám phá khu danh thắng Tràng An Ninh Bình.

Đá xanh nguyên khối còn được dùng làm nhang án thờ ở tại gian chính giữa tòa tiền bái và bàn thờ đá ngay tại chính giữa của tòa hậu cung. Phía bên trên tòa hậu cung sẽ là hai long cung, nằm bên trong long cung du khách sẽ thấy tượng Quý Minh Đại Vương cùng với phu nhân của ngài là Minh Hoa Công Chúa. Bên trong cùng của tòa hậu cung sẽ hàng cột đá với 4 cột, tất cả đều có chân tảng được làm bằng đá xanh, kiểu hình hộp vuông, thắt cổ bồng, trang trí hình ảnh hoa sen.

Tượng Quý Minh Đại Vương được tạc theo tư thế đang ngồi trên bệ, mắt nhìn thẳng, chân chữ ngũ, đầu đang đội mũ quan, tay phải đang cầm chùy, tay trái thì nắm chặt lại để trên đùi. Tượng của Minh Hoa Công Chúa vợ ngài củng được tạc ở tư thế ngồi, chân chữ ngũ, với nét mặt hiền từ, ánh mắt đang nhìn thẳng, tay phải cầm quạt để ngang bụng, tay trái thì úp xuống đặt trên đầu gối.

Từ khóa » đền Cao Sơn Tràng An