Denim – Wikipedia Tiếng Việt

Vải Denim nổi trên mặt chiếc quần jeans
Chi tiết mặt vải được dệt từ một sợi chỉ trắng và một sợi chỉ màu.

Denim là loại chất liệu may từ vải cotton cứng với các sợi đan chéo,[1] trong đó một sợi ngang nằm dưới hai hoặc một số nhiều hơn sợi dọc.

Denim được biết đến như là loại vải để may quần jeans.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Loại vải denim có từ thế kỷ thứ 17 tại một thị trấn ở Pháp (de Nîmes). Tên tiếng Pháp gọi là Serge de Nîmes.[2][3]

Những năm 1850, denim mới xuất hiện tại Mỹ. Thợ mỏ vùng Viễn Tây rất yêu thích loại trang phục bảo hộ lao động may từ vải denim này bởi trước kia vải canvas khiến da họ bị chà xát.[4]

Denim theo truyền thống mang màu xanh nhuộm từ chàm.

Kỹ thuật nhuộm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tùy loại quần/áo mà có thể nhuộm sợi ngang, sợi dọc hoặc nhuộm cả hai sợi để tạo đường vân dệt cho sản phẩm.

Vẫn dựa trên màu xanh chàm truyến thống, những kĩ thuật này giúp làm phai màu nhuộm, tao ra những hiệu ứng và màu sắc đặc biệt cũng như mang đến sự mềm mại và thoải mái hơn cho chất liệu.

Sự khác nhau của mỗi chiếc quần nằm kĩ thuật nhuộm của từng hãng khác nhau.

Drydenim

[sửa | sửa mã nguồn]

Thường được nhuộm màu xanh đậm, không wash và màu của nó sẽ nhạt dần đi sau một thời gian.

Raw denim

[sửa | sửa mã nguồn]

Là loại quần jeans thô được giữ nguyên sau khi nhuộm (không qua bước giặt). Quần raw denim thường rất cứng và nặng.

Selvage denim

[sửa | sửa mã nguồn]

Selvage denim hay còn gọi là Selvedge denim trong tiếng Việt được biết tới là vải denim biên dệt hoặc vải denim dệt biên, chúng là những cạnh tự nhiên của một cuộn vải denim. Những phần biên này còn một sọc trắng không dính màu nhuộm và thường được đặt dọc theo đường may thân quần. Phần cạnh này được dệt theo kỹ thuật dệt thoi cũ trong đó sợi ngang của vải không bị cắt mà được vòng lại khi đi hết chiều ngang của cây vải, việc này giúp mép vải hoàn toàn liên kết nhau mà không cần phải khâu lại. Loại vải này được nhuộm bằng màu chàm tổng hợp và nhúng nhiều lớp màu nên có màu xanh đậm.

Sử dụng chất liệu denim

[sửa | sửa mã nguồn]
Mẫu xe AMC Gremlinewith do hãng Levi's bọc ghế

Từ thế kỷ 17 đến nay, vải Denim đã được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như may bọc cho ghế,[5] màn cửa, vải bạt và cả trang phục.

  • Váy ngắn
  • Áo khoác
  • Quần bò
  • Quần yếm
  • Thắt lưng
  • Túi xách

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mogahzy, Y. E. (2009). Engineering Textiles: Integrating the Design and Manufacture of Textile Products . Woodhead Publishing. tr. 362. ISBN 978-1-84569-048-9.
  2. ^ In 1789 George Washington toured a Beverly, Massachusetts factory producing machine-woven cotton denim. (Massachusetts Foundation for the Humanities: Mass Moments[cần giải thích]).
  3. ^ Bellis, Mary. “Levi Strauss - The History of Blue Jeans”. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2015. "Levi Strauss had the canvas made into waist overalls. Miners liked the pants, but complained that they tended to chafe. Levi Strauss substituted a twilled cotton cloth from France called "serge de Nimes." The fabric later became known as denim and the pants were nicknamed blue jeans." In French of Nimes or De Nimes shortened to Denim
  4. ^ “Мужской стиль: Деним в мужском гардеробе”. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2015.[liên kết hỏng]
  5. ^ Lamm, Michael (tháng 10 năm 1972). “AMC: Hornet hatchback leads the lineup”. Popular Mechanics. 138 (4): 118–119. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tìm hiểu thêm vềdenimtại các dự án liên quan
Tìm kiếm Wiktionary Từ điển từ Wiktionary
Tìm kiếm Commons Tập tin phương tiện từ Commons
Tìm kiếm Wikinews Tin tức từ Wikinews
Tìm kiếm Wikiquote Danh ngôn từ Wikiquote
Tìm kiếm Wikisource Văn kiện từ Wikisource
Tìm kiếm Wikibooks Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks
Tìm kiếm Wikiversity Tài nguyên học tập từ Wikiversity
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Denim.

Từ khóa » Chất Jean