Đeo Khẩu Trang Y Tế Thường Xuyên Có ảnh Hưởng Da? - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Người dân đeo khẩu trang khi đi mua sắm ở trung tâm thương mại - Ảnh: T.T.
TS.BS Lê Thái Vân Thanh - trưởng khoa da liễu, thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết khẩu trang y tế là loại khẩu trang giấy không thấm hút, thường cấu tạo 2-3 lớp trở lên: 1-2 lớp giấy dạng lưới ở bên ngoài, 1 lớp giấy dày hơn ở trong.
Khẩu trang y tế thường được dùng để cản dịch tiết, vi khuẩn từ miệng, đường hô hấp của người mang mầm bệnh bắn ra ngoài khi nói chuyện, hắt hơi, làm giảm lây bệnh cho những người xung quanh.
Việc tiếp xúc bề mặt trong của khẩu trang y tế hiếm gây viêm da kích ứng mà có thể gây viêm da do bị cọ xát, tì đè.
Tuy nhiên do khẩu trang không thấm hút, loại da nhờn có thể bị ứ đọng tích tụ chất bã nhờn trên da sau khi đeo khẩu trang một thời gian dài (trên 30 phút). Hệ lụy là da bị đỏ, tróc vảy mịn, ngứa rát do cọ xát; hoặc bị tăng nặng tình trạng nhờn, mụn trứng cá, các viêm da do chất bã nhờn...
Để giảm thiểu tình trạng này, người đeo có thể lót thêm lớp thấm hút mịn, cụ thể là hai bên má, để giúp làn da tránh bị tác động do việc chuyển động nhẹ của khẩu trang theo nhịp thở, cử động nói... và tránh bị ứ đọng chất bã nhờn, mồ hôi trên bề mặt da.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng da mà có cách chăm sóc da sau khi sử dụng khẩu trang đúng cách. Bước làm sạch da rất quan trọng, chọn sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không có chất tẩy rửa để làm sạch da, thoáng lỗ chân lông, ngăn nhờn tích tụ; sau đó da cần được bảo vệ chống nắng và cung cấp dưỡng ẩm vừa đủ cho da.
Động tác chăm sóc da cần nhẹ nhàng tối đa, rửa mặt nhanh, không nên dùng nước nóng hay ấm mà nước mát bình thường… để da gần với môi trường tự nhiên nhất có thể.
Việc sử dụng khẩu trang y tế trong mùa dịch là cần thiết để phòng bệnh, nhưng cũng có thể sử dụng khẩu trang vải đảm bảo vệ sinh, giặt ủi thường xuyên, vừa giúp bảo vệ mình trước dịch bệnh vừa bảo vệ da hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc cung cấp nguồn dinh dưỡng từ bên trong không chỉ giúp da được nuôi dưỡng đúng và đủ mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại dịch bệnh. Uống nước đủ, ăn các loại rau xanh đảm bảo an toàn thực phẩm, các vitamin từ các loại trái cây... rất cần thiết trong mùa dịch cũng như thời tiết nắng nóng hiện nay.
Lưu ý gì khi dùng nước sát khuẩn nhanh cho trẻ?TTO - Để phòng ngừa corona, các phụ huynh mua nước sát khuẩn cho con xài, nhưng bé còn nhỏ, vừa dùng xong nước sát khuẩn đã lấy tay bốc thức ăn. Việc này có ảnh hưởng ra sao?
Từ khóa » đeo Khẩu Trang Nhiều Có Tốt Không
-
Giải đáp Thắc Mắc: Đeo Khẩu Trang Nhiều Có Sao Không?
-
Cách Chăm Sóc Da Khi đeo Khẩu Trang - Columbia Asia
-
Làm Gì Khi Làn Da Chị Em “biểu Tình” Vì đeo Khẩu Trang? - Prudential
-
Đeo Khẩu Trang Nhiều Có Sao Không? Cách Chăm Sóc Sức Khỏe Răng ...
-
Kích ứng Da, Nổi Mụn Do đeo Khẩu Trang Lâu: Phải Làm Thế Nào?
-
Đeo Khẩu Trang Y Tế Nhiều Có Bị Nổi Mụn Không?
-
NHỮNG TÁC HẠI CỦA VIỆC ĐEO KHẨU TRANG ĐỐI VỚI LÀN DA ...
-
Khẩu Trang Có Thể ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Của Miệng Không?
-
COVID-19 Và Khẩu Trang: Một Số Lời Gợi ý Cho Gia đình - UNICEF
-
Covid-19: Tác động Của Việc đeo Khẩu Trang đối Với Trẻ Nhỏ - BBC
-
Những Tác Hại Khôn Lường Khi Sử Dụng Khẩu Trang Y Tế Không đạt ...
-
Bí Quyết Dưỡng Da Ngừa Mụn Khi đeo Khẩu Trang Thường Xuyên
-
08 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VÀ THỰC HIỆN KHI CÁCH LY TẠI NHÀ
-
Lưu ý Về đeo Khẩu Trang Ngừa Lây Nhiễm COVID-19
-
Đeo Khẩu Trang Nhiều Có Bị Mụn Không? - Bách Hóa XANH
-
Vấn đề Về Da Thường Gặp Khi đeo Khẩu Trang Mùa Corona, Cách ...
-
Cách Ngăn Ngừa Mụn Gây Ra Bởi Việc đeo Khẩu Trang - Bioderma
-
Đeo Nhiều Khẩu Trang Cùng Lúc Có Giúp Chống Dịch Covid-19 Tốt Hơn?
-
Phần Lớn Các Ca Lây Nhiễm COVID-19 Do Tiếp Xúc Rất Gần, Không đeo ...