Đeo Kính áp Tròng Thường Xuyên Có Gây Hại Cho Mắt Không?

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận không? Cách đeo kính áp tròng
Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận không? Cách đeo kính áp tròng Cập nhật: 01/08/2024 Lượt xem: 1227 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo

Chuyên khoa: Nội khoa

Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo chuyên khoa Nội hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Đứng trước sự lựa chọn giữa kính cận truyền thống và kính áp tròng, nhiều người tự hỏi có nên đeo kính áp tròng thay kính cận không? Sự tiện ích và tính thẩm mỹ khi sử dụng kính áp tròng đã thu hút được không ít người. Bên cạnh đó, việc đeo kính áp tròng cũng đòi hỏi có kỹ năng và cách đeo đúng để đảm bảo an toàn và thuận lợi. Hãy cùng khám phá về sự lựa chọn này và cách đeo kính áp tròng thông qua bài viết dưới đây nhé!

1Kính áp tròng là gì?

Kính áp tròng là những miếng nhựa mỏng, hình lõm như cái bát, trong suốt hoặc có màu mà bạn có thể đeo vào mắt để cải thiện thị lực. Kính áp tròng sẽ nằm ở phía ngoài và bao phủ giác mạc của bạn. [1]

Hiện nay, hai loại kính áp tròng được sử dụng phổ biến nhất là kính áp tròng làm từ nhựa cứng và kính áp tròng làm từ nhựa mềm.

Kính áp tròng cứng thường được làm từ những loại nhựa kết hợp với các vật liệu khác và đặc biệt hữu ích cho những người bị loạn thị bởi loại kính áp tròng này cung cấp tầm nhìn sắc nét hơn tròng kính mềm khi giác mạc cong không đều. Ngoài ra, kính áp tròng cứng cũng rất phù hợp với những người bị dị ứng hoặc có xu hướng lắng đọng protein trên kính áp tròng.

Kính áp tròng mềm được nhiều người ưa chuộng bởi sự thoải mái và có nhiều lựa chọn cho người dùng. Một số loại kính áp tròng mềm có thể kể đến như: [1]

  • Kính áp tròng hằng ngày: Đây là loại kính áp tròng dùng một lần và không được đeo khi đi ngủ.
  • Kính áp tròng đeo lâu: Bạn có thể đeo loại kính áp tròng này ngay cả khi đi ngủ nhưng cần tháo ra để vệ sinh ít nhất 1 lần/tuần. Tuy nhiên, ít bác sĩ nhãn khoa khuyên dùng loại kính áp tròng này vì chúng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.
  • Kính áp tròng Toric: Là loại kính áp tròng dành cho những người bị loạn thị và có thể đeo hằng ngày hoặc đeo lâu dài. Tuy nhiên kính áp tròng loại này không tốt bằng kính áp tròng cứng.
  • Kính áp tròng có màu: Là loại kính đã được nhuộm màu và giúp thay đổi màu mắt của bạn khi đeo. Bạn có thể mua chúng dưới dạng kính đeo hàng ngày, kính đeo lâu dài và kính áp tròng hình xuyến.
  • Kính áp tròng thẩm mỹ: Những loại kính áp tròng này giúp thay đổi diện mạo của mắt, che đi một số vấn đề bẩm sinh ở mắt hoặc do chấn thương nhưng không có tác dụng điều chỉnh thị lực. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng loại kính áp tròng này thì cần phải có sự kê đơn của bác sĩ để tránh tình trạng nhiễm trùng.
  • Kính áp tròng lão thị: Dành cho những người ở độ tuổi 40 và dùng để điều chỉnh thị lực khi họ khó nhìn rõ những vật ở gần.
  • Kính áp tròng lai: Là sự kết hợp giữa kính áp tròng cứng và mềm với phần trung tâm cứng được bao quanh bởi một vòng ngoài mềm, do đó loại kính này có tầm nhìn sắc nét và đem lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.
  • Kính áp tròng cứng: Là loại kính thấm khí giúp điều chỉnh các vấn đề về thị lực do giác mạc có hình dạng bất thường gây ra. Khi đeo chúng sẽ trải dài trên giác mạc và nằm trên củng mạc hoặc phần trắng của mắt.
  • Kính áp tròng dạng băng: Loại kính được sử dụng sau phẫu thuật hoặc chấn thương với mục đích che phủ giác mạc để tạo sự thoải mái.

Kính áp tròng mềm thường có thời gian sử dụng ngắn hơn kính áp tròng cứng

Kính áp tròng mềm thường có thời gian sử dụng ngắn hơn kính áp tròng cứng

2Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận?

Ưu điểm của kính áp tròng

Ưu điểm đầu tiên phải kể đến là sự tiện lợi khi sử dụng kính áp tròng. Với thiết kế cong nhẹ, mỏng và linh hoạt, chúng di chuyển tự nhiên theo động tác của mắt, không tạo cảm giác "nặng nề" ở mũi hay tai.

Kính áp tròng được "ẩn" trong mắt, khiến ít người nhận ra bạn đang đeo chúng. Điều này giúp gương mặt bạn hoàn toàn tự nhiên mà không bị che khuất bởi gọng kính lớn. Ngoài ra, có các loại lens thay đổi màu sắc và kích thước của tròng, làm cho đôi mắt bạn trở nên cuốn hút và thời trang hơn.

Hiện nay, hầu hết các sản phẩm kính áp tròng đều có lớp chống tia UV, bảo vệ mắt khỏi tác động có hại của tia cực tím. Đồng thời, chúng giúp duy trì tầm nhìn và giảm thiểu tác động của điều kiện thời tiết như sương mù hoặc mưa đối với thị giác của bạn.

Kính áp tròng ít làm hạn chế tầm nhìn của bạn khi trời mưa

Kính áp tròng ít làm hạn chế tầm nhìn của bạn khi trời mưa

Nhược điểm của kính áp tròng

Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng kính áp tròng, việc này có thể gây khó khăn và mất một thời gian để quen với việc đeo chúng. Không quen tay có thể khiến bạn đeo kính sai cách, gây tổn thương cho mắt như viêm loét hoặc nhiễm trùng giác mạc.

Sử dụng kính áp tròng thường xuyên khiến cường độ của mắt hoạt động nhiều hơn nên có thể gây kích ứng hoặc làm khô mắt, đôi khi gây viêm nhiễm, thậm chí là dẫn đến mù lòa. Hơn nữa, nếu độ loạn của bạn cao thì tầm nhìn có thể bị mờ khi tròng kính xoay. [2]

Ngoài ra, nếu quyết định đeo kính áp tròng, việc vệ sinh và bảo quản thường xuyên, đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe mắt của bạn.

Bạn cần phải vệ sinh kính áp tròng thường xuyên nếu quyết định đeo

Bạn cần phải vệ sinh kính áp tròng thường xuyên nếu quyết định đeo

3Đeo kính áp tròng thường xuyên có tốt không?

Đeo kính áp tròng thường xuyên là an toàn nếu bạn thực hiện cẩn thận, đầy đủ các biện pháp vệ sinh và bảo quản đúng cách như luôn giữ kính sạch sẽ, rửa sạch dụng cụ đeo và tháo kính khi đi ngủ nếu là kính áp tròng đeo hằng ngày.

Ngược lại, nếu bạn không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì việc đeo kính áp tròng thường xuyên có thể gây tổn thương “cửa sổ tâm hồn” của bạn bởi một số lý do sau đây:

  • Việc đeo kính trong thời gian dài có thể làm giảm lượng oxy tiếp cận mắt, gây mỏi mắt, làm mờ thị lực và gây khô mắt.
  • Đeo hoặc tháo kính áp tròng nhiều lần tạo cơ hội cho bụi bẩn xâm nhập vào mắt, gây trầy xước giác mạc, lâu ngày sẽ dẫn đến viêm loét giác mạc và giảm thị lực.
  • Sử dụng dung dịch rửa kính kém chất lượng còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do các vi khuẩn, vi nấm lẫn trong dung dịch, gây ra các tổn thương và mắc các bệnh lý về mắt.

Đeo kính áp tròng thường xuyên có thể gây tổn thương cho mắt

Đeo kính áp tròng thường xuyên có thể gây tổn thương cho mắt

4Cách đeo kính áp tròng

Cách đeo kính

Nếu bạn mới lần đầu sử dụng kính áp tròng thì sẽ cảm thấy hơi khó khăn và lúng túng khi đeo. Tuy nhiên, sau một vài lần, điều này sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Cách đeo kính như sau: [3]

  • Vệ sinh tay sạch sẽ và lau khô trước khi đeo. Đối với lens lần đầu sử dụng, hãy ngâm chúng trong dung dịch rửa chuyên dụng ít nhất 8 tiếng.
  • Xác định mặt trái và mặt phải của kính trước khi đeo. Đặt lens lên ngón tay trỏ sao cho mặt cong của lens giống như chiếc chảo nhỏ.
  • Đứng trước gương, dùng ngón giữa kéo mí mắt dưới và lông mi xuống.
  • Đặt kính áp tròng lên trên bề mặt giác mạc sao cho cạnh dưới của kính phải là phần đầu tiên chạm vào mắt và phải chạm vào phần trắng của mắt ngay phía trên nên bạn kéo mí dưới xuống.
  • Nhấn nhẹ kính áp tròng vào bề mặt mắt cho đến khi bạn cảm thấy nó chắc chắn và bám vào giác mạc. Khi đưa tay ra, kính áp tròng sẽ nổi trên bề mặt mắt.
  • Điều chỉnh kính đến đúng vị trí bằng cách chớp mắt.
  • Nếu bạn đeo kính áp tròng lần đầu tiên, bác sĩ có thể đề nghị bạn chỉ sử dụng trong một giờ vào ngày đầu để giúp mặt bạn làm quen với kính, sau đó thời gian đeo có thể kéo dài hơn trong những lần tiếp theo.

Cách đeo kích áp tròng đúng

Cách đeo kích áp tròng đúng

Cách tháo kính

Các bước tháo kính áp tròng đúng cách: [3]

  • Vệ sinh tay với xà phòng và nước sạch trước khi tháo lens.
  • Bạn cần liếc mắt hướng lên trên, dùng hai ngón tay để giữ mí trên và mí dưới.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái véo nhẹ nhàng thấu kính ra khỏi bề mặt mắt hoặc bạn cũng có thể sử dụng dụng cụ đeo/tháo lens chuyên dụng để hỗ trợ. Mặc dù thao tác này không gây đau nhưng bạn nên cắt móng tay trước khi tháo kính để tránh làm rách thấu kính hoặc trầy xước giác mạc.

Bạn có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo lens

Bạn có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo lens

5Lưu ý khi đeo kính áp tròng

Để bảo vệ sức khỏe của mắt khi sử dụng kính áp tròng, bạn cần phải tuân thủ theo một số lưu ý sau đây:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo: Bước này sẽ giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn lọt vào mắt.
  • Làm sạch hộp đựng kính áp tròng: Để vệ sinh đúng cách, bạn cần đổ hết dung dịch ra, chà xát bằng ngón tay sạch, sau đó rửa sạch bằng dung dịch mới. Lau khô bằng khăn giấy và để ngược trên khăn giấy cho đến khi bạn sẵn sàng tháo kính vào ban đêm. Ngoài ra, bạn cũng cần phải thay hộp đựng lens từ 1-3 tháng/lần.
  • Thay dung dịch ngâm kính áp tròng mỗi ngày: Điều này sẽ đảm bảo lens không bị nhiễm vi khuẩn từ dung dịch cũ. Tốt nhất là bạn nên thay từ 1-2 lần/ngày kể cả khi bạn không dùng kính và tuyệt đối không được dùng nước máy hoặc nước muối tự pha để rửa lens.
  • Không nên tự chọn mua kính áp tròng: Bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia về mắt trước khi quyết định mua kính để họ có thể giúp bạn chọn được loại lens phù hợp và an toàn cho mắt.
  • Cẩn trọng nếu muốn đeo kính đi ngủ: Việc đeo kính áp tròng khi ngủ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt lên gấp 10 lần. Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ nên đeo từ 6-8 tiếng, tháo ra cho mắt nghỉ khoảng 2 tiếng và tốt nhất là không nên đeo lúc đi ngủ để tránh gây khó khăn cho mắt trong quá trình nghỉ ngơi. [4]
  • Không đeo kính áp tròng đi tắm: Tiếp xúc với nước trong quá trình tắm có thể chứa vi khuẩn gây kích ứng và nhiễm trùng mắt, vì vậy việc hạn chế này sẽ giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe của mắt.
  • Thay kính áp tròng thường xuyên: Điều này sẽ giúp duy trì sức khỏe mắt và tránh gây ra các bệnh lý liên quan đến mắt.
  • Theo dõi tình trạng mắt thường xuyên: Nếu có bất kỳ dấu hiệu không bình thường như bị cộm, ngứa, đỏ mắt, đau mắt hoặc suy giảm thị lực khi đeo kính áp tròng, bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức và đi khám mắt càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.

Bạn cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng

Bạn cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng

Xem thêm:

  • Thời hạn sử dụng của kính áp tròng là bao lâu?
  • Những điều cần tránh khi sử dụng lens

Đứng trước sự lựa chọn giữa việc có nên đeo kính áp tròng thay cho kính cận không, bạn cần phải hiểu rõ ưu và nhược điểm của kính. Việc đeo kính áp tròng đúng cách sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ về cách sử dụng kính áp tròng để cảm thấy thoải mái nhất khi đeo chúng. Hãy chia sẻ thông tin này để mọi người cùng biết đến nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Contact Lenses for Vision Correction

    https://www.aao.org/eye-health/glasses-contacts/contact-lens-102

    Ngày tham khảo:

    9/8/2024

  2. Contacts vs. Glasses

    https://www.webmd.com/eye-health/contacts-or-glasses

    Ngày tham khảo:

    9/8/2024

Xem thêm

Theo Gia đình mới

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

https://giadinhmoi.vn/-d88104.html

Từ khoá: cách đeo kính áp tròng ban đêm cách đeo kính áp tròng đeo kính áp tròng có hại không có nên đeo kính áp tròng thay kính cận đeo kính áp tròng Banner đầu bài tin - Laroche-possay-T11Banner đầu bài tin - Springleaf T11Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • 14 cách giảm sưng mắt tại nhà hiệu quả và các lưu ý khi thực hiện

    Sức khoẻ & Bệnh

    14 cách giảm sưng mắt tại nhà hiệu quả và các lưu ý khi thực hiện

    Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo

    2 tháng trước
  • 13 lưu ý khi dùng kính áp tròng và cách đeo, tháo kính đúng, an toàn

    Sức khoẻ & Bệnh

    13 lưu ý khi dùng kính áp tròng và cách đeo, tháo kính đúng, an toàn

    Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo

    2 tháng trước
  • Hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ cận giúp nhanh hồi phục và các lưu ý

    Sức khoẻ & Bệnh

    Hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ cận giúp nhanh hồi phục và các lưu ý

    Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo

    3 tháng trước
  • Vitamin E có bổ mắt không? 7 tác dụng của vitamin E đối với mắt

    Sức khoẻ & Bệnh

    Vitamin E có bổ mắt không? 7 tác dụng của vitamin E đối với mắt

    Dược sĩ Trần Minh Nhật

    4 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » đeo Kính áp Tròng Có Hại Mắt Không