Đèo Ngoạn Mục – Wikipedia Tiếng Việt

Đèo Ngoạn Mục
Đèo Ngoạn Mục trên bản đồ Việt NamĐèo Ngoạn MụcVị trí Đèo Ngoạn Mục trong Việt Nam
Độ cao980 m (3.215 ft)
Chiều dài18 km
Vị tríBiên giới Ninh Thuận và Lâm Đồng, Việt Nam
Tọa độ11°50′14″B 108°38′44″Đ / 11,837294°B 108,645625°Đ / 11.837294; 108.645625
Đèo Sông Pha, Ninh Thuận nhìn về hướng đông bắc
Dự án du lịch ở đỉnh đèo Sông Pha
Đèo Ngoạn Mục nhìn từ ranh giới hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận

Đèo Ngoạn Mục hay đèo Sông Pha là một ngọn đèo nằm trên Quốc lộ 27 giữa ranh giới huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.[1][2][3] Đèo là ranh giới tự nhiên giữa xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và thị trấn D'Ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Đèo Ngoạn Mục là một trong các đèo núi đẹp nhất Việt Nam, men theo những sườn núi dựng nối thung lũng Ninh Sơn với cao nguyên Lang Biang. Đây là tuyến giao thông huyết mạch, cửa ngõ giữa các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Yersin phát hiện ra Đà Lạt năm 1893, năm 1897 trong kế hoạch xây dựng thành phố này viên toàn quyền Doumer đã phái một nhóm nghiên cứu thực địa nhằm lập bản đồ mở tuyến đường từ Phan Rang lên Đà Lạt. Dưới sự chỉ huy của đại uý Thouars, nhóm người này đã vẽ được lộ trình dài 122 km từ Phan Rang băng qua xóm Gòn (tên gọi của thung lũng Ninh Sơn lúc bấy giờ) để lên Dran (Đơn Dương), thung lũng Đa Nhim, Klong, Prenn rồi đến Đà Lạt. Lộ trình ấy làm phác thảo một hướng đường bộ qua đèo Bellevue, tức Ngoạn Mục ngày nay và một hướng đường sắt răng cưa được xây dựng đến năm 1917. Ngoạn Mục được coi là con đường được hình thành trong vất vả, giữa lam sơn chướng khí và sự rình rập của thú dữ cùng những toán lục lâm thảo khấu.[cần dẫn nguồn]

Gần một thế kỷ trôi qua, con đường đèo được mở rộng hơn qua 2 lần sửa chữa lớn của Pháp và Nhật về sau này và quá trình tu sửa liên tục của nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đèo Ngoạn Mục được công nhận theo Quyết định số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ký ngày 09 tháng 8 năm 1986.[5]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đèo Ngoạn Mục dài khoảng 18 km,[6][cần dẫn nguồn] có độ dốc trung bình trên 9 độ, là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Nằm trên quốc lộ từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đi Đà Lạt, đèo có độ cao trong khoảng 200m ở điểm thấp nhất và lên tới 980 m ở đỉnh đèo.[5] Trên đèo Ngoạn Mục có 4 đoạn cua khuỷu tay rất gấp, con đường uốn lượn mềm mại qua những đồi núi, sườn đồi lớn nhỏ khác nhau tạo hình vòng sóng, tạo nên những tầng đường mà nếu có dịp dừng chân trên đỉnh nhìn xuống, dễ thấy vẻ quyến rũ lãng mạn lẫn hùng vĩ của nó. Từ trên đèo nhìn xuống thấy bờ vực dốc đứng, sâu thẳm, lấp ló qua những rặng thông là con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu với những chiếc ô tô ví như món đồ chơi chậm chạp đang bò lên hay xuống. Xa hơn là đồng bằng Phan Rang với dòng sông Cái uốn lượn. Hai dải núi cao ôm bọc lấy thung lũng Phan Rang chạy ra tận biển. Những ngày đẹp trời, từ trên đèo có thể thấy đường bờ cát trắng và nhấp nhô những con sóng lăn tăn.

Bên đèo Ngoạn Mục là những suối thác cắt ngang vách núi, những dãy núi đồi với hệ thực vật khá phong phú đa dạng, đặc trưng. Hệ thực vật rừng nguyên sinh đèo Ngoạn Mục bao gồm các loài cây ôn đới như thông lá dẹt, thông lá tròn xuất hiện ngày một nhiều theo hướng dốc núi cao dần. Rừng khộp tái sinh với những ưu thế là khá nhiều cây dầu rái, dầu trà ben, tiếp đến là rừng thường với các loài cây xanh vùng nhiệt đới núi thấp. Ở phía đông có các loài dẻ, re, chạy dần sang phía tây là những đồi thông, loài thực vật đặc trưng của vùng khí hậu ôn đới. Tuy vậy, rừng ở đây đã bị tác động nặng nề do hậu quả mà các hoạt động của con người mang lại[5] như việc đặt ống dẫn nước cho thủy điện Đa Nhim, du lịch, khai thác lâm sản,[7] giao thông v.v.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng ven biển nam Trung Bộ và cao nguyên Đà Lạt,[5] Đèo Ngoạn Mục mang trong mình nhiều trạng thái cảnh quan và khí hậu khác nhau. Nếu đi từ dưới lên, sẽ dễ dàng nhận ra sự giảm dần nhiệt độ qua những thay đổi về hệ sinh thái. Sự xuất hiện dần của thông, hoa dã quỳ hai bên đường tạo nên một ấn tượng về một tiểu vùng khí hậu lạnh hơn và một vùng phong thổ khác. Phân định tại Eo Gió với một khúc cua ngoặt khuỷu tay, khí hậu đột ngột thay đổi từ cái nắng gắt gỏng của Ninh Sơn chuyển sang những đợt gió cao nguyên lạnh buốt.

Du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Đèo Ngoạn Mục hấp dẫn du khách với cảnh sắc thay đổi liên tục theo thời gian và không gian. Lên Ngoạn Mục vào buổi sáng bằng xe gắn máy, du khách dễ bị choáng ngợp bởi những cụm mây mịt mù. Lên Ngoạn Mục những chiều đông, có thể đứng ở vực cao ngắm ra khoảng rừng những vách đồi trước mặt, thấy những mảng rừng đổi màu lá xanh, lá đỏ. Lên đèo Ngoạn Mục vào những đêm trăng sáng, dễ nhận ra một không gian ảo huyền giữa bao la núi rừng.

Với địa thế khá hiểm trở, Đèo Ngoạn Mục trở thành đoạn đường thú vị cho một tour bằng xe đạp, xe gắn máy trên đường từ phố núi Đà Lạt xuôi về duyên hải Phan Rang.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-49-2-A. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Thông tư 33/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Ninh Thuận. Thuvien Phapluat Online, 2017. Truy cập 11/11/2018.
  4. ^ Khám phá 7 cung đường đèo đẹp dẫn vào Đà Lạt (Lâm Đồng) Lưu trữ 2018-11-13 tại Wayback Machine. Trung tâm Thông tin du lịch Tổng cục Du lịch, 26/01/2016. Truy cập 15/11/2018.
  5. ^ a b c d Khu BTTN Đèo Ngoạn Mục
  6. ^ “Chiều dài đèo Ngoạn Mục”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2015.
  7. ^ Đèo Ngoạn Mục, phá rừng cũng "ngoạn mục"

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đèo Ngoạn Mục.
  • x
  • t
  • s
Du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt
Công trình kiến trúc
  • Biệt thự Hằng Nga
  • Dinh I
  • Dinh II
  • Dinh III
  • Ga Đà Lạt
  • Nhà Thủy Tạ
  • Khách sạn Dalat Palace
  • Trường Cao đẳng Đà Lạt
  • Trường Đại học Đà Lạt
  • Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú
  • Lăng Nguyễn Hữu Hào
  • Viện Sinh học Tây Nguyên
Ga Đà Lạt
Công trình tôn giáo
  • Nhà thờ chính tòa Đà Lạt
  • Nhà thờ Domaine de Marie
  • Nhà thờ Cam Ly
  • Chùa Linh Sơn
  • Chùa Linh Phước
  • Chùa Linh Quang
  • Chùa Linh Phong
  • Thiên Vương Cổ Sát
  • Thiền viện Trúc Lâm
  • Thiền viện Vạn Hạnh
  • Thánh thất Đa Phước
Địa điểm du lịch – văn hóa
  • Bảo tàng Lâm Đồng
  • Biệt điện Trần Lệ Xuân
  • Cáp treo Đà Lạt
  • Chợ Đà Lạt
  • Chợ Âm Phủ
  • Vườn hoa thành phố Đà Lạt
  • Đồi Mộng Mơ
  • Đồi thông hai mộ
  • Khu du lịch Đankia – Suối Vàng
  • Làng Cù Lần
  • Khu du lịch Trúc Lâm Viên
  • Khu du lịch Đa Mê
  • Khu du lịch Rừng Madagui
  • Quảng trường Lâm Viên
  • Vườn hoa Minh Tâm
  • XQ Sử quán
Thắng cảnh thiên nhiên
  • Đồi Cù
  • Hồ Than Thở
  • Hồ Xuân Hương
  • Hồ Tuyền Lâm
  • Hồ Đankia – Suối Vàng
  • Hồ Đơn Dương
  • Núi Langbiang
  • Thung lũng Tình Yêu
  • Đèo Ngoạn Mục
  • Đèo Prenn
  • Vườn quốc gia Cát Tiên
  • Thác Bobla
  • Thác Cam Ly
  • Thác Cửa Thần
  • Thác Đa M'bri
  • Thác Datanla
  • Thác Gougah
  • Thác Hang Cọp
  • Thác Liên Khương
  • Thác Pongour
  • Thác Prenn
  • Thác Voi
Văn hóa – lễ hội
  • Festival Hoa Đà Lạt
  • Lễ hội văn hóa trà
  • Hoa hậu các dân tộc Việt Nam
  • Trâu Langbiang
  • Ngựa Đà Lạt
Ẩm thực – đặc sản
  • Vang Đà Lạt
  • Trà B'Lao
  • Atisô
  • Mứt trái cây
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Đèo Việt Nam
Đông Bắc sông Hồng
  • Áng Toòng
  • Bắc Sum
  • Bén
  • Bò Đái
  • Bó Củng
  • Bông Lau
  • Búp Chuối
  • Bụt (Hạ Long • Hữu Lũng • Yên Sơn • Sơn Động)
  • Cái Kỳ
  • Cóc
  • Cao Bắc
  • Chinh
  • Cổng trời (Quản Bạ • Hoàng Su Phì)
  • Giàng
  • Gió (Ngân Sơn • Xín Mần • Sơn Động)
  • Hạ My
  • Kẻng
  • Keng Căng
  • Keng Mạ
  • Kéo Đẩy
  • Kéo Gàn
  • Kéo Lếch
  • Kéo Pia
  • Khách
  • Khau Kang
  • Khau Khoang
  • Khau Liêu
  • Khau Phụ
  • Khau Pi
  • Khau Ra
  • Khau Thăm
  • Khế (Thái Nguyên)
  • Khuôn Do
  • Lai
  • Lân Phi
  • Lang Tư
  • Lũng Điếc
  • Lũng Luông
  • Lùng Pa
  • Mã Phiếu
  • Mã Phục
  • Mã Pí Lèng
  • Mã Quỷnh
  • Nàng Tiên
  • Nậm Du
  • Ngân Sơn
  • Nghĩa Đô
  • Nóc Mò
  • Pắc Lũng
  • Pha Long
  • Phật Chỉ
  • Phia Oắc
  • Quao
  • Sài Hồ
  • San
  • So
  • Tà Sa
  • Tài Hồ Sìn
  • Tài Phật
  • Tam Canh
  • Trà Lĩnh
Tây Bắc
  • Ách
  • Ban
  • Bụt (Trấn Yên • Kỳ Sơn)
  • Cao Pha
  • Cáp Na
  • Chẹn
  • Chiềng Đông
  • Chiềng Pấc
  • Cò Chạy
  • Cón
  • Cổng trời (Yên Châu • Thanh Sơn)
  • Cửa Nhì
  • Dệt
  • Giang Ma
  • Hoa
  • Khau Cọ
  • Khau Phạ
  • Keo Lôm
  • Khế (Phú Thọ)
  • Làng Mô
  • Lũng Lô
  • Ma Thì Hồ
  • Min
  • Nhọt
  • Ô Quý Hồ
  • Pha Đin
  • Phiêng Ban
  • Sấu
  • Sơn La
  • Tà Cơn
  • Tằng Quái
  • Tây Trang
  • Thung Khe
  • Tốc Tiến
  • Xá Tổng
Bắc Trung bộ
  • Tam Điệp
  • Bà Lạch
  • Đá Đẽo
  • Đồng Tiền
  • Keo Nưa
  • Khe Nét
  • Kim Quy
  • La Hi
  • Làng Vây
  • Lý Hòa
  • Mụ Giạ
  • Mũi Né
  • Mường Lống
  • Mường Xén
  • Ngang
  • Noọng Dẻ
  • Pê Kê
  • Phú Gia
  • Phước Tượng
  • Sa Mù
  • Tà Lương
  • Tân Lâm
Nam Trung bộ
  • Hải Vân
  • A Năm
  • A Yên
  • Ba Đầu
  • Bà Sa
  • Ba Ví
  • Bánh Ít
  • Bình Đê
  • Bình Thảo
  • Cả
  • Cà Đáo
  • Cậu
  • Cóp
  • Cổ Mã
  • Cổng trời (Phước Sơn)
  • Cù Mông
  • Đá Đen
  • Đa Mi
  • Eo Gió
  • Gành Đỏ
  • Khánh Lê
  • Khánh Sơn
  • Le
  • Liêu
  • Long Môn
  • Long Mỹ
  • Mục Thịnh
  • Mũi Trâu
  • Nại
  • Ngoạn Mục
  • Nhông
  • Phường Rạnh
  • Quán Cau
  • Quy Hòa
  • Ra Vách
  • Rọ Tượng
  • Tam Giang
  • Tà Pao
  • Tà Pứa
  • Trà Nô
Tây Nguyên
  • An Khê
  • Bảo Lộc
  • Blaum
  • Chuối
  • Con Ó
  • Cổng trời (M'Đrăk • Đam Rông)
  • Đại Ninh
  • D'Ran
  • Gia Bắc
  • Giang Sơn
  • Lăk
  • Lò Xo
  • Mang Yang
  • Măng Đen
  • Măng Rơi
  • Mimosa
  • Ngok Wang
  • Omega
  • Phi Liêng
  • Phú Hiệp
  • Phú Mỹ
  • Phượng Hoàng
  • Phú Sơn
  • Prenn
  • Tà Nung
  • Tô Na
  • Vi Ô Lắc
Nam bộ
  • Mẹ Bồng Con
  • Nước Ngọt

Di tích đặc biệt ● Hang động ● Thác nước ● Đèo ● Chùa ● Đình ● Đền ● Nhà thờ ● Tháp cổ ● Tháp Chăm

Từ khóa » đèo Ngoạn Mục Sạt Lở