Đeo Nhẫn Cưới Tay Nào? Cách đeo Nhẫn Cưới Và Nhẫn đính Hôn
Có thể bạn quan tâm
Khi xem bói tướng tay phải tuân thủ nguyên tắc “Trai tay trái, gái tay phải”. Vậy trong tình duyên, kết hôn, con trai, con gái nên đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào để vẹn toàn hạnh phúc. Điều này sẽ có liên quan chặt chẽ đến biểu tượng nhẫn và tình yêu khi kết hôn. Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Chọn ngày cưới hỏi, kết hôn tốt theo tuổi cô dâu, chú rể
1. Ý nghĩa của đeo nhẫn cưới
Nhẫn cưới là biểu tượng của hôn nhân. Việc đeo nhẫn cưới giữa hai con người đã được thực hiện cách đây lâu lắm rồi. Vào thời Hi Lạp cổ đại, việc cô gái chấp nhận đưa chiếc nhẫn cưới vào tay là đồng nghĩa là bị trói buộc cả về tinh thần lẫn thể xác và không còn được tự do như trước. Hay dưới thời Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn là biểu tượng thiêng liêng của sự gắn kết không bao giờ chấm dứt.
Đeo nhẫn cưới có ý nghĩa gì?>>>> XEM THÊM: Xem ngày tốt cưới vợ, hỏi vợ đúng chuẩn phong thủy 2021
2. Nhẫn cưới đeo tay nào cho đúng?
Khi xem tướng tay, phải tuân thủ nguyên tắc: “Trai tay trái, gái tay phải”. Tay trái của đàn ông tượng trưng cho bản thân, tay phải là người vợ. Với nữ giới thì trái ngược, tay phải tượng trưng cho bản thân, tay trái là người chồng.
Hơn nữa, người xưa cũng có câu, nam tả nữ hữu. Do đó việc đeo nhẫn cưới ở trai và gái của người phương đông cũng sẽ tuân theo nguyên tắc này.
2.1 Con trai đeo nhẫn cưới tay nào?
Dựa vào các thông tin trên, chú rể nên đeo nhẫn cưới vào tay trái. Bên cạnh đó, ngón áp út tượng trưng cho tình yêu, người bạn đời cùng lứa đôi nồng ấm. Vì vậy, con trai trong ngày cưới sẽ đeo nhẫn tay trái ngón áp út.
Nam đeo nhẫn cưới tay nào?2.2 Con gái đeo nhẫn cưới tay nào?
Tương tự với con gái, nhẫn cưới đeo tay nào thì đó sẽ là ngón áp út của tay phải bởi theo quan niệm nam tả nữ hữu.
Còn xét về quan niệm phương tây, các cặp đôi cưới nhau, cả nam và nữ đều sẽ đeo nhẫn cưới tay trái ngón áp út bởi đây là nơi mạch máu chạy thẳng vào tim. Do đó, họ đeo nhẫn cưới vào vị trí ngón tay này có ý tượng trưng cho một tình yêu chân thành, duy nhất.
Nữ đeo nhẫn cưới tay nào?Thế nhưng, một điều lưu ý cho bạn bạn trẻ là việc đeo nhẫn cưới tay trái hay phải không còn là điều quá quan trọng vào thời buổi hiện nay. Thay vào đó, chỉ cần đôi uyên ương thương nhau thật lòng, cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất khi đeo tay nào thì đều được cả.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Ý nghĩa của những biểu tượng trong lễ cưới
3. Vì sao ngón tay đeo nhẫn cưới là ngón áp út?
Việc đeo nhẫn cưới ngón nào là đúng phụ thuộc vào ý nghĩa của những ngón tay trong phong thủy. Cụ thể như sau:
- Ngón cái như Ấn Tinh, đại diện cho cha mẹ, lòng tự tôn;
- Ngón trỏ như Tỉ Kiếp, đại diện cho anh chị em, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh công bằng;
- Ngón giữa như Nhật Chủ, đại diện bản thân;
- Ngón áp út như Tài Quan tinh, đại diện cho tình yêu, hôn nhân, nửa kia;
- Ngón út như Thực Thương, đại diện con cái, sự độc lập.
Bên cạnh đó, khi bạn để hai bàn tay đối diện, gập ngón giữa lại và áp sát vào nhau rồi cho hai bàn tay mở ra. Bạn sẽ thấy các ngón cái, trỏ, út đều dễ dàng tách ra nhưng riêng hai ngón áp út lại không thể rời. Điều này tượng trưng cho việc bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó không thể tách rời, cho dù trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng nào đi nữa. Đây là cơ sở để người Trung Quốc đưa ra một cách giải thích rất thú vị và thuyết phục về lý do đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.
4. Nhẫn đính hôn đeo ngón nào?
Nhẫn đính hôn là nhẫn mà người con trai tặng riêng cho người con gái khi cầu hôn. Thông thường, người ta sẽ đeo nhẫn đính vào ngón tay giữa của người con gái, tượng trưng cho lời hứa hẹn hay cho biết bản thân đã thuộc về một ai đó.
Đeo nhẫn đính hôn tay nào?Còn với nam giới, hầu như không cần thiết phải có nhẫn đính hôn mà thay vào đó là nhẫn cưới. Khi cầu hôn, các chàng trai nên đeo nhẫn lên ngón tay chính giữa bàn tay trái của các nàng để ngầm định hoa đã có chủ.
5. Cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc
5.1 Trong ngày cưới
Trong nghi lễ trao nhẫn, cô dâu có thể mang nhẫn đính hôn ở tay phải và đeo nhẫn cưới ở tay trái. Ngón áp út sẽ là nơi bàn tay kết nối với trái tim, điều này giúp tình cảm của chú rể đến gần với cô dâu nhất. Ngoài ra, cô dâu có thể mang nhẫn đính hôn tại ngón giữa và đồng thời mang nhẫn cưới ở ngón áp út của cùng một bàn tay
Có hai cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc trong ngày cưới5.2 Sau ngày cưới
Sau ngày cưới, việc đeo nhẫn như thế nào sẽ tùy thuộc vào quyết định và sở thích của cô dâu chú rể. Cô dâu có thể mang một nhẫn hoặc cả hai nhẫn cùng một lúc, miễn sao người đeo thấy đẹp và thoải mái nhất.
6. Những điều kiêng kỵ cần lưu ý khi đeo nhẫn cưới
6.1 Đeo những cưới sai ngón
Việc đeo nhẫn cưới vào ngón áp út thể hiện người ấy đã có chủ, là một nửa quan trọng của tổ ấm nhỏ, là mẹ hiền, cha lành của những đứa con thơ. Vậy nên, cần tránh đeo nhẫn cưới sai ngón vì điều này có thể làm tổn thương đến bạn đời của mình và làm người ngoài hiểu lầm.
Không nên đeo nhẫn cưới sai ngón6.2 Đeo nhẫn trước khi diễn ra lễ cưới
Có nhiều người thắc mắc rằng "có nên đeo nhẫn cưới trước khi cưới không", nhưng câu trả lời cho vấn đề này là không nên. Bởi lẽ, ông bà ta thường căn dặn rằng "nói trước bước không qua", vậy nên việc đeo nhẫn cưới trước lễ được coi là điềm xui, hôn nhân sẽ khó thành. Ngoài ra, việc cô dâu đeo nhẫn cưới trước sẽ bị mất giá và nhà chồng không tôn trọng.
>>>> XEM THÊM: 20 kiêng kỵ trong đám cưới nên tránh không thể bỏ qua
6.3 Hình thức của nhẫn quá khác nhau
Nhẫn cưới là biểu tượng của sự đồng tâm, sự liên kết và thống nhất về tâm hồn của cô dâu và chú rể. Nhẫn cưới chính là cầu nối giữa hai con người, tuy hai nhưng nay đã là một. Chính vì lý do đó, nếu cô dâu chú rể đeo nhẫn cưới có hình thức quá khác nhau sẽ giống như "ông nói gà, bà nói vịt". Điều này thể hiện sự bất đồng, không tương xứng ngay từ khi bắt đầu.
Nên lựa chọn nhẫn cưới thống nhất về mặt hình thức và màu sắcVì vậy, khi lựa chọn và mua nhẫn cưới, cặp đôi sắp cưới nên lưu tâm đến điểm này. Nhẫn của cô dâu có thể rực rỡ và lung linh hơn với nhiều trang trí hơn chú rể, nhưng vẫn phải thống nhất và tương đồng về kiểu dáng cũng như màu sắc.
Như vậy, trên đây là hướng dẫn chi tiết về việc nên đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào cho các cặp đôi. Hy vọng quá đó, các bạn có thể có được một tình yêu đẹp và cuộc sống hôn nhân êm ấm, hạnh phúc. Cảm ơn đã theo dõi bài viết và chúc một ngày tốt lành nhé!
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
- 2 mẫu bài phát biểu trong đám cưới của nhà gái súc tích nhất
- Tuổi kim lâu là gì? Cách tính tuổi kim lâu và hóa giải hạn
- Nghi thức lễ ăn hỏi từ A - Z mà bạn nên biết
Từ khóa » đeo Nhẫn Cưới Bàn Tay Nào
-
Đeo Nhẫn Cưới Tay Nào? Cách đeo Nhẫn Cưới Cho Nữ Và Nam Chuẩn ...
-
Nhẫn Cưới đeo Tay Nào, Ngón Nào Là đúng Nhất?
-
Con Trai, Con Gái đeo Nhẫn Cưới Tay Nào Là đúng Truyền Thống?
-
Đeo Nhẫn Cưới Tay Nào Là đúng? - Kim Ngọc Thủy
-
Nên đeo Nhẫn Cưới Tay Nào? Vị Trí đeo Nhẫn Cưới Của Con Trai Và Con ...
-
Có Thể Bạn Chưa Biết: Nữ đeo Nhẫn Cưới Tay Nào? - Xwatch
-
Đeo Nhẫn Cưới Tay Nào? Cách đeo Nhẫn Cưới Chuẩn Cho Vợ Chồng ...
-
Đeo Nhẫn Cưới Tay Nào Cho Chính Xác Bạn đã Biết Chưa?
-
Con Trai, Con Gái đeo Nhẫn Cưới Tay Nào? Ý Nghĩa Khi đeo - Đồng Hồ
-
Con Gái đeo Nhẫn Cưới Tay Nào Cho đúng?
-
Đeo Nhẫn Cưới Tay Nào Mới Đúng - Nhà Hàng Maison Mận Đỏ
-
Đeo Nhẫn Cưới Vị Trí Nào Là Tốt Nhất Cho Quan Hệ Vợ Chồng?
-
Con Trai đeo Nhẫn Cưới Tay Nào? Hiểu đúng Về Nhẫn Cưới Cho Nam
-
Bạn Có Tò Mò: Nhẫn đính Hôn Và Nhẫn Cưới đeo Ngón Nào? - CoolMate
-
Con Trai Phải đeo Nhẫn Cưới Tay Nào đúng Với Truyền Thống - CoolMate
-
Giải đáp Nữ đeo Nhẫn Cưới Tay Nào, Ngón Nào? - Thế Giới Sofa
-
Đeo Nhẫn Cưới Tay Nào? Vị Trí đeo Nhẫn Cưới Cho Nam Và Nữ - Vimi
-
Nam đeo Nhẫn Cưới Tay Nào Mới đúng? Trái? Phải?
-
NÊN ĐEO NHẪN CƯỚI TAY NÀO - TDG CENTER - Trung Tâm Hội ...