ĐH Dược HN Tuyển Sinh đào Tạo Tiến Sĩ, Thạc Sĩ Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ và thạc sĩ đã xác định năm 2024, Trường Đại học Dược Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ và thạc sĩ năm 2024 như sau
I. CHỈ TIÊU VÀ CÁC NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH
1. Tiến sĩ
- Chỉ tiêu: 38
- Các ngành tuyển sinh: Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc; Hóa dược; Dược lý và dược lâm sàng; Dược liệu – Dược học cổ truyền; Hóa sinh dược; Kiểm nghiệm thuốc và độc chất; Tổ chức quản lý dược.
2. Thạc sĩ
- Chỉ tiêu: 210
- Các ngành tuyển sinh: Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc; Hóa dược; Dược lý và dược lâm sàng (định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng); Dược liệu - Dược học cổ truyền; Hóa sinh dược; Kiểm nghiệm thuốc và độc chất; Tổ chức quản lý dược (định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng).
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
1. Tiến sĩ
Người dự tuyển phải phải đáp ứng các điều kiện sau:
1.1. Điều kiện về văn bằng:
Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi trở lên ngành phù hợp (Phụ lục 1), hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.
1.2. Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học: Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
1.3. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
a) Bằng tốt nghiệp đại học trở lên do một cơ sở nước ngoài, phân hiệu cơ sở nước ngoài tại Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định và còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ Bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố (Phụ lục 2).
1.4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và có trình độ tiếng Anh tối thiểu bậc 4, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đòa tạo trình độ tiến sĩ.
1.5. Có dự thảo đề cương và dự kiến kế hoạch nghiên cứu toàn khóa.
1.6. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Trường trong quá trình đào tạo theo quy định
1.7. Có đủ sức khỏe để học tập.
2. Thạc sĩ
2.1. Điều kiện về văn bằng: Thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp (Phụ lục 1); đối với chương trình định hướng nghiên cứu đang triển khai tại Trường yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.
2.2. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên của chính Trường Đại học Dược Hà Nội cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển (Phụ lục 2).
2.3. Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ thứ hai theo quy định của Trường (nếu có)
2.4. Có đủ sức khỏe để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự tuyển tùy tình trạng sức khỏe và yêu cầu ngành học;
2.5. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường.
III. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1. Tiến sĩ dược học
Tập trung, 03 năm đối với người có bằng thạc sĩ; 04 năm đối với người tốt nghiệp đại học.
2. Thạc sĩ dược học
Tập trung theo tín chỉ: Thời gian từ 1 -2 năm.
IV. HÌNH THỨC TUYỂN SINH
1. Tiến sĩ dược học
Xét tuyển (thẩm định hồ sơ và đánh giá năng lực của người dự tuyển. Người dự tuyển chuẩn bị nội dung báo cáo theo hướng dẫn).
2. Thạc sĩ dược học
Xét tuyển (đánh giá hồ sơ theo tiêu chí quy định)
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
1. Đối tượng ưu tiên: Đối với thí sinh dự tuyển trình độ thạc sĩ
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 02 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có Quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
c) Con liệt sĩ;
d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
đ) Người dân tộc thiểu số hiện có hộ khẩu thường trú từ 02 năm trở lên ở địa phương được quy định tại điểm a;
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
2. Chính sách ưu tiên:
Thí sinh dự thi thuộc diện ưu tiên được cộng 10 điểm vào kết quả xét tuyển đối với trình độ thạc sĩ.
Ghi chú:
- Thí sinh thuộc các đối tượng ưu tiên trên đề nghị nộp giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền khi đi nộp hồ sơ đăng ký dự thi (không giải quyết trường hợp bổ sung giấy ưu tiên sau khi đã hết hạn nộp hồ sơ).
- Mỗi thí sinh chỉ được hưởng một diện ưu tiên, thí sinh không đăng ký ưu tiên khi nộp hồ sơ dự thi sẽ không được Hội đồng tuyển sinh xét duyệt ưu tiên.
- Khu vực ưu tiên căn cứ bảng phân chia khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024.
VI. PHƯƠNG THỨC XÉT TRÚNG TUYỂN
1. Tiến sĩ:
- Thẩm định hồ sơ và đánh giá năng lực của người dự tuyển. Người dự tuyển chuẩn bị nội dung báo cáo theo hướng dẫn
- Điều kiện xét trúng tuyển: điểm từng phần ≥ 50 điểm.
- Căn cứ vào điều kiện trên và chỉ tiêu ngành tuyển sinh: Xét điểm từ cao xuống thấp
2. Thạc sĩ:
- Đánh giá hồ sơ theo tiêu chí các tiêu chí xét tuyển quy định tại Quy định về tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của Nhà trường.
- Điều kiện xét trúng tuyển: điểm hồ sơ ≥ 50 điểm và tổng điểm đạt được
- Căn cứ vào điều kiện trên và chỉ tiêu ngành tuyển sinh: Xét điểm từ cao xuống thấp
VII. HỒ SƠ TUYỂN SINH
Hồ sơ tuyển sinh gồm các giấy tờ xếp theo thứ tự dưới đây:
1. Tiến sĩ
1.1. Đơn xin dự tuyển (theo mẫu).
1.2. Đơn đăng ký học các học phần bổ sung (trường hợp thí sinh tốt nghiệp thạc sĩ/đại học ngành phù hợp yêu cầu phải học bổ sung theo Phụ lục 1)
1.3. Lý lịch khoa học (theo mẫu).
1.4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập do một cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền cấp trong thời hạn 6 tháng (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
1.5. Bản sao văn bằng, chứng chỉ có chứng thực:
- Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đối với người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ mà chưa có bằng thạc sĩ.
- Bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bảng điểm đại học, thạc sĩ đối với người dự tuyển đã tốt nghiệp thạc sĩ.
- Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định.
1.6. Minh chứng về kinh nghiệm nghiên cứu khoa học:
- Bản chụp các công trình nghiên cứu khoa học bao gồm trang bìa, mục lục và toàn văn của công trình.
- Bản chụp các quyết định giao đề tài và biên bản nghiệm thu.
1.7. Minh chứng về kinh nghiệm công tác chuyên môn (nếu có):
- Bản sao có công chứng quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ngạch/chức danh nghề nghiệp hoặc hợp đồng lao động dài hạn.
- Giấy chứng nhận thâm niên công tác của cơ quan quản lý trực tiếp đối với người có việc làm (theo mẫu).
1.8. Bải luận tổng quan đóng quyển bìa mềm (theo mẫu).
1.9. Đề cương nghiên cứu đóng quyển bìa mềm (theo mẫu).
1.10. Thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu (theo mẫu).
1.11. Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với người có việc làm).
1.12. 02 ảnh 4 x 6 (ghi rõ họ và tên; ngày tháng năm sinh, nơi sinh vào mặt sau mỗi ảnh); 02 phong bì ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc người nhận.
2. Thạc sĩ
2.1. Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu)
2.2. Đơn đăng ký học các học phần bổ sung (trường hợp thí sinh tốt nghiệp đại học ngành phù hợp yêu cầu phải học bổ sung theo Phụ lục 1)
2.3. Văn bản đồng ý cho dự thi của cơ quan quản lý (đối với người có việc làm).
2.4. Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh và đóng dấu giáp lai) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (đối với người có việc làm) hoặc chính quyền địa phương (đối với người chưa có việc làm).
2.5. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập do một cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền cấp trong thời hạn 6 tháng (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
2.6. Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện tốt nghiệp và bảng điểm đại học.
2.7. Bản sao có công chứng văn bằng, chứng chỉ Tiếng Anh theo quy định.
2.8. Giấy chứng nhận thâm niên công tác của cơ quan quản lý trực tiếp đối với người có việc làm (theo mẫu).
2.9. Các giấy tờ pháp lý về đối tượng ưu tiên (nếu có).
2.10. 02 ảnh 4 x 6 cm (ghi rõ họ và tên; ngày tháng năm sinh, nơi sinh vào mặt sau mỗi ảnh) và 02 phong bì ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc người nhận. Nếu địa chỉ người nhận không phải là thí sinh thì phải đề thêm tên của thí sinh.
VIII. THỜI GIAN TUYỂN SINH VÀ CÔNG BỐ TRÚNG TUYỂN
1. Xét tuyển nghiên cứu sinh: Dự kiến từ ngày 12/8/2024 đến 16/8/2024.
2. Xét tuyển đào tạo thạc sĩ: Dự kiến từ ngày 12/8/2024 đến 16/8/2024.
3. Công bố kết quả xét tuyển: Dự kiến tháng 9 năm 2024.
4. Khai giảng khóa học: Dự kiến tháng 10 năm 2024.
Thông tin chi tiết về tổ chức tuyển sinh, hướng dẫn tuyển sinh cũng như Đề án tuyển sinh sau đại học sẽ được đăng tải trên website của Trường tại địa chỉ:
http://tuyensinh.hup.edu.vn
Hoặc liên hệ trực tiếp:
Phòng Quản lý Đào tạo – Bộ phận Sau đại học - Trường Đại học Dược Hà Nội, số 13-15 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024 38267480
Kính đề nghị các cơ quan thông báo nội dung tuyển sinh này tới các cơ sở trực thuộc và các cán bộ y tế có nguyện vọng dự thi các chương trình nói trên để kịp thời đăng ký và hoàn tất thủ tục dự thi tuyển.
- Mẫu đơn đăng ký học bổ sung: File
- Phụ lục: File
Từ khóa » Học Thạc Sĩ Dược ở đâu
-
Thạc Sĩ - Dược Lý Và Dược Lâm Sàng - Tuyển Sinh - Đào Tạo
-
Thạc Sĩ - UMP
-
Thạc Sĩ Dược Và Các Vấn Đề Liên Quan Bạn Cần Biết
-
Các Chương Trình Thạc Sĩ Về Dược Học Tốt Nhất 2022
-
Tuyển Sinh đào Tạo Trình độ Thạc Sĩ Ngành Dược Lý Và Dược Lâm ...
-
Du Học Bậc Cao Học Ngành Dược - 321 Khóa đào Tạo Hàng đầu
-
ĐH Y Dược TP.HCM Tuyển Sinh đào Tạo Sau đại Học Năm 2022
-
Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng được Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo ...
-
Cổng Thông Tin đại Học Dược Hà Nội - Http:\\.vn
-
Học Thạc Sỹ Ngành Dược Tại Pháp
-
Học Thạc Sĩ Dược ở đâu - Christmasloaded
-
125 Khóa Sau Đại Học Dược Học | IDP Vietnam
-
Du Học Thạc Sĩ Ngành Dược - Tư Vấn Pháp Luật
-
Điều Kiện Học Thạc Sĩ Từ 15/10/2021 Theo Thông Tư 23 - LuatVietnam