ĐH Ngân Hàng TP.HCM Tuyển Sinh 2021: Nhận Học Bạ Từ Ngày 25/3 ...

ĐH Ngân hàng TP.HCM đã công bố đề án tuyển sinh 2021 với nhiều điểm đáng chú ý dưới đây.

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí.

Năm 2020, ĐH Ngân hàng TP.HCM xét tuyển 5 phương thức cho 3250 chỉ tiêu.

I. Phương thức tuyển sinh

1. Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, áp dụng đối với tất cả các chương trình đào tạo. Thời gian theo quy định của Bộ GD&ĐT

2. Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT

Thời gian theo quy định của Bộ GD&ĐT, áp dụng đối với tất cả các chương trình đào tạo.

a. Đối tượng

- Có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.- Tổng điểm xét tuyển áp dụng đối với tất cả các ngành/nhóm ngành/Chương trình đào tạo phải đạt từ 17 điểm trở lên bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (Nếu có).

b. Nguyên tắc xét tuyển

+ Đối với ngành/nhóm ngành/chương trình không nhân hệ số: Điểm xét tuyển = (M1 + M2 + M3) + Điểm ưu tiên+ Đối với ngành/nhóm ngành/chương trình có môn/bài thi nhân hệ số 2: Điểm xét tuyển = ((M1 + M2 + M3 x 2)x 3)/4 + Điểm ưu tiên(Điểm xét tuyển được quy về tổng điểm 30, điểm số thập phân làm tròn theo quy định của Bộ GD&ĐT).

- Không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ và điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển đối với phương thức dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021;

- Điều kiện phụ: Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau trong cùng ngành/nhóm ngành xét tuyển, ĐH Ngân hàng TP.HCM ưu tiên xét tuyển thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn.

3. Phương thức 3: Ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế xét tuyển của Trường

Áp dụng cho chương trình chất lượng cao và 85 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng.

a. Đối tượng- Đối tượng 1: Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi, Olympic cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương năm lớp 11 hoặc lớp 12; môn dự thi Olympic quốc tế hoặc môn đạt giải có trong các tổ hợp môn quy định cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT của ngành/chương trình đăng ký. - Đối tượng 2: Thí sinh có kết quả ở các kỳ thi tiếng Anh quốc tế, đánh giá năng lực quốc tế; Các chứng chỉ và ngưỡng điểm cụ thể như sau:

- Đối tượng 3: Học sinh có kết quả xếp loại học lực học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ loại giỏi trở lên thuộc các trường THPT chuyên, năng khiếu trực thuộc đại học và các trường chuyên, năng khiếu trực thuộc tỉnh/thành phố. - Đối tượng 4: Học sinh có kết quả điểm học lực học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên, tổng điểm xét tuyển các môn trong tổ hợp xét tuyển từ 20 trở lên bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực; điểm môn tiếng Anh trung bình cộng 3 học kỳ phải đạt từ 6,5 trở lên.

b. Nguyên tắc xét tuyển- Xét ưu tiên theo đối tượng từ 1 đến 4; - Đối với đối tượng 3 và 4, Trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT 3 học kỳ (Học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) theo tổ hợp môn đã nêu tại mục 2. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cộng (3 học kỳ) của từng môn học trong tổ hợp đăng ký xét tuyển theo thang điểm 10 (có quy đổi nếu có môn nhân hệ số), cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến hai chữ số thập phân;- Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, Nhà trường áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình cộng môn Toán của 3 học kỳ (Học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12);- Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 02 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau; trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển 02 nguyện vọng thí sinh cũng chỉ được công nhận trúng tuyển 01 nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất;- Phương thức này áp dụng đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT vào các năm 2021, 2020 và 2019.

c. Thời gian

* Thời gian tính theo dấu bưu điện.

- Đợt 1: Nhận hồ sơ từ ngày 25/3/2021 đến ngày 25/5/2021 (Nhận trực tiếp và qua bưu điện). Trường thông báo kết quả trúng tuyển có điều kiện dự kiến trước 15/6/2021. - Đợt 2: Theo thông báo của Trường (Nếu có).

* Địa điểm nhận hồ sơ:

- Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM – Tầng trệt – 36 Tôn Thất Đạm - P. Nguyễn Thái Bình – Quận 1 – TP.HCM.- Ngoài bìa hồ sơ vui lòng ghi rõ "Hồ sơ xét tuyển Đại học chính quy"

* Hồ sơ xét tuyển gồm có:

- Phiếu đăng ký xét tuyển (Sau khi đăng ký xét tuyển trực tuyến thành công, thí sinh in phiếu đăng ký và ký tên lên phiếu);- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân (bản photo chứng thực)- Chứng nhận đối tượng ưu tiên (bản photo chứng thực) (nếu có)- Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế (bản photo chứng thực) (nếu có)- Giấy chứng nhận đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi, kỳ thi Olympic, Quốc gia, cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (bản photo chứng thực) (nếu có)

* Trường hợp thí sinh chưa tốt nghiệp THPT:

Nộp học bạ hoặc phiếu điểm có kết quả học tập của 3 học kỳ: Học kỳ 1, Học kỳ 2 lớp 11 và Học kỳ 1 lớp 12 (bản photo công chứng), có xác nhận của trường THPT. Nhà trường sẽ yêu cầu thí sinh nộp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và học bạ đầy đủ 3 năm học THPT (bản photo chứng thực) và các hồ sơ khác theo quy định vào thời điểm trúng tuyển va làm thủ tục xác nhận nhập học.* Trường hợp thí sinh đã tốt nghiệp THPT:

Nộp bằng tốt nghiệp THPT và học bạ đẩy đủ 3 năm học THPT (bản photo chứng thực).

* Lệ phí xét tuyển và hình thức nộp:

- Lệ phí xét tuyển : 100.000 đồng/nguyện vọng,

- Cách nộp lệ phí: + Cách 1: Nộp trực tiếp tại phòng Tài chính Kế toán Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở 36 Tôn Thất Đạm Quận 1

+ Cách 2: Chuyển khoản (Thông qua các ngân hàng thương mại hoặc thí sinh liên hệ tại bưu điện nơi nộp hồ sơ để được hướng dẫn hỗ trợ. Chủ tài khoản: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Số tài khoản: 1111.000.000.4541 Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Thủ Đức Nội dung: Thí sinh ghi rõ nội dung nộp với cú pháp “HỌ VÀ TÊN – NGÀY SINH – SỐ ĐIỆN THOẠI – SỐ NGUYỆN VỌNG XÉT TUYỂN”. Ví dụ ; NGUYỄN VĂN A – 25/07/2002 – 0903055286 – 2 NV

4. Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực

Áp dụng cho chương trình đại trà và chất lượng cao

a. Đối tượng:Học sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021, có tổng điểm từ 700 trở lên; và điểm trung bình học tập HK1 và HK2 năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên.

b. Nguyên tắc xét tuyển:- Thí sinh được đăng ký tối đa 04 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau; trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhiều nguyện vọng thí sinh cũng chỉ được công nhận trúng tuyển 01 nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất;- Điểm xét tuyển là tổng điểm thí sinh đạt được trong kỳ thi đánh giá năng lực (theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực; xét từ điểm cao xuống thấp và đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm ưu tiên đối tượng và khu vực được quy đổi theo thang điểm tương ứng.- Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng điểm xét tuyển ở cuối danh sách và vượt chỉ tiêu tuyển sinh, Nhà trường áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình cộng điểm học tập của 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12).

c. Thời gian:

- Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến theo link đăng ký của Trường và nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 25/3/2021 đến ngày 25/5/2021. - Các thí sinh phải cập nhật điểm thi ĐGNL tại link đăng ký trong vòng 3 ngày kể từ ngày đại học Quốc gia TP.HCM công bố điểm thi (Cả đợt 1 và đợt 2 của kỳ thi ĐGNL)- Trường sẽ công bố kết quả trong vòng 7 ngày kể từ ngày Đại học Quốc gia TP.HCM công bố điểm đợt 2.

5 Phương thức 5: Phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn

Áp dụng đối với Chương trình liên kết quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng

- Xét điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12;- Thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) với Hội đồng tuyển sinh;- Thí sinh được tuyển thẳng đặc cách vào học chuyên ngành (năm 2) khi đạt đủ các điều kiện sau: + Có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn (tính đến ngày nộp) như sau: IELTS từ 5.5 trở lên và không có điểm thành phần nào dưới 5.0; hoặc tương đương; + Đạt điểm đánh giá của Hội đồng tuyển sinh từ 90% trở lên.

II. Học phí

- Học phí Chương trình Đại học chính quy: 4.900.000 đ/học kỳ (Năm học 2020 – 2021)- Học phí Chương trình Đại học chính quy chất lượng cao: 16.750.000 đ/học kỳ (Năm học 2020 – 2021)- Học phí Chương trình Đại học chính quy quốc tế song bằng và học phí chương trình liên kết đào tạo quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng như sau: + Tổng học phí tối đa: 212,5 triệu đồng/Toàn khóa học (Đã bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm, …). + Sinh viên học 8 học kỳ: học phí trung bình 25.000.000 đ/học kỳ. + Học phí được tính theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học trên mỗi học kỳ và ổn định trong toàn khóa học.

III. Các ngành tuyển sinh 2021

Các ngành tuyển sinh 2021 của ĐH Ngân hàng TP.HCM

Xem thêm:

  • Đề thi mẫu Đánh giá năng lực 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM

Jennie

Từ khóa » Buh Xét Học Bạ 2021