DHCP Là Gì? Những điều Cần Biết Về Giao Thức DHCP - Wifi FPT

Nếu là người sử dụng mạng thường xuyên hoặc quan tâm đến lĩnh vực mạng thì chắc hẳn bạn đã nghe hoặc có biết đến giao thức DHCP. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về giao thức DHCP là gì cũng như những ưu nhược điểm của nó. Cùng tham khảo nhé!

DHCP là gì? Những điều cần biết về giao thức DHCP

Mục lục ẩn 1 Giao thức DHCP là gì? 2 Nguyên lý hoạt động của giao thức DHCP 3 Các thành phần của giao thức DHCP 4 Những lợi ích của giao thức DHCP 5 Nhược điểm của DHCP 6 Lời kết

Giao thức DHCP là gì?

Giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), tạm dịch là giao thức cấu hình máy chủ, đây là một giao thức quản lý mạng được sử dụng để chỉ định IP cho bất kỳ thiết bị hoặc nút nào trên mạng để chúng có thể giao tiếp với nhau bằng IP. DHCP tự động hóa và quản lý tập trung các cấu hình này thay vì yêu cầu quản trị viên mạng gán địa chỉ IP theo cách thủ công cho tất cả các thiết bị mạng. DHCP có thể được thực hiện trên các mạng cục bộ nhỏ cũng như các mạng doanh nghiệp lớn.

Nguyên lý hoạt động của giao thức DHCP

DHCP là gì? Những điều cần biết về giao thức DHCP

DHCP là một cơ chế tự động hóa việc gán địa chỉ IP cho các máy chủ cố định và máy chủ di động được kết nối có dây hoặc không dây.

Khi một thiết bị muốn truy cập vào mạng đang sử dụng DHCP, thiết bị đó sẽ yêu cầu địa chỉ IP từ máy chủ DHCP. Sau đó máy chủ DHCP sẽ phân phối địa chỉ IP đến thiết bị, giám sát việc sử dụng địa chỉ IP. Địa chỉ IP sau đó được sẽ được thu hồi và trả về nhóm địa chỉ do máy chủ DHCP quản lý để gán lại cho một thiết bị khác khi nó yêu cầu quyền truy cập vào mạng.

DHCP cũng chỉ định nhiều tham số mạng liên quan bao gồm subnet mask, địa chỉ gateway mặc định và domain name server (DNS). 

Các thành phần của giao thức DHCP

DHCP là gì? Những điều cần biết về giao thức DHCP

Giao thức DHCP được tạo thành từ nhiều thành phần như máy chủ DHCP, máy khách (client) và switch. 

  1. DHCP Server: thường là server hoặc router, máy chủ DHCP sẽ giữ địa chỉ IP, cũng như thông tin liên quan đến cấu hình. 
  2. DHCP Client: là một thiết bị như máy tính hoặc điện thoại. Nó có thể kết nối với mạng và giao tiếp với máy chủ DHCP. 
  3. DHCP relay: thiết bị trung tâm quản lý các yêu cầu giữa các DHCP client và DHCP server. Nó thường được sử dụng khi một tổ chức phải xử lý các mạng lớn hoặc phức tạp. 
  4. Các thành phần khác: bao gồm nhóm địa chỉ IP, mạng con (subnet), DHCP lease và DHCP communication.

Những lợi ích của giao thức DHCP

DHCP được sử dụng để phân phối địa chỉ IP trong mạng và để định cấu hình mặt nạ mạng con (subnet mask), gateway và thông tin máy chủ DNS trên thiết bị. DHCP có thể mang đến những lợi ích đáng kể như:

  • Giúp cấu hình địa chỉ IP đáng tin cậy khi DHCP có thể loại bỏ các lỗi để giảm thiểu xung đột, trùng địa chỉ IP, lỗi cấu hình hoặc lỗi chính tả đơn giản.
  • Cung cấp cấu hình TCP/IP tập trung và tự động. Bằng cách triển khai DHCP relay agent, máy chủ DHCP không cần thiết phải có trên mọi mạng con.
  • DHCP có thể xử lý hiệu quả các thay đổi địa chỉ IP cho người dùng trên các thiết bị di động di chuyển đến các vị trí khác nhau trên mạng có dây hoặc không dây.
  • Tối ưu hóa địa chỉ IP. Giao thức DHCP không chỉ chỉ định các địa chỉ IP mà nó còn tự động lấy lại và đưa chúng trở lại nhóm địa chỉ IP khi chúng không còn được sử dụng nữa.
  • Giúp các doanh nghiệp dễ dàng thay đổi lược đồ địa chỉ IP từ dải địa chỉ này sang dải địa chỉ khác. DHCP cho phép quản trị viên mạng thực hiện những thay đổi đó mà không làm gián đoạn cho người dùng cuối.

Nhược điểm của DHCP

Các thiết bị cố định và cần truy cập liên tục như máy in, file server không phù hợp sử dụng IP động của giao thức DHCP vì khi kết nối với máy tính khác thì máy in đó phải thường xuyên cập nhật cài đặt để máy tính có thể kết nối được với máy in. Hơn thế nữa DHCP cũng chỉ được khuyến khích sử dụng tại các hộ gia đình hoặc mô hình mạng nhỏ.

Lời kết

Có thể thấy, giao thức DHCP có thể mang đến rất nhiều lợi ích mà các doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng. Hy vọng qua bài viết, mọi người có thể hiểu tổng quan giao thức DHCP là gì cũng như hiểu được tầm quan trọng của nó đối với một hệ thống mạng. 

FPT – Thiết Bị Mạng

Từ khóa » Dhcp Là Gì